Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh - Gốm Sứ Bát Tràng Cao Cấp

Một số kỹ thuật trang trí trên đồ gốm sứ độc đáo

Thứ Hai, 20/05/2024
Hoàng Thị Khánh Linh
Một số kỹ thuật trang trí trên đồ gốm sứ độc đáo

Mỗi triều đại, mỗi giai đoạn lịch sử lại ẩn chứa những dấu ấn riêng biệt trên từng tác phẩm gốm sứ. Kỹ thuật trang trí trên gốm sứ không chỉ đơn thuần là điểm tô, mà còn là lời kể về văn hóa, xã hội và đời sống tinh thần của người dân trong từng thời kỳ. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu kĩ hơn về từng loại kỹ thuật trang trí gốm sứ trong bài viết dưới đây nhé.

1. Kỹ thuật trang trí gốm sứ là gì? 

Kỹ thuật trang trí gốm sứ là nghệ thuật sử dụng hoa văn, họa tiết trang trí để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Và những người thợ trang trí gốm sứ chính là những nghệ nhân.

Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi dòng sản phẩm đều sở hữu những kỹ thuật trang trí đặc trưng riêng biệt tạo nên dấu ấn riêng cho từng chủng loại, từng mẫu mã.

2. Một số kỹ thuật trang trí gốm sứ cơ bản

Để có những sản phẩm gốm sứ chất lượng và có tính mỹ quan cao, sau công đoạn chế tác ban đầu, người nghệ nhân làng gốm cần phải tiến hành trang trí cho sản phẩm. 

Các họa tiết được trang trí trên gốm sứ Bát Tràng thể hiện những chủ đề rất thân thuộc với người dân. Đó chính là hình ảnh của thiên nhiên, con người và các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, nên khi vẽ lên mặt gốm họ không hề sao chép vụng về mà dựa vào trí nhớ, bắt lấy cái thần của sự vật bằng nét điển hình, chọn lọc.

Có đa dạng các phương pháp khác nhau để vẽ trên gốm sứ từ truyền thống đến hiện đại. Phong cách truyền thống thường sử dụng các kỹ thuật vẽ tay hoặc vẽ bằng cọ để tạo ra những hình ảnh tinh tế và chi tiết trên bề mặt sứ. Trái ngược với đó, phong cách hiện đại thường kết hợp sự sáng tạo với công nghệ, từ việc sử dụng máy in đến kỹ thuật sơn phủ để tạo ra những mẫu thiết kế độc đáo và đầy ấn tượng.

Dưới đây là một số kỹ thuật trang trí cơ bản trên những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng:

2.1. Chạm và khắc cẩn

Kỹ Thuật Chạm Và Khắc Cẩn Gốm Sứ Bát Tràng - Phúc Lộc Viên Minh

Kỹ thuật chạm và khắc cẩn là những bước khởi nguồn quan trọng trong lịch sử gốm sứ. Từ thời đại thạch khí, người Trung Quốc đã sáng tạo ra loại gốm đen, với men có ứng dụng kỹ thuật này. Những đường chạm sâu và ăn khuyết vào lớp trong của bình, tạo nên các đường lằn khắc độc nhất. Để tạo ra những tuyệt tiết này, người thợ đã sử dụng đục bằng tre vót bén vì thưở ấy chưa có dao thép để đục sắt.

Kỹ thuật chạm và khắc cẩn không chỉ đơn thuần là trang trí mà còn là biểu hiện cho tâm hồn và truyền thống văn hóa của người làm gốm. Mỗi đường nét chạm khắc đều mang theo câu chuyện, lịch sử và thậm chí là triết lý của một thời đại.

Vì vậy, kỹ thuật chạm và khắc cẩn được xem là nền tảng cho nghệ thuật gốm sứ và trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. 

2.2. Ám hoạ

Ám hoạ, một tuyệt kỹ trang trí gốm sứ xuất xứ từ kinh kỳ Trung Hoa, là minh chứng cho sự tinh tế và điêu luyện của những nghệ nhân tài ba.

Kỹ Thuật Ám Hoạ Trên Gốm Sứ - Gốm Sứ Bát Tràng - Phúc Lộc Viên Minh

Bí mật nằm ở những hoa văn ẩn giấu dưới lớp men. Chỉ khi rót nước trà đậm hoặc rượu vào, hoa văn mới hiện ra một cách tinh tế và độc đáo. Bởi phong cách này chủ yếu thể hiện sự chênh lệch sâu và nông của các chi tiết, tùy thuộc vào ý đồ của người tạo nghệ thuật. 

Quá trình thực hiện phương pháp ám hoa vô cùng phức tạp và đòi hỏi sự tinh thông và tay nghề cao. Sau khi chế tác, phơi và làm khô, nghệ nhân sẽ sử dụng các công cụ nhọn để khắc hoạ hoa văn và họa tiết lên gốm, sau đó phủ lớp men bên ngoài lấp đi mọi vết nứt và kẽ chạm trên bề mặt, do đó, nếu không quan sát kỹ, người ta sẽ không nhận ra sự tồn tại của bất kỳ hoa văn nào trên sản phẩm.

Ám họa trở nên đặc biệt thông dụng vào thời Minh và tiếp tục được ưa chuộng ở thời Thanh.

2.3. Đồ Pháp Lam

Pháp lam Huế, một biểu tượng văn hóa không thể tách rời với di sản thế giới của Cố đô Huế.

Kỹ Thuật Đồ Pháp Lam Trên Gốm Sứ - Bát Tràng - Phúc Lộc Viên Minh

Kỹ thuật tráng men độc đáo này được thực hiện trên nền kim loại, thường là đồng, tạo nên những sản phẩm vừa đẹp mắt vừa bền bỉ. Người nghệ nhân sẽ vẽ những họa tiết tinh xảo lên bề mặt sành, sau đó viền xung quanh bằng kim loại quý như vàng, đồng hoặc bạc. Tiếp theo, họ sẽ tráng men đều đặn và dày lên bề mặt trước khi nung trong lò. Sau khi nung, sản phẩm được lấy ra và làm nguội trước khi đánh bóng để tạo độ phẳng và sáng bóng.

Quá trình sản xuất phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ cao nên pháp lam từ lâu đã chỉ dành riêng cho hoàng gia và quý tộc.

Sản phẩm pháp lam không chỉ thể hiện sự tinh tế và tài hoa của nghệ nhân mà còn cho thấy độ bền bỉ trước thời gian. Nhờ vậy, những tác phẩm pháp lam vẫn giữ được vẻ đẹp lộng lẫy, góp phần làm nên sự phong phú và độc đáocho di sản văn hóa thế giới của Cố đô Huế.

2.4. In nổi và in hình

In Nổi Và In Hình Trên Gốm Sứ - Gốm Sứ Bát Tràng

Từ thời nhà Thương, Châu, kỹ thuật in hình nổi đã manh nha xuất hiện trên những đồ gốm nung bằng đất sét mộc mạc. Tuy nhiên, các mẫu hoa văn còn đơn sơ, chỉ là những dấu sọc rổ thúng, vết chiếu, vết dây hay vết vải thô.

Cho đến khi thời nhà Châu nổi lên, các nghệ nhân mới biết dùng các công cụ khắc được chế tác từ xương thú hoặc đá thạch bản để tạo ra những họa tiết phức tạp xen kẽ với kỹ thuật in.

Phương pháp in được thực hiện bằng cách sử dụng con dấu khắc sẵn để ấn lên bề mặt đất sét khi còn ẩm, hoặc dùng vật tròn lăn qua để tạo ra những hình ảnh đồng nhất. Ngày nay, kỹ thuật này được gọi là in bằng rập hoặc khuôn

2.5. Chạm nổi

Kỹ Thuật Chạm Nổi Trên Các Sản Phẩm Gốm Sứ Bát Tràng

Chạm nổi là kỹ thuật sử dụng vật có hình dạng nắn sẵn để đắp lên bề mặt gốm, sau đó hàn kín hoặc dùng mũi ve chạm khắc trực tiếp trước khi nung.

Đến thời nhà Minh, kỹ thuật này được ứng dụng để tạo quai, vòi, núm nắp bình. Các chi tiết này được đắp tỉ mỉ và hàn kín rồi mới nhúng vào nước men pha sệt. Ngày nay, chạm nổi vẫn là một kỹ thuật quan trọng trong nghệ thuật gốm sứ, góp phần tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và giá trị.

2.6. Vẽ bằng màu trên sành

Kỹ Thuật Vẽ Bằng Màu Trên Sành Cho Các Sản Phẩm Gốm Sứ Bát Tràng

Đây là phương pháp này phổ biến từ khoảng thế kỷ XIV cho đến ngày nay. Phương pháp này được thực hiện khi thai phơi vừa khô, người thợ làm gốm sẽ dùng màu vẽ các chi tiết lên sản phẩm, sau đó phủ một lớp men rồi cho vào lò nung để được thành phẩm hoàn thiện.

3. Ý nghĩa của việc trang trí trên các sản phẩm gốm sứ

Dù trong bối cảnh hiện đại, nghệ thuật làm gốm sứ truyền thống của Việt Nam vẫn được giữ gìn và phát triển bởi bàn tay tài hoa và đam mê của các nghệ nhân. Trên những bình gốm sặc sỡ sắc màu hay những lọ hoa với hoa văn tinh xảo, ta có thể nhìn thấy tinh hoa văn hóa dân tộc và sức sáng tạo vô biên của con người Việt Nam.

Chính nhờ tài năng và tâm huyết của những người nghệ nhân chân chính, gốm sứ Việt Nam đã bay cao bay xa đến với bạn bè quốc tế, mang theo cả linh hồn và tình yêu đất nước. Giữa vô vàn chủng loại gốm sứ trên thế giới, đồ gốm sứ Việt vẫn giữ vững vị thế của mình, là nguồn cảm hứng bất tận và niềm tự hào vô bờ bến.

Hơn cả những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gốm sứ Việt Nam còn là đại sứ văn hóa của đất nước, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp và giá trị nghệ thuật của Việt Nam ra thế giới.

Từ những chia sẻ trên của Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh, chắc hẳn bạn đọc cũng đã nắm được cơ bản một số kỹ thuật trang trí gốm sứ từ xa xưa cho đến nay. 

Ngoài ra, nếu quý khách quan tâm và cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé.

Từ khóa: Gốm Sứ Bát Tràng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh Kiến Thức
Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ