Tất cả tin tức

Gốm và Sứ khác nhau như thế nào?

Gốm và Sứ khác nhau như thế nào?

Hầu hết chúng ta đều gọi những sản phẩm, vật dụng được làm từ đất nung là với danh từ chung chung là “đồ gốm sứ”. Nhưng thực chất, đồ gốm và đồ sứ là hai loại sản phẩm khác nhau cả về hình thức và chất lượng. Trong bài viết dưới đây, Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn phân biệt được gốm và sứ khác nhau như thế nào. 1. Đôi nét về gốm Gốm là một trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ thân thiết với đời sống tinh thần vật chất của con người Việt Nam. Gốm là một nguyên liệu tự nhiên quý báu được tạo ra từ đất sét thông qua quá trình nung chảy ở nhiệt độ tương đối thấp (dao động khoảng 800 độ C) với khả năng biến đổi từ trạng thái dẻo và hình thành dưới dạng vật thể rắn, sau khi trải qua quá trình nung chảy.  Gốm được làm bằng cách lấy hỗn hợp đất sét, các nguyên tố đất, bột và nước nhào trộn với nhau thành hỗn hợp kết dính dẻo mịn và sau đó được các nghệ nhân định hình thành các dạng mong muốn. Đối với gốm, đặc tính nổi bật nhất chính là thân đất, có màu, xốp, rỗng và có độ hút ẩm khá cao.  Ngoài khả năng chịu nhiệt tốt, độ bền cao cùng tính thẩm mỹ đa dạng và phong phú, gốm còn là một sản phẩm an toàn, lành tính do được làm từ các thành phần tự nhiên không gây hại đến sức khoẻ con người cũng như không ảnh hưởng đến môi trường. Gốm đã tồn tại và được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người suốt hàng ngàn năm, và nó vẫn giữ vững vị trí quan trọng trong đời sống hiện đại. Nó được thể hiện qua:  Trong cuộc sống thường ngày: Gốm là lựa chọn lý tưởng cho việc sản xuất nhiều sản phẩm đồ dùng nhà bếp, bao gồm bát đĩa, nồi chảo, chén đĩa, ấm đun nước, và hơn thế nữa. Với đặc tính không gây độc hại và khả năng chịu nhiệt của gốm giúp việc nấu nướng an toàn và hiệu quả hơn bao giờ hết. Trong ẩm thực Việt Nam: Không khó để bắt gặp hình ảnh nồi đất, niêu cơm đất trong các lễ hội văn hóa, hay trên bàn ăn của người Việt. Cơm niêu, cá kho làng Vũ Đại, thịt kho tộ đều được nấu bằng nồi đất nung. Trà sen, trà nhài để giữ hương lâu sẽ được đặt trong những vò, lọ gốm miệng nhỏ và đậy lại bằng lá chuối một nắng… Nhờ có gốm, các món ăn, thức trà mới trở nên đậm vị và tạo ra được hương vị riêng, mùi thơm phân biệt, độc đáo. Trong nghệ thuật trang trí: Nghệ nhân gốm tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo từ gốm, bao gồm các bức tranh, tượng thần, và các tác phẩm trừu tượng được trưng bày trang trọng, mang lại sự tự tin và phong thủy cho gia chủ. Trong công cụ sản xuất: Gốm được sử dụng trong ngành xây dựng như ngói gốm, gạch lát và gạch mosaic gốm thường được sử dụng để lát sàn và tường. Ngoài sự bền bỉ thì vật liệu này còn mang đến cho căn nhà giao diện vô cùng cuốn hút. Ngoài ra, lợp mái bằng ngói gốm là biện pháp để ngôi nhà được tránh nóng và giữ ấm. Bên cạnh đó, cùng đặc tính chắc khỏe nên hay được ứng dụng làm chậu hoa, lu chứa, hũ, khạp.  2. Đôi nét về sứ Sứ là một dạng vật chất được tạo thành bằng cách thực hiện nung nóng nguyên liệu ở nhiệt độ cực cao từ khoảng 1200 độ C đến 1300 độ C, cao hơn so với nhiệt độ nung của gốm. Bên cạnh đó, nguyên liệu sứ được sử dụng làm sứ thường là loại đất sét ở dạng cao lanh. Đối với sứ, đặc tính nổi bật và quan trọng nhất đó chính là mức độ thẩm thấu thấp, cứng, bền và có độ đàn hồi cao. Bên cạnh đó, sứ còn có độ vang nhất định và tính đề kháng cao với các loại chất hóa học hoặc khi sốc nhiệt…. Hơn nữa, tính chống nước có thể giúp người mua phân biệt gốm và sứ một cách trực tiếp, phòng trường hợp vẻ ngoài của hai loại giống nhau. Nhờ những đặc tính nổi trội của minh, sứ được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua:  Trong đời sống thường ngày: Sứ được dùng làm dụng cụ, đồ chứa trong nhà bếp, phụ kiện nhà tắm. Sứ có vẻ...

Men rạn là gì? Đặc điểm và các ứng dụng men rạn Bát Tràng

Men rạn là gì? Đặc điểm và các ứng dụng men rạn Bát Tràng

Men rạn là gì? Đặc điểm và các ứng dụng men rạn Bát Tràng Men rạn là loại men đặc trưng của làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội được sản xuất hoàn toàn bằng tay bởi thợ gốm giàu kinh nghiệm. Cho tới nay, sản phẩm vẫn luôn mang đến những ý nghĩa độc đáo. Ngoài việc sử dụng trong gia đình, chúng còn là món vật dụng bày trí sang trọng hợp với mọi phong cách thiết kế. Để tạo ra chất men tuyệt đẹp, men rạn sẽ trải qua quá trình gia công dài và cầu kỳ. Để hiểu hơn về kiểu men này, hãy cùng Gốm sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá ngay sau nhé. 1.Men rạn là gì? Men rạn là một trong những loại men gốm sứ hiện nay. Được xuất hiện muộn nhưng chắc chắn không thể phủ nhận sức hút lớn của nó bởi những vẻ đẹp tuyệt tác, giá trị tâm linh, tinh thần của người Việt. Nó có vẻ đẹp độc đáo tạo thành bởi những điểm rạn nhỏ hình lục giác, tứ giác, mạng nhện… hoàn toàn không trùng lặp nhau. Nó xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 16 cho tới nay. Men rạn được hiểu là loại men được phủ lên đồ gốm sứ bởi những vết rạn đẹp mắt. Bản chất của việc tạo thành các điểm rạn, chúng co ngót không đồng đều giữa bề mặt men và cốt gốm sứ khi có sự chênh lệch về độ co giãn của xương gốm và men. Men rạn có các màu sắc chủ yếu là trắng xám hoặc ghi. Sau một thời gian rất dài bị thất truyền thì trong những năm đổi mới thì được sự động viên, truyền dạy của các bậc tiền nhân, những lớp nghệ nhân sau đã làm ra và phục chế dòng men rạn độc đáo này.  Phần rạn sẽ tách nhau ra bằng cách đánh rạn bằng mực tàu hoặc bằng thuốc tím. Với gốm sứ đánh rạn bằng mực tàu sẽ có màu đen. Còn nếu gốm sứ được đánh bằng thuốc tím thì bề mặt có màu tím. Men rạn có nhưng vét nứt tự nhiên nhưng không bao giờ thấy được các vết đồng đều nhau. Tùy từng sản phẩm, yêu cầu khác nhau mà người nghệ nhân chọn cách đánh rạn bằng cách nào cho phù hợp nhất. Hiện nay, men rạn có ở nhiều nơi nhưng không phải ai cũng biết mua ở nơi đâu sản phẩm gốm sứ chính gốc từ Bát Tràng. 2.Đặc điểm men rạn Bát Tràng? Men rạn được sinh ra một cách tự nhiên, có tráng lớp men rất đẹp bên ngoài. Tuy nhiên, men rạn còn có những đặc điểm độc đáo ở cốt gốm và lớp men này. 2.1.Vẻ đẹp cổ điển, trang nhã, cực kỳ tinh xảo thu hút Đồ gốm sứ Bát Tràng độc đáo ở chỗ là như được tạo hóa kỳ diệu vẽ ra. Người ta sẽ khó tưởng tượng được bởi tựa như những vết nứt đã tồn tại hằng nghìn năm in hằn dấu vết thời gian. Vượt qua thời gian rất lâu và những sự kiện để lại. Trên thân lọ còn có những hình vẽ rất tinh tế như chim muông, rồng, phượng, hạc, núi non, hoa lá, cây cối… sang trọng. Họa tiết hoa sen thường xuất hiện trong các sản phẩm gốm sứ Bát Trang với ý nghĩa tốt đẹp của loài hoa này. Thiết kế sang trọng, màu sắc trang nhã, tinh xảo, giữ được nét cổ điển chính là điểm cộng lớn mà mọi người lựa chọn. 2.2.Màu sắc cổ kính, mộc mạc nhưng sang trọng Màu men rạn tự nhiên sẽ vàng ngả nâu, xám tro nhẹ gọi cảm giác cổ kính và gần gũi. Phần rạn tách nhau bằng đánh rạn bằng củ nâu theo cách truyền thống. Còn hiện nay thì thợ thường dùng mực tàu hoặc thuốc tím. Công đoạn này thực hiện sau khi nung xong để nguội để men có vân rõ hơn, nổi bật hơn, đẹp mắt hơn. Màu men được phủ lên nền đắp nổi và hoàn toàn thủ công. Màu sắc đậm nhạt khác nhau nhưng đảm bảo men bóng, bền và không phai màu dù bạn có dùng rất lâu, hay bỏ vào lò vi sóng. 2.3.Cấu tạo gốm men dày dặn, bền chắc Cấu tạo gốm men bao gồm phần xương từ đất sét xanh, bã lọc men. Tiếp theo đó là phần xương gốm được phủ một lớp men dày từ 0,2-0,4mm. Những người nghệ nhân đã vận dụng sự chênh lệch giữa xương gốm và bề mặt men để tạo ra độ rạn của lớp men qua nhiệt độ nung 1300 độ C. Nhờ đó mà chất lượng gốm sứ không hề bị...

Các Loại Men Gốm Sứ Bát Tràng: Di sản Văn hóa và Tinh hoa Nghệ thuật

Các Loại Men Gốm Sứ Bát Tràng: Di sản Văn hóa và Tinh hoa Nghệ thuật

Các Loại Men Gốm Sứ Bát Tràng - Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh Gốm Sứ Bát Tràng nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà con trên cả thế giới. Các dòng men đặc trưng của Bát Tràng là một trong những chủ đề được nhiều người yêu gốm quan tâm. Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng với 5 loại men đặc trưng là: men lam, men nâu, men trắng, men ngọc và men rạn. Men Lam Loại men này được sử dụng sớm nhất tại làng Bát Tràng. Loại men này được làm từ men gốm và màu oxit coban. Màu đặc trưng của men lam là xanh. Đủ các sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm. Người thợ làm gốm Bát Tràng sẽ  sử dụng men để vẽ các họa tiết lên trên đồ gốm. Tuy nhiên men lam không được để trần như  các loại men khác. Luôn phải phủ một lớp men màu trắng bóng có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung. Men Nâu Sắc và màu của men phụ thuộc vào xương gốm , men nâu được dùng xen lẫn với xanh rêu , men ngà tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu được giữ vị trí các đường chỉ băng, tô lên hoa sen hoặc hình rồng. Men nâu có độ sắc đỏ nâu hay gọi là màu bã trầu, men này không bóng, trên bề mặt men thường có vết sần , dùng để tô trên những thân cây tùng, cây liễu , điểm thêm các dải mây, tà áo của Bát Tiên. Thể kỷ 19 là thời điểm đánh dấu mốc men nâu chuyển sắc thành một loại men bóng hay gọi là men da lươn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay Men Ngọc (Xanh Rêu) Thế kỷ 14-19 men xanh rêu được sử dụng nổi trội với men trắng ngà và nâu, 3 loại men rêu-ngà-nâu cùng kết hợp tạo ra Tam thái riêng của gốm.  Ở thế kỷ 16-17 men xanh rêu dùng vẽ mây, tô lên nhiều mảng diềm, đế, cột dọc long đình, men rêu sắc sẫm dùng ở mảng diềm lư hương, sắc nhạt trên chân đèn, đế nghê. Thể kỷ 14-19 dùng nổi trội với men trắng và nâu tạo ra Tam thái riêng của gốm.Men xanh rêu luôn ở sắc độ khác nhau nhưng sự xuất hiện của nó mang ý nghĩa rất lớn vì chỉ thấy trên đồ gốm sứ Bát Tràng ở thế kỷ 16-17 có thể thấy đây là dấu mốc chắc chắn của gốm sứ Bát Tràng trên nhiều loại hình khác nhau. Men Trắng (Ngà) Đây loại men trắng nhiều trường hợp ngả màu vàng, nung ở nhiệt độ cao có thể đổi sang màu trắng xám, trắng sữa , trắng đục. Cùng kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà luôn tạo nên nét riêng biệt của gốm sứ. Men trắng ngà mỏng, xương gốm được lọc luyện kỹ và độ nung cao nên có chất lượng tốt, còn được sử dụng trên một số loại hình khác nhau cùng trang trí nổi để mộc, men ngà còn thấy sử dụng trong các loại bình, lọ, lư hương, tượng tròn, tượng rồng trang trí kiến trúc... đều thấy sử dụng men ngà. Men Rạn Đây là loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men, cho đến ngày nay các tài liệu lịch sử để lại men cổ xác nhận men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng khoảng cuối TK 16 kéo dài đến TK 20 của làng nghề gốm cổ Việt Nam. Men rạn có sắc ngà xám các vết rạn chạy dọc và ngang thành nhiều hình tam giác,tứ giác nhỏ, sử dụng trên các sản phẩm cặp tượng nghê, ấm có nắp, chân nến... các đồ gốm men rạn càng phát triển bên cạnh sự kết hợp men rạn trang trí vẽ hoa lam, men nâu. Trên các  đồ gốm thợ Bát Tràng còn đắp nổi, khắc chìm. Trên đây là những chia sẻ của Phúc Lộc Viên Minh về các dòng men chính của Gốm Sứ Bát Tràng, mong rằng sẽ là kênh thông tin bổ ích đến với các khách hàng khi tìm hiểu về Gốm Sứ Bát Tràng.  Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé. Copyright © 2024 Bởi Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh. Mọi quyền được bảo lưu.

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ