Tìm hiểu về Tượng Tỳ Hưu giúp trấn trạch, chiêu tài lộc
Tượng phật Tỳ Hưu là hình ảnh thân thuộc và không còn xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam. Theo như các chuyên gia về phong thủy khẳng định rằng, linh vật Tỳ Hưu được xếp vào một trong những loại linh thú hung hăng, nhưng ngược lại với hình ảnh này là ý nghĩa dùng thể hiện cho điều tốt lành. Vậy cụ thể ý nghĩa của loại Tượng này là gì? Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu về Tỳ Hưu
Tỳ Hưu, hay còn được gọi là Tu Lỳ, là linh vật hư cấu xuất xứ từ Trung Hoa, mang trong mình sức mạnh phong thủy phi thường. Sở hữu ngoại hình độc đáo với đầu Lân, thân gấu, vảy rồng, sừng trên đầu, cánh trên lưng và đặc biệt là không có hậu môn, Tỳ Hưu dễ dàng được nhận diện và trở thành một trong những linh thú được yêu thích nhất.
Theo dân gian, Tỳ Hưu có hai loại khác nhau:
Tỳ Hưu hai sừng (Thiên Lộc):
- Mang khí chất uy phong, miệng rộng, bụng to, mông lớn và sở hữu hai sừng trên đầu.
- Thức ăn chủ yếu là vàng bạc, châu báu, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý.
- Được xem là thần bảo vệ tài sản, mang đến may mắn, tiền tài cho gia chủ.
Tỳ Hưu một sừng (Tịch Tà):
- Miệng luôn há rộng, toát lên vẻ hung dữ và nguy hiểm, chỉ có một sừng trên đầu.
- Thức ăn chính là máu và tinh khí của ma quỷ, yêu quái, thể hiện khả năng trừ tà, xua đuổi vận rủi.
- Biểu tượng cho sự bình an, giúp gia chủ tránh khỏi những điều xui xẻo, âm khí.
2. Truyền thuyết về Tỳ Hưu
2.1. Truyền thuyết 1 - Con của Rồng
Một trong những truyền thuyết cổ nhất về Tỳ Hưu đó là một trong chín đứa con của Rồng. Gồm: Si vẫn, Phụ hí, Bệ ngạn, Bí hí, Toan nghê, Bồ lao, Trào phong, Nhai xế và Tỳ Hưu là con út (con thứ 9). Tỳ Hưu may mắn sở hữu những đặc điểm đẹp nhất của các “anh em” nên có được bề ngoài hoàn hảo. Nhưng đúng là ông trời không cho ai tất cả, Tỳ Hưu sinh ra bị dị tật bẩm sinh, không có hậu môn, chưa được vài ngày đã chết non. Ngọc Hoàng thương tình nên cho Tỳ Hưu hóa thành linh vật nhà trời chuyên phò tá về tài lộc.
Nguyên do là nó chỉ có ăn mà không có cho ra. Bao nhiêu của nả vào mồm nó là không có đường ra.
Những ai thờ Tỳ Hưu đều phải hết sức trân trọng, vì con này tính tình ưa sạch sẽ, lại hay khóc mè nheo. Nên tính khí trẻ con lắm, không cho ăn là nó quấy khóc. Ai lấy đồ của nó là nó gào lên, ai rước nó về thờ phải nâng niu, tắm rửa sạch sẽ cho nó, ngày 3 lần.
2.2. Truyền thuyết 2 – Giấc mơ của Minh Thái Tổ
Vào thời nhà Minh (Trung Hoa) đời vua Minh Thái Tổ, do mới lập nghiệp nên ngân khố luôn trong tình trạng suy kiệt. Vua quá lo lắng nên ngày đêm ăn ngủ không yên tinh thần luôn bất an. Bỗng đêm nọ, nhà vua mơ thấy một con mãnh thú oai phong gần giống như con lân, trên đầu có sừng, đang đứng phía trước cung điện và ra sức nuốt những thỏi vàng bạc châu báu. Sáng dậy vua bèn mời thầy phong thủy về hỏi ý kiến mới biết rằng khu vực xuất hiện mãnh thú ấy là mảnh đất thiêng. Vua thầm nghĩ là ý trời sai thần thú hiển linh để phò tá mình trị vì đất nước nên lập tức ra lệnh xây dựng một cổng thành uy nghiêm trên đường dẫn vào Tử Cấm Thành, cũng chính là nơi thần thú xuất hiện. Vua nói con vật này tuy phàm ăn nhưng lại chỉ chọn vàng bạc châu báu để ăn. Hơn nữa, nó không có hậu môn dù có ăn bao nhiêu cũng không thể cho ra ngoài. Sau đó, nhà vua cũng sai thợ kim hoàn tạc tượng Tỳ Hưu theo miêu tả của mình bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên gác cao của Tài môn. Theo người Trung Hoa xưa, chữ “Vương” trong hán tự thêm một dấu chấm thì sẽ thành chữ “Ngọc”, Tỳ Hưu làm bằng ngọc sẽ đem lại tài vượng lộc lá.
Từ ngày có linh thú, triều Minh ngày càng giàu có, mở mang bờ cõi và trở thành một trong những triều đại hưng thịnh nhất lịch sử Trung Hoa. Sau này, khi nhà Thanh cai trị họ cũng vẫn tin vào sự linh thiêng của linh vật này và đặt tên nó là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc rất nhiều tượng Tỳ Hưu đặt tại cung Vua và cung Hoàng hậu. Nhưng cung của hoàng tử hay công chúa, hoàng thân, đặc biệt là quan lại thì tuyệt đối không được phép đặt, vì không ai được phép giàu hơn vua. Tuy bị cấm nhưng bọn quan lại và nhà giàu vẫn lén lút mời thợ điêu khắc về tận nhà làm tượng Tỳ Hưu vì tin vào sự linh thiêng của nó.
Ngoài ra còn có một số truyền thuyết khác nói về Tỳ Hưu như Tỳ Hưu khiến một triều đại diệt vong lại lập lên một triều đại mới hay Bảo vật của tham quan Hòa Thân.
3. Ý nghĩa phong thuỷ Tượng Tỳ Hưu
Tượng Tỳ Hưu gốm sứ từ lâu đã trở thành vật phẩm phong thủy được nhiều gia đình yêu thích bởi những ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang lại. Không chỉ giúp trấn trạch, cải thiện phong thủy nhà ở, Tỳ Hưu gốm sứ còn sở hữu nhiều công dụng khác, mang đến cho gia chủ cuộc sống sung túc, bình an và may mắn.
Xét về màu sắc:
- Tỳ Hưu màu đen: tượng trưng cho tài lộc, thu hút vượng khí, giúp gia chủ gia tăng tài sản, công việc kinh doanh thuận lợi.
- Tỳ Hưu màu trắng: biểu tượng cho sức khỏe, bình an, bảo vệ gia chủ khỏi bệnh tật, ốm đau.
- Tỳ Hưu màu xanh: tượng trưng cho sự nghiệp, giúp gia chủ thăng tiến trong công việc, gặt hái nhiều thành công.
Cùng với đó thì Tỳ Hưu gốm sứ còn mang lại nguồn tiền tài, bảo vệ khỏi bị trộm cắp. Điều đặc biệt ở đây là Tỳ Hưu gốm sứ chỉ chiêu tài liêm chính mà thôi, hợp với người làm công việc kinh doanh. Còn nếu sử dụng với mục đích xấu thì sẽ không linh nghiệm nữa.
Tỳ Hưu còn có tác dụng hóa giải “Ngũ hoàng đại sát”. Ngũ hoàng đại sát là một sát tinh trong phong thủy, chúng gây ra ảnh hưởng rất khủng khiếp cho con người, không chỉ cho một mình gia chủ, là là toàn bộ các thành viên trong gia đình.
Với nguyên liệu chế tác Tỳ Hưu phong thủy từ gốm sứ, bản chất là đất sét trắng, sau đó phủ bên ngoài một lớp men đặc biệt, khắc họa theo hình ảnh được miêu tả trong phong thủy, bước quan trọng là được nung nóng trong nhiệt độ cao lên tới khoảng 1300 độ C, từ đó mà toàn bộ năng lượng không tốt sẽ được loại bỏ toàn bộ.
Sản phẩm Tỳ Hưu gốm sứ đảm bảo an toàn với sức khỏe của người sử dụng, bên cạnh đó chúng ta sử dụng được dài lâu, tránh được những va chạm vừa phải, bề mặt sáng bóng, có thể được kết hợp với một số hoa văn sống động, tạo nên một sản phẩm Tỳ Hưu gốm sứ có cái hồn và thần thái.
4. Vị trí đặt Tượng Tỳ Hưu gốm sứ chuẩn phong thuỷ
Ta nên đặt Tỳ Hưu đã được khai quang ở các hướng tốt trong nhà như : Sanh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Nhất là hướng “sanh khí”, thì Tỳ Hưu có thể làm cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến tốt, vận mệnh tốt được nâng cao, đuổi tà khí đi và có tác dụng trấn nhà, vì vậy Tỳ Hưu đã trở thành thần bảo vệ cho gia đình, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của chúng ta.
Lưu ý là để phần đầu tượng Tỳ Hưu gốm sứ quay ra ngoài cửa lớn mới tốt, chiêu được tài khí của bốn phương tám hướng hội tụ vào nhà của gia chủ và nên xem ngày giờ tốt để đặt.
5. Một số Tượng Tỳ Hưu gốm sứ điển hình
Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích của bài viết trên, Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn biết được đặc điểm cũng như ý nghĩa phong thuỷ của Tượng Tỳ Hưu. Phúc Lộc Viên Minh chúng tôi tự hào cung cấp các sản phẩm Tượng Tỳ Hưu với đa dạng ý nghĩa khác nhau và được chế tác bởi các nghệ nhân lâu năm tại làng nghề Bát Tràng.
Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé.