Bộ sưu tập bình vôi - Di sản văn hoá cần trân trọng
Bình vôi không đơn thuần là một vật chứa vôi phục vụ tập tục ăn trầu mà còn là biểu tượng của truyền thống và văn hoá Việt Nam. Bài viết này Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn khám phá về ý nghĩa và giá trị của bình vôi trong di sản văn hoá, cũng như những điều cần biết khi sử dụng vật phẩm bình vôi chuẩn phong thuỷ.
1. Đặc điểm của bình vôi
Bình vôi thường có hình cầu, trên thân bình có một lỗ miệng nhỏ, nơi để lấy vôi từ bình ra bằng chiếc chìa vôi. Lỗ nhỏ này, theo thời gian sử dụng, do vôi bám lại hoặc do thao tác lấy vôi của người dùng, có thể bị vôi bít kín, khiến bình không còn sử dụng được nữa.
Bình vôi được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như gốm sứ, đồng thau, có thể có hoặc không có quai xách. Kích thước bình cũng rất đa dạng, từ loại nhỏ dùng cho cá nhân đến loại lớn dùng trong các nghi lễ. Hình dáng bình vôi cũng phong phú, có thể là hình ấm tích, hình lọ, tùy theo sự sáng tạo của nghệ nhân.
Bình vôi gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng với những họa tiết độc đáo như hoa cau, lá trầu, đồng xu, cành trúc,... Tạo nên vẻ đẹp cổ điển và sống động, góp phần tô điểm cho không gian nhà hàng, khách sạn cao cấp hay mang đến sự ấm cúng cho tổ ấm gia đình.
Bên cạnh đó, nhờ được làm từ loại đất sét cao cấp, và được nung trong nhiệt độ cao lên đến 1300 độ C, do đó, tạo cho bình một liên kết chặt chẽ, thành bình có độ cứng cao. Vì vậy, nếu là một người cực kỳ trân trọng và yêu quý những bình vôi gốm sứ Bát Tràng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm, chúng sẽ trở thành người bạn đồng hành với bạn suốt quãng đường dài.
Đặc biệt gốm Bát Tràng trải qua bao thăng trầm từ thế kỷ 14 tới hiện nay, mỗi sản phẩm luôn toát ra nét riêng mà không hề lạc lõng trong cuộc sống hiện đại. Đó là cái tài, nét thần thái được nghệ nhân làng gốm Bát Tràng truyền tải vào mà không một sản phẩm gốm nào có thể so sánh được.
Trong đời sống các gia đình Việt Nam, bình vôi thường được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Sau một thời gian dài sử dụng, khi vôi trong bình cứng lại hoặc bình bị nứt vỡ, gia chủ sẽ thay thế bằng một chiếc bình mới.
2. Ý nghĩa phong thuỷ của bình vôi
Tại Việt Nam, bình vôi được xem như một vị thần, được tôn kính gọi là "Ông", "Ông Vôi" hoặc "Ông Bình Vôi". Vẻ đẹp cổ điển, tinh tế cùng giá trị phong thủy cao đã biến bình vôi Bát Tràng thành vật phẩm trang trí được nhiều gia đình, quán trà, cửa hàng ưa chuộng.
Bình vôi Bát Tràng tượng trưng cho sự trường thọ, may mắn và bình an. Theo các nhà phong thủy, bình vôi được làm từ gốm sứ (thuộc hành Thổ), nhào nặn bằng nước (hành Thủy) và nung trong lửa (hành Hỏa), hội tụ 3 trong 5 yếu tố ngũ hành. Do vậy, bài trí bình vôi trong nhà có thể giúp đem lại may mắn, trường thọ, sức khỏe cho các bậc cao niên.
Hơn nữa, các họa tiết trang trí trên bình vôi Bát Tràng cũng mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Hình ảnh trầu cau gắn liền với sự tích dân gian, tượng trưng cho tình cảm vợ chồng son sắt, anh em hòa thuận. Cành trúc biểu thị cho tài lộc, giúp gia chủ tránh hao tài tốn của, mang lại nhiều vận may, thuận lợi trong công việc kinh doanh,...
Bình vôi Bát Tràng không chỉ là vật dụng trang trí đơn thuần mà còn là lời cầu mong về một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc và an khang thịnh vượng.
3. Cách đặt bình vôi để thu hút tài lộc
Theo các chuyên gia phong thủy, việc lựa chọn vị trí đặt bình vôi hợp lý sẽ mang lại nhiều may mắn, bình an cho gia chủ và các thành viên trong gia đình. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Vị trí cát lợi:
- Góc Thổ: Nên đặt bình vôi trong tủ thuộc góc Thổ của phòng ngủ, tức là hướng Tây Nam. Đây là vị trí lý tưởng để bình vôi phát huy tối đa công dụng phong thủy.
- Góc Đông Bắc: Nếu hướng nhà không được đẹp, bạn có thể chọn vị trí đặt bình vôi ở góc Đông Bắc. Vị trí này cũng mang lại may mắn và bình an cho gia chủ.
- Góc Ngũ Quỷ: Đặt bình vôi đúng vị trí tại góc Ngũ Quỷ được cho là có khả năng xua đuổi tà ma, quỷ dữ, thanh tẩy uế khí cho gia đình.
- Nóc két sắt: Để gia tăng tài lộc, quản lý chi tiêu hiệu quả, tránh thất thoát tài sản, bạn nên đặt bình vôi trên nóc két sắt trong nhà.
Vị trí cần tránh:
- Đối diện cửa chính: Tuyệt đối không đặt bình vôi đối diện với cửa chính vì điều này tượng trưng cho sự thất thoát tiền bạc, của cải trong nhà.
- Bàn thờ gia tiên, hương án, bàn thờ Thành hoàng, Tổ đình: Mặc dù được tôn kính và trân trọng, bình vôi không nên được đặt trên các vị trí linh thiêng này.
- Bàn Phật: Việc đặt bình vôi trên bàn Phật là điều không phù hợp với tín ngưỡng tâm linh.
4. Cách lựa chọn bình vôi chuẩn phong thuỷ
Khi chọn mua bình vôi, yếu tố đầu tiên cần quan tâm chính là chất liệu. Nên ưu tiên lựa chọn bình vôi được chế tác từ gốm sứ - chất liệu truyền thống đã được ông cha ta sử dụng từ xa xưa. Gốm sứ không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao mà còn hội tụ 3 trong 5 yếu tố ngũ hành phong thủy, mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Bên cạnh chất liệu, niên đại của bình vôi cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Theo các nhà sưu tầm, những chiếc bình vôi cổ kính, mang dấu ấn thời gian thường sở hữu giá trị cao hơn. Càng cổ lại càng có giá cao, việc mua đi bán lại những loại này cũng rất có lợi.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc lựa chọn bình vôi cổ cần có kiến thức chuyên môn và sự am hiểu nhất định để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Nên tìm đến những cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng và giá trị của bình vôi.
Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích của bài viết trên, Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn biết được đặc điểm cũng như ý nghĩa phong thuỷ của Ông bình vôi. Phúc Lộc Viên Minh chúng tôi tự hào cung cấp các sản phẩm bình vôi với đa dạng kiểu mẫu, hình dáng hoạ tiết, hoa văn khác nhau và được chế tác bởi các nghệ nhân lâu năm tại làng nghề Bát Tràng.
Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé.