Khám phá huyền thoại Chén Kiến Diêu - Tinh hoa trong nghệ thuật trà đạo
Chén Kiến Diêu, hay còn gọi là Gốm Thiên Mục, là dòng gốm sứ cổ có nguồn gốc từ thời nhà Đường. Trải qua hơn 900 năm lịch sử, chén Kiến Diêu đã trở thành một phần không thể thiếu trên bàn trà. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá bí mật vẻ đẹp của chén Kiến Diêu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguồn gốc chén Kiến Diêu
Kiến diêu (Jianzhan), là dòng gốm sứ cổ xuất hiện từ thời nhà Đường, được chế tác tại các lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh, Kiến An, nay thuộc trấn Thủy Cát, Kiến Dương, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ban đầu, Kiến Diêu chỉ được sử dụng để làm bát trà, do đó cái tên "Kiến Trản" ra đời. "Trản" là tên gọi chung cho chén nhỏ, còn “Kiến” là nằm trong từ “Kiến”, tiếng đầu tiên trong địa danh.
Giải thích về việc tại sao ở Nhật Bản cũng có dòng men tượng tự, một số tài liệu về trà đạo Nhật Bản có ghi, men Thiên Mục (tiếng Nhật là Tenmoku) được ghi nhận vào năm 1333. Giai đoạn này trùng với thời kỳ Nam Tống (1127-1279) ở Trung Quốc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều nhà sư Nhật Bản ghé sang nhiều ngồi đền, chùa ở Trung Quốc để học hỏi thêm về Phật Pháp, nổi tiếng là vị tăng sĩ người Nhật Bản tên Onkei Soyu (1286 – 1344). Ở đó, họ không chỉ học về Phật Pháp mà còn học về cách thưởng trà của những nhà sư nơi đây. Khi về nước thì các nhà sư Nhật Bản mang theo những chén trà Kiến Trản – và để tri ân thì họ đặt tên những chén trà này là Thiên Mục theo tên ngôi chùa mà họ đã ở và tu hành. Có lẽ, họ cũng không ngờ rằng đồ gốm tráng men Thiên Mục mà họ mang về làm kỷ niệm lại trở thành một trào lưu mới của giới thượng lưu Nhật Bản vào giai đoạn này.
Tuy nhiên, đến cuối triều đại nhà Nguyên, khi văn hóa uống trà Trung Hoa chuyển sang sử dụng ấm thay vì chén, Kiến Diêu dần đi vào giai đoạn suy thoái. Để rồi đến những năm 1990, khi những nhà văn hóa Trung Quốc mong muốn khôi phục lại văn hóa truyền thống vốn đã thất truyền, họ tìm đến Nhật Bản. Sau hơn 30 năm nỗ lực, văn hóa uống trà bằng Kiến Trản đã quay trở lại với những người yêu trà, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa trà đạo từ Nhật Bản đến Trung Hoa.
2. Đặc điểm vẻ đẹp của Kiến Diêu
Điểm nổi bật của Kiến Diêu là chất men đen được nung ở nhiệt độ rất cao (khoảng 1300 độ C). Trong quá trình tôi luyện củi, thân men và lửa hòa quyện, ngọn lửa và vết cháy sẽ dẫn đến màu đỏ đen, xanh dương, xanh lá cây, vàng và bạc. Một tác phẩm thậm chí sẽ hiển thị bảy màu. Với sự kết hợp của nhiệt độ cao và nhiệt độ cao, bề mặt cũng có thể xuất hiện các hiệu ứng đặc biệt lốm đốm và chấm, chẳng hạn như lông thỏ, giọt dầu và thậm chí là hiệu ứng Trản quả màu hồng – thứ được người Nhật coi là quốc bảo.
Dòng men Thiên Mục có nhiều “phiên bản” độc đáo với những cái tên kiêu kỳ như Diêu Biến (biến đổi bởi lửa), Thố Hào (lông thỏ), hay Du Tích (giọt dầu loang). Khi được các nhà sư Nhật Bản mang về nước, những chén trà Thiên Mục đã khiến giới quan lại và thương gia Nhật Bản "phát cuồng" bởi vẻ đẹp tinh tế và sang trọng.
Ba hiệu ứng đặc biệt nhất của Kiến Diêu:
-
Hiệu ứng lông thỏ (Thố Hào): Trên nền đen như sừng của men, nổi lên những đường gân sọc nhỏ li ti như lông thỏ mềm mại, tạo nên vẻ đẹp vô cùng tinh tế. Trong lịch sử trà đạo hơn 1000 năm trước, Thố Hào đã được xếp hạng địa vị cao nhất trên bàn trà, bởi ngoài việc giúp nước trà đượm, dầy hơn, còn là thẩm mỹ vô cùng hàm xúc, tinh tế.
-
Du Tích - Giọt dầu: Du Tích được xem là đỉnh cao của Kiến Diêu Thiên Mục, tuy nhiên sau thời kỳ Tống, việc nung đạt hiệu ứng này gần như không thể thực hiện được. Đương đại các nghệ nhân Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… đã sử dụng lò điện để nghiên cứu và tái hiện Du Tích, nhưng cảm giác tinh tế và sâu sắc của lò nung củi truyền thống vẫn không thể thay thế.
-
Diêu biến: Trong quá trình nung được tiếp xúc với nhiều không khí hơn nên độ oxy hóa cao hơn, hoặc tiếp xúc với lửa nhiều hơn, nên hình thành nhiều màu đậm đà khác nhau, nổi bất nhất là màu quả hồng. Chén Kiến Diêu Diêu Biến được làm từ chất men và thai y hệt như chén Thố Hào, nhưng mang vẻ đẹp mịn màng và thú vị riêng. Hiện nay, tại các bảo tàng Nhật Bản chỉ lưu giữ được tổng cộng 4 hiện vật Diêu Biến, và 3 trong số đó được xem như bảo vật quốc gia.
Sự độc đáo và quý hiếm của Thiên Mục đã khiến nó trở thành niềm khao khát của giới sưu tầm. Nhiều nghệ nhân thời nay đã nỗ lực để tái hiện dòng men gốm này và trên thị trường lưu hành rất nhiều gốm phỏng chế cả kiểu men lông thỏ, diêu biến và du tích. Tuy nhiên, những chén trà Thiên Mục "chuẩn mực" với những hiệu ứng độc đáo như Thố Hào, Du Tích, Diêu Biến vẫn luôn là niềm mơ ước của những người yêu trà đạo.
3. Nghệ nhân Trần Thành Công - Người nặng duyên với dòng men Thiên Mục
Người đam mê gốm hoặc nghiên cứu trà đạo có lẽ sẽ ít nhiều biết về cội nguồn của dòng men Thiên Mục. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những người am hiểu tường tận về dòng men này không nhiều. Những vệt sáng kỳ bí trên bề mặt các sản phẩm men Thiên Mục khiến không ít người thích thú và mê hoặc họ từ cái nhìn đầu tiên.
“Tôi muốn phổ biến dòng men này đến tất cả những người yêu gốm. Thời gian tới, tôi sẽ mở một cửa hàng trưng bày các sản phẩm về dòng men Thiên Mục. Đến Bát Tràng, ai cũng sẽ được chiêm ngưỡng, sờ tận tay và thưởng thức trà bằng những sản phẩm của dòng men vô cùng đặc sắc này”, anh Trần Thành Công tâm sự.
Một dòng men được xem là “huyền thoại” có tuổi đời hàng ngàn năm từ Trung Quốc đã được một người con Bát Tràng dày công nghiên cứu và thử nghiệm thành công.
Đến bây giờ, nhìn những sản phẩm hoàn thiện của nghệ nhân trẻ Trần Thành Công, không ít người gọi anh với cái tên “kẻ nặng duyên” với dòng men Thiên Mục. Bởi nhiều năm theo đuổi dòng men này, anh đã tốn rất nhiều công sức, tiền của và quên mất rằng mình từng có nhiều sản phẩm được đánh giá rất cao ở những dòng men đặc sắc khác của người Bát Tràng.
Cầm sản phẩm dòng men Thiên Mục “made in Bát Tràng” trên tay, người ta nói đó là trí óc, mồ hôi, nước mắt và cả sự kiên định trong suy nghĩ của nghệ nhân trẻ.
4. Một số mẫu sản phẩm gốm sứ dòng men Thiên Mục đẹp mắt
Từ những thông tin trên mà Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh cung cấp, chắc hẳn các bạn cũng đã nắm được đặc điểm vẻ đẹp của chén Kiến Diêu hay gốm Thiên Mục và hiểu đươc lý do vì sao các sản phẩm gốm sứ dòng men Thiên Mục lại luôn được giới thượng lưu hay những người thưởng trà ưa chuộng nhiều đến như vậy.
Nếu quý khách quan tâm và cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé.