Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh - Gốm Sứ Bát Tràng Cao Cấp

Mâm bồng - Vật phẩm thờ cúng mang đậm dấu ấn tâm linh Việt

Thứ Ba, 18/06/2024
Hoàng Thị Khánh Linh
Mâm bồng - Vật phẩm thờ cúng mang đậm dấu ấn tâm linh Việt

Cùng với bát hương, nậm rượu hay chóe thờ, mâm bồng cũng là một trong những vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trong bộ đồ thờ gia tiên của người Việt. Vậy ý nghĩa tâm linh của mâm bồng trong văn hóa thờ cúng được thể hiện như thế nào? Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá qua bài viết sau đây.

1. Mâm bồng là gì?

Mâm bồng, hay còn gọi là mâm ngũ quả, là một trong những dòng sản phẩm thờ cúng quan trọng bậc nhất trong bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng. Mang vẻ đẹp truyền thống, tinh tế, mâm bồng được sử dụng với mục đích đựng hoa quả tươi, trầu cau và tiền mã để thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên.

Mâm Bồng Bát Tràng Men Lam - Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh

Nét độc đáo của mâm bồng Bát Tràng:

  • Thiết kế tinh xảo: Mâm bồng có hình dáng giống như một chiếc đĩa lớn, tuy nhiên, bên dưới mâm là phần chân đế vững chắc, giúp nâng đỡ 5 loại trái cây tạo thành mâm ngũ quả bày Tết thêm trang trọng.
  • Kích thước đa dạng: Mâm bồng Bát Tràng hiện có nhiều kích thước khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng và diện tích thờ cúng như: 25 cm, 30 cm, 35 cm, 40 cm, 50 cm,...
  • Họa tiết phong phú: Mâm bồng bằng đồng được trang trí với nhiều họa tiết, hoa văn độc đáo như lưỡng long chầu nguyện, long phụng, hoa sen, chim hoa,… Mỗi họa tiết mang ý nghĩa riêng, thể hiện lòng thành kính và niềm tin tâm linh của gia chủ.

Tùy thuộc vào vă hóa thờ cúng của mỗi gia đình sẽ sử dụng 1, 2 hoặc 3 chiếc. Đối với những gia đình lựa chọn 3 chiếc thì chiếc ở giữa thường có kích thước lớn hơn dùng để đựng trầu cau và tiền mã. Mâm bên trái dùng để đừng hoa tươi (nằm ở hướng Đông), mâm bên phải dùng để đựng trái cây (nằm ở hướng Tây).

Vật phẩm này không chỉ tô điểm hơn cho không gian thờ tự mà còn thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn mà gia chủ dành cho những người đã khuất. Chứa đựng nhiều ý nghĩa về văn hóa tâm linh.

2. Ý nghĩa phong thuỷ của mâm bồng trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Mâm bồng không chỉ là vật phẩm thờ cúng đơn thuần mà còn ẩn chứa những giá trị tâm linh sâu sắc, thể hiện đời sống duy tâm trong văn hóa Việt Nam. Sau khi về cõi âm, tổ tiên vẫn luôn dõi theo, che chở cho con cháu. Mâm bồng chính là hiện thân cho lòng biết ơn, trân quý của con cháu đối với những người đã khuất,nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm gìn giữ, lưu truyền truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Mâm Bồng Men Rạn Hoa Sen - Gốm Sứ Bát Tràng Cao Cấp - Phúc Lộc Viên Minh

Vượt lên vai trò đựng lễ vật, mâm bồng còn là sợi dây kết nối giữa thế giới dương gian và cõi âm. Khi dâng lên mâm bồng chứa đầy hoa quả, trầu cau, tiền mã, con cháu như đang thể hiện lòng thành kính, tri ân đối với các vị thần linh,gia tiên. Đó là lời cầu nguyện cho sự bình an, may mắn, tài lộc đến với gia đình.

Bên cạnh đó, mỗi hoa văn, họa tiết trang trí trên mâm bồng đều mang một ý nghĩa phong thủy riêng. Hoa sen vàng kim, sen phú quý là những hình ảnh quen thuộc, tượng trưng cho sự thanh tịnh, cao quý, thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ. Bên cạnh đó, hoa sen còn là biểu tượng của nhà Phật, mang đến sự bình an, an nhiên cho tâm hồn.

3. Cách bài trí mâm bồng

Kích thước và số lượng mâm bồng phụ thuộc vào không gian thờ cúng và mục đích sử dụng.

Đối với ban thờ Thần Tài và thờ Phật:

  • Nên sử dụng một mâm bồng để bày biện ngũ quả.

Mâm Bồng Men Rạn Đắp Nổi - Gốm Sứ Bát Tràng - Phúc Lộc Viên Minh

Đối với ban thờ gia tiên:

  • Số lượng mâm bồng có thể dao động từ 1 đến 3, đầy đủ nhất là 3 chiếc:
    • Mâm bồng lớn nhất đặt ở giữa, dùng để đựng trầu cau và tiền mã.
    • Mâm bên trái dùng để đựng hoa tươi.
    • Mâm bên phải dùng để đựng trái cây.

Thông thường, những ngày rằm hay mùng 1 đầu tháng, người Việt không có thói quen bày mâm ngũ quả. Mà mâm bồng ngũ quả thường được bày trong dịp Tết Nguyên Đán để mời ông bà tổ tiên về chung vui với con cháu dịp Tết đến xuân về.

Ngũ quả trên mâm bồng bao gồm 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Màu sắc và loại trái cây trên mâm bồng có thể khác nhau tùy theo sản vật từng vùng miền.

4. Một số mẫu mâm bồng gốm sứ Bát Tràng tại Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh

Mâm Bồng Rồng Phượng Men Lam - Gốm Sứ Bát Tràng 

Mâm Bồng Men Rạn Đắp Nổi Hoạ Tiết Hoa Sen - Gốm Sứ Bát Tràng Cao Cấp - Phúc Lộc Viên Minh

Mâm Bồng Men Lam Vàng Kim - Gốm Sứ Bát Tràng

Mâm Bồng Gốm Bát Tràng Vẽ Vàng 24k - Phúc Lộc Viên Minh

Mâm Bồng Hình Sen Vẽ Vàng Men Trắng - Gốm Sứ Bát Tràng - Phúc Lộc Viên Minh

Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích của bài viết trên, Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn biết được ý nghĩa phong thuỷ cũng như cách bài trí mâm bôngg trên ban thờ sao cho chuẩn phong thuỷ. Phúc Lộc Viên Minh chúng tôi tự hào cung cấp các sản phẩm mâm bồng với đa dạng kiểu hoa văn, hoạ tiết, màu sắc khác nhau và được chế tác bởi các nghệ nhân lâu năm tại làng nghề Bát Tràng.

Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé.

Từ khóa: Gốm Sứ Bát Tràng Gốm Sứ Cao Cấp Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh Tâm Linh - Phong Thuỷ
Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ