Tứ linh Long Lân Quy Phụng - Huyền thoại phong thuỷ trên gốm sứ
Tứ Linh Long Lân Quy Phụng là bốn linh vật nổi tiếng trong văn hóa tâm linh phương Đông, biểu tượng cho quyền lực và sức mạnh của trời đất. Ta thường thấy cảnh vẽ này trên những bức hoạ, trên các tác phẩm phù điêu, trên gốm sứ... Vậy ý nghĩa của hình tượng này là gì? Mời bạn cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Nguồn gốc xa xưa của Tứ Linh
Tứ linh hay Long, Lân, Quy, Phụng - là bốn linh vật có sức mạnh phi thường, đại diện cho trời đất, bắt nguồn từ tín ngưỡng về bốn linh thần cai trị bốn phương: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước.
Theo quan niệm của người xưa, Tứ linh được tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời, tượng trưng cho bốn nguyên tố tạo thành vũ trụ: Lửa, Nước, Đất và Gió. Việc chọn nơi dựng kinh đô xưa cũng dựa trên nguyên tắc hài hòa giữa các nguyên tố này. Tương truyền, mỗi vị thần Tứ linh cai quản 7 trong 28 chòm sao trong thiên văn Trung Hoa, thể hiện sức mạnh và tầm ảnh hưởng to lớn của chúng.
2. Ý nghĩa phong thuỷ của hoạ tiết tứ linh trên gốm sứ
2.1. Đứng đầu tứ linh - Long
Long - Rồng - linh vật của trời, sở hữu sức mạnh phi thường, có quyền năng tối cao, đây là sinh vật tổng hợp sức mạnh của những con vật khác như rắn, hổ, chim ưng, sư tử, hươu,... Theo quan niệm dân gian, sự xuất hiện của Rồng mang đến điềm lành, may mắn, thuận lợi và bình an cho con người.
Nhân dân ta từ xa xưa đã luôn tin tưởng rằng Rồng là sứ giả, cầu nối giữa con người với trời đất, giúp con người gửi gắm những ước mơ, nguyện vọng về cuộc sống tốt đẹp như cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Rồng còn được xem là biểu tượng của quẻ Chấn, tượng trưng cho công danh, quyền lực và sự thịnh vượng. Ngay từ thời xa xưa, hình ảnh Rồng đã được thêu dệt trên long bào của vua, tượng trưng cho quyền lực và uy quyền.
Trong văn hóa Việt Nam, Rồng còn gắn liền với truyền thuyết "con rồng cháu tiên", thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc cao quý và tinh thần đoàn kết của dân tộc. Rồng được xem là biểu tượng cho nòi giống Lạc Hồng, là vị thần bảo hộ cho đất nước, mang đến sự bình yên và thịnh vượng cho con người.
2.2. Linh vật nhân từ - Lân
Lân - linh vật đứng thứ hai trong tứ linh Long Lân Quy Phụng, là biểu tượng cho sự hiền lành, may mắn và trường thọ. Hình ảnh Lân được xây dựng dựa trên trí tưởng tượng phong phú của con người, mang dung mạo kỳ dị, kết hợp giữa rồng và thú.
Theo quan niệm dân gian, sự xuất hiện của Lân là điềm báo cho những điều tốt lành, mang đến thời kỳ thái bình thịnh vượng cho con người. Lân được xem như thần thú mang đến may mắn, tài lộc, sức khỏe và hạnh phúc cho gia chủ. Hình ảnh Lân thường được sử dụng trong các dịp lễ Tết, khai trương để cầu mong sự an khang, thịnh vượng.
Ngoài ra, Lân còn được coi là vị thần trấn giữ nhà cửa, xua đuổi tà khí, bảo vệ gia chủ khỏi những điều không may mắn. Do đó, trước cửa đình, chùa thường xuất hiện hai tượng Kỳ Lân oai phong, uy nghi để trấn giữ, bảo vệ cho sự bình an của chốn linh thiêng.
2.3. Linh vật trường tồn - Quy
Quy chính là rùa. Rùa là một loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và có khả năng chịu đói lâu mà vẫn sống tốt do đó được ví với tinh thần thanh cao, thoát tục. Rùa từ lâu đã gắn liền với văn hóa người Việt thông qua câu chuyện thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương xây và bảo vệ thành Cổ Loa.
Quy là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố âm dương: Bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Sự hòa quyện này tạo nên sự cân bằng, ổn định và trường tồn cho vạn vật.
Trong dân gian, Rùa thường được kết hợp với những linh vật khác như rắn (Quy xà hợp thể) hay Rùa đầu Rồng (Long quy), thể hiện sự linh thiêng và quyền uy. Hình ảnh Rùa - Rắn tượng trưng cho sự trường thọ, sức khỏe và sự may mắn.
2.4. Linh vật bất tử - Phụng
Phượng Hoàng, hay còn gọi là Phụng, được mệnh danh là loài chim đẹp nhất trong tất cả các loài chim, tượng trưng cho vẻ đẹp cao sang, quyền quý và thanh tao. Mang trong mình sắc đẹp rực rỡ, kiêu sa, Phượng Hoàng là biểu tượng cho người phụ nữ đức hạnh, hoàn hảo, hội tụ đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.
Hình ảnh Phượng Hoàng thường được ví như sự tái sinh, sự trường thọ và bất tử. Theo truyền thuyết, Phượng Hoàng có khả năng sống hàng nghìn năm, sau đó tự thiêu và hồi sinh từ tro tàn. Do đó, Phượng Hoàng còn tượng trưng cho sự khởi đầu mới mẻ, cho sức sống mãnh liệt và niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng.
Trong văn hóa phương Đông, Phượng Hoàng thường được kết đôi với Rồng, tạo nên biểu tượng "Long Phượng sum vầy", tượng trưng cho sự viên mãn, hạnh phúc trong tình yêu và hôn nhân. Rồng đại diện cho sức mạnh, sự uy quyền của người đàn ông, Phượng Hoàng đại diện cho vẻ đẹp, sự đức hạnh của người phụ nữ. Hai linh vật này quấn quýt bên nhau thể hiện sự hòa hợp âm dương, sự gắn kết bền chặt và hạnh phúc viên mãn trong cuộc sống vợ chồng.
Mỗi loài trong tứ linh Long Lân Quy Phụng đều sở hữu nguồn sức mạnh riêng và đại diện cho từng yếu tố riêng biệt. Chúng thường được kết hợp với nhau để hợp thành một thể hoàn chỉnh, một sức mạnh thống nhất.
3. Những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng hoạ tiết Long Lân Quy Phụng tại Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh
Lọ lộc bình đắp nổi men rạn dát vàng Long Lân Quy Phụng
Chóe Bát Tràng men lam họa tiết Tứ Linh
Đĩa Cảnh Trang Trí Tứ Linh
Tượng phong thuỷ Tứ Linh Long Lân Quy Phụng
Bộ ấm trà Tứ Linh Tử Sa
Dù ở thời đại nào thì Long Lân Quy Phụng thì trong văn hóa Việt vẫn là biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc, cao hơn thế đây là tác phẩm nghệ nghệ thuật như đồ thủ công mỹ nghệ gốm sứ. Sở hữu một trong số những sản phẩm có biểu tượng Long Lân Quy Phụng bằng gốm sứ Bát Tràng sẽ mang lại cho gia chủ sự bình an, vượng khí tràn trề.
Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé.