Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh - Gốm Sứ Bát Tràng Cao Cấp

Nét đẹp văn hoá ẩn sâu trong hoạ tiết Vinh Quy Bái Tổ trên gốm sứ Bát Tràng

Thứ Tư, 05/06/2024
Hoàng Thị Khánh Linh
Nét đẹp văn hoá ẩn sâu trong hoạ tiết Vinh Quy Bái Tổ trên gốm sứ Bát Tràng

Họa tiết "Vinh Quy Bái Tổ" trên gốm sứ Bát Tràng là một trong những biểu tượng văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam, thể hiện sự trân trọng đối với truyền thống và gia đình. Việc tái hiện "Vinh Quy Bái Tổ" trên các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cũng là một cách để thể hiện tinh thần đoàn kết góp phần làm nên vẻ đẹp độc đáo và quý phái của nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Vậy nguồn gốc hoạ tiết này từ đâu, ý nghĩa cụ thể của nó là gì, hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguồn gốc hoạ tiết Vinh Quy Bái Tổ

Tục lệ "Vinh quy bái tổ" là nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc ta, mang đậm dấu ấn tinh thần hiếu thảo và lòng tự hào về cội nguồn. Khi những sĩ tử vinh dự đỗ đạt cao trong các kỳ thi Hương, Hội, Đình, họ không chỉ mang niềm vinh quang về cho bản thân mà còn là niềm tự hào cho gia đình, dòng họ và quê hương. Lễ "Vinh quy bái tổ" là dịp để họ trở về quê hương ra mắt người thân họ hàng, bái lạy tổ tiên.

Theo Thư tịch triều đại Việt Nam thì tục lệ này có từ thời nhà Lý năm 1335. Những người đỗ đạt ở Kinh Kỳ sẽ được ban cấp áo mũ, võng ngựa để về quê bái tổ trong không khí tưng bừng náo nhiệt. Tiếng trống, tiếng chiêng vang dội cùng cờ xí rực rỡ tạo nên một khung cảnh vô cùng long trọng và ý nghĩa. Vinh quang thành đạt được ghi danh vào sử sách, lưu truyền muôn đời sau, là niềm tự hào to lớn cho bản thân, gia đình và quê hương.

Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ được ghi nhận là vị quan đầu tiên được vua ban vinh dự "Vinh quy bái tổ". Đỗ trạng nguyên năm 27 tuổi, khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức 12 (1481) đời vua Lê Thánh Tông, ông đã trở thành biểu tượng cho tinh thần hiếu học và ý chí nghị lực phi thường. Từ đó, "Vinh quy bái tổ" trở thành nghi thức truyền thống và được duy trì suốt chiều dài lịch sử phong kiến Việt Nam, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "trên kính dưới nhường", là nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ và phát huy trong xã hội hiện đại.

2. Nội dung nghi lễ Vinh Quy Bái Tổ

Cảnh Vinh quy bái tổ thể hiện hình ảnh vị tân khoa được rước từ Kinh thành về quê bởi một đoàn hộ tống rất trang trọng “trống rong cờ mở”. Có đầy đủ cờ, lọng, chiên trống, lính dõng vác giáo, khiêng đồ…

Nội Dung Nghi Lễ Vinh Quy Bái Tổ - Nét Đẹp Văn Hoá Việt Nam

Nghi lễ được sắp xếp tuần tự cờ quạt đi đầu tiên, đến cờ biển do vua ban tặng. Rồi mới đến trạng nguyên cưỡi ngựa có lọng che trên đầu. Vây quanh trạng nguyên thường là 4 lính hầu cầm quạt. Khung cảnh miền quê hiện lên một cách dân dã, bình dị. Với cây đa, lũy tre, giếng nước, đình làng. Cùng tiếng hò reo chúc mừng của những người dân và những người có chức sắc khác nhau đứng đón ở cổng làng.

Người vinh quy có 4 nơi phải đến thực hiện nghi lễ bái tổ. Một là đình làng. Hai là nhà thờ tổ của dòng họ. Ba là trường học (thầy dạy). Bốn là nơi thờ tự của gia đình.

3. Ý nghĩa hoạ tiết Vinh Quy Bái Tổ

“Vinh Quy Bái Tổ” - cụm từ mang đậm giá trị văn hóa truyền thống, là tiếng vang vọng về cội nguồn, về hành trình báo hiếu và lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với tổ tiên.

“Vinh” - vinh danh, vinh dự, vinh hoa phú quý - là thành quả gặt hái được sau bao nỗ lực, mồ hôi và nước mắt. “Quy” - quay về, trở về - là hành trình hướng về cội nguồn, về nơi chôn rau cắt rốn, nơi có những người đã sinh thành, dưỡng dục ta nên người. “Bái” - bái lạy, khấn vái - là hành động thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên, những bậc tiền nhân đã có công dày đức cao. Cuối cùng, tổ chính là tổ tiên, quê hương cội nguồn của mỗi người.

Ý Nghĩa Hoạ Tiết Vinh Quy Bái Tổ Trên Gốm Sứ Bát Tràng

Có thể nói khung cảnh đoàn rước của Tân khoa bảng về quê bái tổ đã thể hiện đậm nét dấu ấn truyền thống Uống nước nhớ nguồn của người Việt. Ý nghĩa, giá trị của “vinh quy bái tổ” trong đồ gốm sứ hay bất kì chất liệu nào luôn hiện hữu nguyên vẹn tinh thần của nó. Những người thành đạt hoặc gia chủ mong muốn công danh tiền đồ xán lạn thường treo tranh vinh quy bái tổ trong nhà. Với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn nguồn cội, bức tranh thể hiện sự hiếu kính của bậc hậu bối với tiền nhân. Đồng thời là niềm tự hào của gia chủ bởi những cố gắng của bản thân. Bên cạnh đó, vinh quy bái tổ còn mang ý nghĩa giáo dục hiếu học. Nhắc nhở các thế hệ con cháu phải chăm chỉ học hành để đem lại vẻ vang cho gia đình.

4. Một số vật phẩm gốm sứ có hình ảnh vinh quy bái tổ

Bộ Ấm Chén Vinh Quy Bái Tổ Men Dong Họa Tiết Vẽ Tay - Gốm Sứ Bát Tràng - Phúc Lộc Viên Minh

Bảo Bình Vinh Quy Bái Tổ - Gốm Sứ Bát Tràng - Phúc Lộc Viên Minh

Đèn Sứ Thấu Quang Vinh Quy Bái Tổ Dáng Trứng - Gốm Sứ Bát Tràng

Đĩa Cảnh Vẽ " Vinh Quy Bái Tổ " Men Rạn Bọc Đồng - Gốm Sứ Bát Tràng Cao Cấp Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh

Từ những thông tin mà Gốm sứ Phúc Lộc Viên Minh vừa cung cấp trên chắc hẳn bạn đọc đã nắm được ý nghĩa của hoạ tiết Vinh Quy Bái Tổ là gì và tại sao lại phổ biến trên các sản phẩm gốm sứ như vậy. Phúc Lộc Viên Minh chúng tôi cung cấp các sản phẩm gốm sứ hoạ tiết Vinh Quy Bái Tổ như: bộ ấm chén, bộ bát đĩa, lọ hoa,... với đa dạng kiểu dáng, màu sắc và được chế tác bới các nghệ nhân lâu năm.

Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé.

Từ khóa: Gốm Sứ Bát Tràng Gốm Sứ Cao Cấp Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh Kiến Thức
Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ