Bí quyết bài trí bàn thờ gia tiên hợp phong thuỷ
Thờ cúng tổ tiên là một phong tục đẹp và thiêng liêng của người Việt, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với thế hệ cha ông. Bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng, cần được sắp đặt đúng theo quan niệm phong thủy để tạo cân bằng, đối xứng và tránh những điều không tốt về tâm linh. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá cách bài trí đồ thờ trên bàn gia tiên đúng phong thủy qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tầm quan trọng của bàn thờ gia tiên
Từ ngàn đời nay, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong tâm hồn người Việt. Bàn thờ gia tiên không chỉ là nơi linh thiêng để tưởng nhớ, tri ân những bậc sinh thành mà còn là biểu tượng cho sự gắn kết, sum vầy của gia đình. Do vậy, việc bày trí và trang trí bàn thờ sao cho đẹp đẽ, trang nghiêm là một trách nhiệm thiêng liêng mà mỗi người con, người cháu cần gìn giữ và thực hiện.
Bàn thờ đẹp không chỉ thể hiện sự hiếu thảo, trân trọng cội nguồn của con cháu mà còn mang đến nhiều ý nghĩa tâm linh to lớn. Khi nơi thờ cúng được sắp xếp gọn gàng, trang trí thanh tao, ấm cúng sẽ tạo nên một không gian thanh tịnh, an yên, giúp con người cảm thấy bình an trong tâm hồn, đồng thời thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với những bậc sinh thành, đã khuất.
Theo quan niệm dân gian, bài trí bàn thờ hợp phong thủy còn mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Chính vì vậy,việc đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để sắp xếp bàn thờ gia tiên đẹp, chu đáo là một việc làm vô cùng thiết thực và ý nghĩa.
Hãy để bàn thờ gia tiên trở thành nơi lưu giữ những giá trị đạo đức truyền thống, nơi vun đắp tình yêu thương và lòng hiếu thảo trong mỗi gia đình Việt. Hãy dành thời gian để trang hoàng bàn thờ thêm đẹp đẽ, trang nghiêm, để thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với những người đã khuất, đồng thời cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình.
2. Các nguyên tắc cơ bản trong bài trí đồ thờ
Sắp xếp bàn thờ theo đúng quan niệm phong thủy không chỉ tạo nên sự cân bằng, đối xứng cho không gian sống mà còn mang đến những ý nghĩa tâm linh sâu sắc, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gia chủ.
Vị trí tọa lạc - Nơi hội tụ linh khí:
Theo quan niệm phong thủy truyền thống, vị trí đặt bàn thờ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bàn thờ gia tiên nên được đặt ở gian chính giữa nhà, hướng nhìn ra cửa chính. Vị trí này thể hiện sự tôn kính, trang trọng, đồng thời giúp thu hút vượng khí, tài lộc cho gia chủ. Bàn thờ thần phật có thể đặt ở hướng chính hoặc hai bên trái, phải của ngôi nhà. Nên ưu tiên đặt bàn thờ ở tầng một để thuận tiện cho việc thờ cúng, lau chùi, giữ cho không gian tâm linh luôn thanh tịnh.
Sắp xếp bài vị - Thể hiện trật tự, quy củ:
Nếu ban thờ gia tiên có đặt bài vị và thần phật thì gia chủ cần lưu ý sắp xếp thờ thần phật ở bên trái, tổ tiên ở bên phải. Bài vị tổ tiên không được đặt cao hơn tượng thần phật. Theo quan niệm của người xưa, thần phật được ví như những vị khách quý nên tiến hành thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến thần phật nếu không sẽ không cân bằng quy luật của phong thủy, tâm linh. Thứ tự sắp xếp bài vị tổ tiên cũng cần tuân theo quy tắc "Nam tả - Nữ hữu", tức là bài vị nam giới đặt bên trái, bài vị nữ giới đặt bên phải.
Số lượng thần phật - Tối giản, thanh tịnh:
Số lượng thần phật trên bàn thờ tối đa nên là 3 và phải là số lẻ. Tránh bày trí quá nhiều tượng phật, bài vị khiến cho bàn thờ trở nên rối mắt, ảnh hưởng đến sự thanh tịnh, linh thiêng của không gian thờ cúng. Nên lựa chọn những tượng phật có kích thước phù hợp với diện tích bàn thờ, đồng thời đảm bảo sự đồng nhất về phong cách, chất liệu để tạo nên sự hài hòa cho tổng thể.
3. Các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ gia tiên
Thực chất, một bàn thờ để cúng bái không cần phải quá cầu kỳ mà nó phụ thuộc vào điều kiện, quan niệm và phong tục riêng của mỗi gia đình. Cho du ít hay nhiều thì bàn thờ tối thiểu cũng cần phải có: Bát hương, ba chén nước và các đồ cúng ăn được. Còn đối với một bàn thờ gia tiên đầy đủ chuẩn nhất thì sẽ có những vật như sau: Bàn thờ, Khám thờ - Ngai thờ, Ảnh thờ, Bát hương, Đèn thái cực - Đền lưỡng nghi, Lọ hoa - Mâm quả, Bộ đỉnh hương, Ba chén nước, Hoành phi, Câu đối.
Những vật dụng trên dùng để trang trí bài thờ gia tiên đầy đủ nhất. Bạn có thể loại bỏ Hoành phi và Câu đối nếu không có phòng thờ riêng.
Các yếu tố ngũ hành khi sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ gia tiên bao gồm:
Kim: Tương ứng với giá nến, hạc sứ chân đồng
Mộc: Tương ứng với bàn thờ, ngai hoặc giá nến, bài vị.
Thủy: Tương ứng với bình, chai nước, chén nước thờ.
Hỏa: Tương ứng với đèn dầu, nến thờ và nén nhang khi thắp lên.
Thổ: Tương ứng với bát hương gốm sứ.
3.1. Bàn thờ
Bàn thờ trong gia đình có thể được đặt ở một phòng riêng (nếu có) không bị các không gian sinh hoạt khác tác động. Phía sau bàn thờ cần phải là tường vững chãi, không được dựa vào tường kính hoặc cửa sổ. Hướng nhìn của bàn thờ đối diện cửa ra vào nếu thỏa mãn về phương vị và hướng thì rất tốt về phong thủy.
Không gian thờ cần thể hiện sợ tôn nghiêm và nên sơn các màu thâm trầm chủ đạo như: Nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng,..v.v..
Ngoài ra, bạn cần chú ý không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ quỷ. Tránh đặt bàn thờ dựa lưng vào phòng/nhà vệ sinh.
3.2. Khám thờ - Ngai thờ
Khám thờ hoặc ngai thờ thường được đặt ở vị trí cao nhất, ở chính giữa bàn thờ, sát vào tường. Vị trí này thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với tổ tiên, đồng thời thể hiện sự trang nghiêm của không gian thờ cúng. Đây cũng là bước đầu tiên trong cách trang trí bàn thờ gia tiên đẹp, uy nghiêm.
Đối với những gia đình có truyền thống gia phả lâu đời, khám thờ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Được làm bằng gỗ quý, chạm khắc hoa văn tinh xảo, Khám thờ như một ngôi nhà thu nhỏ, nơi lưu giữ gia phả, bản sắc văn hóa và truyền thống của dòng họ. Bên trong khám thờ thường đặt bài vị, ảnh thờ của tổ tiên.
Ngai thờ là phiên bản thu nhỏ của khám thờ được làm bằng gỗ, có kích thước nhỏ gọn, chạm khắc hoa văn đơn giản nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống. Bên trong ngai thờ thường đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên, thể hiện sự tưởng nhớ và biết ơn đối với những bậc sinh thành.
3.3. Ảnh thờ
Hình ảnh của những người đã khuất được đặt theo nguyên tắc nam - tả (trái), nữ - hữu (phải) tính từ phía trong bàn thờ nhìn ra.
Bên cạnh đó, di ảnh thờ có thể thay thế bằng tượng đồng chân dung của ông bà, tổ tiên.Tượng đồng cần chú ý đặt theo kích thước phù hợp không nhỏ quá mà cũng không to quá thường có chiều cao khoảng 42cm.
3.4. Bát hương
Trên bàn thờ gia tiên, quan trọng nhất là bát hương. Nó được ví như ngôi nhà để tâm linh các cụ có thể về. Vị trí đặt bát hương phải có điểm tựa, thông thường là ở vị trí chính giữa bàn thờ (hơi lùi về phía sau để phía trước đặt các đồ cúng khác).
Số lượng bát hương thường là số lẻ, điển hình và phổ biến nhất vẫn là 3 bát hương. Đối với một số gia đình có bàn thờ nhỏ tối giản không gian thờ có thể sử dụng 1 bát hương.
Trên ban thờ thần linh có 3 bát hương, nhìn từ phía trước ở vị trí cúng lễ bát hương bà cô Tổ nằm ở bên trái, thần linh ở chính giữa và gia tiên ở bên phải. Nhiều người cho rằng trên ban thờ bát hương thần linh ở giữa sẽ to và đặt cao hơn 2 bát hương còn lại.
3.5. Đèn thái cực - Đèn lưỡng nghi
Đèn Thái Cực thường được đặt ở giữa của bàn thờ, phía dưới chân khám thờ. Ánh sáng của đèn Thái Cực thường là màu đỏ hoặc vàng nhạt, không sáng chói. Đèn Thái Cực thường được thắp sáng bất kể ngày đêm, với ý nghĩa soi sáng đường lối cho tổ tiên và con cháu.
Theo quan niệm dân gian, Thái cực sinh Lưỡng nghi cho nên đèn lưỡng nghi (cặp chân nến) cần phải có nếu bạn dùng đèn thái cực.
Đèn Lưỡng Nghi là đèn chiếu sáng chính của phòng thờ. Đèn Lưỡng Nghi thường được đặt hai bên bát hương, ở góc ngoài cùng của bàn thờ. Trong đó, đèn bên trái biểu tượng cho mặt trời, bên phải biểu tượng cho mặt trăng. Loài đèn này được sử dụng để thắp sáng và phục vụ cho việc thắp hương của gia chủ.
3.6. Lọ hoa - Mâm quả
Lọ hoa thường được đặt bên trái di ảnh thờ. Nếu có hai lọ hoa thì nên đặt hai lọ đối xứng với nhau. Ngoài ra, nếu bàn thờ có lư hương thì lư hương thường được đặt ở hai bên bát hương, phía góc ngoài cùng của bàn thờ. Nếu bàn thờ không có lư hương thì bình hoa và mâm quả thường được đặt ở phía trước di ảnh, sau đèn lưỡng nghi.
3.7. Bộ đỉnh hương
Cách bố trí bàn thờ gia tiên với đỉnh hương đó là đặt chính giữa của bàn thờ, phía trên bát hương. Hai bên đỉnh hương là hai con hạc và hai cây nến đồng. ộ đỉnh hương dùng để đốt trầm trong các dịp lễ giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng hơn. Tuy nhiên, bộ đỉnh hương không quá quan trọng và chỉ sử dụng cho những phòng thờ lớn cho nên không có cũng không sao cả.
3.8. Ba chén nước
Ba chén nước thường được làm bằng gốm sứ, mang vẻ đẹp thanh tao, giản dị nhưng không kém phần trang trọng. Nước được rót vào chén đầy ắp, tượng trưng cho sự sung túc, viên mãn. Ba chén nước được xếp thành hàng ngang, đặt phía trước bát hương, tạo nên sự cân bằng và hài hòa cho không gian thờ cúng.
Nước trong ba chén có thể là rượu hoặc nước lọc, tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền. Rượu nồng nàn,tượng trưng cho sức mạnh, sự may mắn và niềm vui. Nước thanh tao, tượng trưng cho sự thanh tịnh, bình an và lòng hiếu thảo.
3.9. Hoành phi
Có 2 loại là Cuốn thư (Đức Lưu Quang) mang nghĩa "Đức sang lưu giữ muôn đời" hoặc Đại tự (Tích Thiện Dư Khánh) mang nghĩa "Tích thiện có nhiều phúc", phía hai bên sẽ có tên người lập và năm lập. Hoành phi thường được đặt trên cùng của bàn thờ sát bức tường.
4. Những lưu ý khi bài trí đồ thờ
Bàn thờ là nơi cần được giữ gìn sự thanh tịnh, trang nghiêm. Việc đặt bàn thờ ở lối đi lại, nơi thường xuyên có người qua lại sẽ khiến cho không gian thờ cúng trở nên ồn ào, náo nhiệt, ảnh hưởng đến sự thanh tịnh và tâm linh của tổ tiên. Hơn nữa, đặt bàn thờ ở lối đi lại cũng tiềm ẩn nguy cơ va chạm, đổ vỡ, gây bất kính với tổ tiên.
Bên cạnh đó, tránh đặt bàn thờ gần nhà tắm, nhà vệ sinh. Nhà tắm, nhà vệ sinh là những nơi có nguồn năng lượng âm, uế tạp, không phù hợp để đặt bàn thờ gia tiên. Việc đặt bàn thờ gần những khu vực này sẽ ảnh hưởng đến sự thanh tịnh, linh thiêng của không gian thờ cúng, đồng thời mang đến những điều không may mắn cho gia chủ.
Bàn thờ phải thường xuyên lau chùi sạch sẽ, thông thoáng. Đặc biệt, việc lau chùi cần nhẹ nhàng, tỉ mỉ để không làm ảnh hưởng đến các vật dụng thờ cúng và bài trí trên bàn thờ. Nên lau chùi bàn thờ vào những ngày rằm, mùng một hoặc vào các dịp lễ Tết để thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên.
Hy vọng qua những chia sẻ trên của Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh, bạn đã hiểu được những lưu ý quan trọng khi bố trí bàn thờ gia tiên. Việc bố trí bàn thờ đúng cách sẽ thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, giúp cho bàn thờ gia tiên luôn được trang nghiêm và thanh tịnh.
Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé.