Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh - Gốm Sứ Bát Tràng Cao Cấp

Ý nghĩa của bộ đỉnh hạc trong văn hoá thờ cúng tâm linh

Thứ Sáu, 21/06/2024
Hoàng Thị Khánh Linh
Ý nghĩa của bộ đỉnh hạc trong văn hoá thờ cúng tâm linh

Trong văn hóa thờ cúng của người Việt từ xưa đến nay thì mỗi vật phẩm thờ cúng không chỉ làm tăng sự linh thiêng, trang trọng cho không gian thờ cúng mà còn mang ý nghĩa tâm linh phong thủy vô cùng sâu sắc. Một trong số đó là bộ đỉnh hạc có thể đem đến may mắn cho gia chủ. Vậy đặc điểm và ý nghĩa của bộ đỉnh hạc là gì. Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh nhé!

1. Bộ đỉnh hạc là gì?

Bộ Tam Sự, bao gồm đỉnh thờ và đôi hạc thờ, là vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên Việt Nam. Đây chính là cầu nối thiêng liêng giữa thế hệ con cháu và những bậc tiền bối đã khuất, thể hiện lòng hiếu kính và sự trân trọng của con cháu đối với tổ tiên.

Đỉnh Hạc Đắp Nổi Men Rạn Gốm Sứ Cao Cấp Bát Tràng - Phúc Lộc Viên Minh

  • Đỉnh thờ: Mang hình dáng bầu tròn, tai mây, trên nắp có nghê và ba chân chạm khắc hổ phù tinh tế, đỉnh thờ tượng trưng cho bầu trời, nơi cư ngụ của các vị thần linh. Mỗi mẫu đỉnh thờ lại mang một vẻ đẹp riêng, từ mẫu vuông uy nghi đến mẫu bát giác thanh tao, đáp ứng đa dạng sở thích và không gian thờ cúng của gia chủ.
  • Hạc thờ: Là hình ảnh biểu trưng cho sự trường thọ, thanh cao và may mắn, hạc thờ thường được thể hiện với hai mẫu phổ biến: đôi hạc ngậm hoa sen thanh tao hoặc đôi hạc cưỡi trên mu rùa trường thọ. Tùy theo diện tích và bố cục bàn thờ, gia chủ có thể lựa chọn kích thước và kiểu dáng hạc thờ phù hợp.

Sự kết hợp hài hòa giữa đỉnh thờ và đôi hạc thờ trên bàn thờ gia tiên không chỉ tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm, thanh lịch mà còn thể hiện mong ước về cuộc sống bình an, sung túc và trường thọ cho gia chủ.

2. Nguồn gốc câu chuyện về Rùa và Hạc

Thuyết xưa kể rằng, có một con rắn vô ơn định hại chết chủ. Người chủ thấy vậy yêu cầu rắn phải hỏi các loài vật khác. Rắn đồng ý nghe theo, cùng chủ đi hỏi hạc, rùa và quạ.

Tại đó, hạc lên tiếng phản đối hành vi vô ơn của con rắn. Ngược lại, rùa lại ủng hộ việc rắn cắn người. Quạ, với bản tính thông minh và chính trực, vô cùng tức giận trước thái độ của con rắn và đã mổ chết nó ngay lập tức.

Sau khi sự việc xảy ra, linh hồn của con rắn oan uổng tìm đến Phật để mong được giải oan. Phật Tổ sau khi nghe xong đã phán quyết. Hạc vì đã nói lời lẽ chính nghĩa, thể hiện lòng biết ơn đối với người chủ nên được ban cho vị trí cao quý, đứng trên cao. Rùa vì đã ủng hộ hành vi vô ơn của rắn nên phải chịu hình phạt, phải cõng bia đá nặng nề ở dưới thấp. Quạ vì đã trừng trị kẻ vô ơn nên được ban cho vị trí cao nhất, chót vót trên đầu cây.

Câu chuyện này chính là nguồn gốc cho ý nghĩa văn hóa sâu sắc ẩn chứa trong bộ Tam Sự. Hình ảnh chim hạc đứng trên lưng rùa trên đỉnh hương án tượng trưng cho sự chiến thắng của lòng biết ơn và lẽ phải trước cái ác. Bia đá đè nặng lên lưng rùa là lời cảnh tỉnh cho những kẻ vô ơn, vong bạc. Còn hình ảnh con quạ trên đỉnh cao tượng trưng cho sự trừng trị thích đáng và lòng dũng cảm bảo vệ lẽ phải.

Bộ Đỉnh Hạc Men Hoàng Thổ Đắp Nổi Cao Cấp - Gốm Sứ Bát Tràng - Phúc Lộc Viên Minh

Bộ Tam Sự không chỉ là vật phẩm thờ cúng linh thiêng mà còn là bài học đạo đức sâu sắc về lòng biết ơn, sự trừng phạt cho kẻ vô ơn và niềm tin vào công lý. Đây chính là thông điệp mà các nghệ nhân muốn truyền tải thông qua tín ngưỡng thờ cúng, nhắc nhở con người về những giá trị đạo đức cao đẹp trong cuộc sống.

3. Ý nghĩa bộ đỉnh hạc trong phong thuỷ

Trong văn hóa thờ cúng của người Việt dù là ở nhà thờ của tổ tiên, phòng thờ gia đình, nhà thờ từ đường hay các ngôi chùa lớn, đền thờ linh thiêng, bộ Tam Sự Hạc luôn hiện diện trang trọng, mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh của người Việt.

Bộ Đỉnh Hạc Men Rạn Bát Tràng Đắp Nổi - Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh

Bộ đồ thờ này không chỉ đơn thuần là vật phẩm thờ cúng mà còn là biểu tượng cho sự kết hợp thanh cao giữa đôi hạc và lư hương, tạo nên nét đẹp thanh thoát, đặc trưng cho văn hóa truyền thống. Mỗi chi tiết trong bộ Tam Sự đều mang những giá trị và ý nghĩa riêng biệt, góp phần tạo nên tổng thể hài hòa, thể hiện lòng thành kính và mong ước của con cháu đối với tổ tiên.

  • Đỉnh thờ: Đây là nơi đốt trầm hương, toả hương thơm thanh khiết, thanh lọc được không khí , trừ hung khí và lam tỏa cát khí, thúc đầy sự hòa thuận, tinh thần đoàn kết.. Chính vì vậy lư hương được xem là cụ khí cát trong thờ cúng. Vật phẩm phong thủy được nhiều gia chủ lựa chọn, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, như lời nhắc nhở về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".
  • Đôi hạc: Mang dáng đứng truyền thống hạc ngậm sen chầu trên lưng rùa. Đây là biểu tượng cho sự trường thọ, niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. 

Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa hai con vật Hạc Và Rùa mang đến những ý nghĩa vô cùng sâu sắc: 

  • Hạc tượng trưng cho sự tinh túy, thanh cao, đại diện cho phẩm chất hiên ngang của bậc hiền nhân quân tử. Không những thế, Hạc còn là loài sống thọ. Sử dụng hình tượng Hạc trên bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa cho sự trường tồn, vĩnh cửu như tấm lòng thành kính của gia chủ đối với các thế hệ đi trước.
  • Rùa là linh vật của trời đất, sống ở dưới nước, tượng trưng cho khí chất cao quý của người Việt như kiên trì, chịu thương chịu khó, cố gắng đạt được mục đích. Hơn nữa, Rùa còn là loài vật có tuổi thọ rất lâu, biểu trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu.

Hình Tượng Rùa Trong Bộ Đỉnh Hạc Có Ý Nghĩa Gì - Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh

Sự kết hợp Hạc và Rùa tượng trưng cho "Thọ đội Thọ", mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc về sự trường thọ, sức khỏe dồi dào cho con cháu. Là lời chúc về cuộc sống viên mãn, hạnh phúc. Là biểu hiện sự hài hòa giữa trời và đất, âm và dương, giúp cân bằng vượng khí.

4. Hướng dẫn bài trí bộ đỉnh hạc gốm sứ trên bàn thờ cúng

Bàn thờ gia tiên giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Việc bài trí bàn thờ không chỉ thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên mà còn ảnh hưởng đến vận mệnh, tài lộc của gia chủ. Do vậy, cần chú trọng sắp xếp bàn thờ sao cho vừa trang nghiêm, vừa hợp phong thủy, tránh những điều xung khắc về tâm linh.

Thông thường, trong bộ đồ thờ cúng, các gia đình thường sử dụng đôi hạc nhỏ kết hợp với bộ tam sự hoặc ngũ sự. Đối với vị trí bài trí, đỉnh sứ sẽ được đặt chính giữa, tượng trưng cho uy quyền của gia tiên. Hai bên đỉnh sứ là vị trí song song dành cho đôi hạc, biểu trưng cho sự sum vầy, đoàn tụ của gia đình.

Với những đôi hạc có kích thước lớn, gia chủ nên cân nhắc đặt ở hướng trầu thờ, theo hướng quay vào bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ Phật. Hướng Nam được xem là hướng tốt nhất để thu hút vượng khí, may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.

    Hướng Dẫn Bài Trí Bộ Đỉnh Hạc Gốm Sứ Bát Tràng Trên Bàn Thờ Cúng

    Lưu ý khi sử dụng:

    • Tuyệt đối không sử dụng rượu hoặc hóa chất để lau, bôi trực tiếp lên bề mặt sản phẩm.
    • Chỉ sử dụng khăn sạch để lau bụi bẩn.

    5. Một số mẫu bộ đỉnh hạc gốm sứ Bát Tràng tại Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh

    Bộ Đỉnh Hạc Bát Tràng Cao Cấp Men Rạn Đắp Nổi - Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh

    Đỉnh Hạc Men Rạn Đắp Nổi Dát Vàng Cao Cấp Bát Tràng - Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh

    Bộ Tam Sự Men Lam Gốm Sứ Bát Tràng - Phúc Lộc Viên Minh

    Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích của bài viết trên, Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn biết được đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách bài trí chuẩn phong thuỷ của bộ đỉnh hạc thờ. Phúc Lộc Viên Minh chúng tôi tự hào cung cấp các sản phẩm bộ tam sự thờ với đa dạng kiểu mẫu, hình dáng hoạ tiết, hoa văn khác nhau và được chế tác bởi các nghệ nhân lâu năm tại làng nghề Bát Tràng.

    Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé.

    Từ khóa: Gốm Sứ Bát Tràng Gốm Sứ Cao Cấp Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh Tâm Linh - Phong Thuỷ
    Liên hệ với chúng tôi

    Liên hệ