Tâm Linh - Phong Thuỷ

Mâm bồng - Vật phẩm thờ cúng mang đậm dấu ấn tâm linh Việt

Mâm bồng - Vật phẩm thờ cúng mang đậm dấu ấn tâm linh Việt

Cùng với bát hương, nậm rượu hay chóe thờ, mâm bồng cũng là một trong những vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trong bộ đồ thờ gia tiên của người Việt. Vậy ý nghĩa tâm linh của mâm bồng trong văn hóa thờ cúng được thể hiện như thế nào? Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá qua bài viết sau đây. 1. Mâm bồng là gì? Mâm bồng, hay còn gọi là mâm ngũ quả, là một trong những dòng sản phẩm thờ cúng quan trọng bậc nhất trong bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng. Mang vẻ đẹp truyền thống, tinh tế, mâm bồng được sử dụng với mục đích đựng hoa quả tươi, trầu cau và tiền mã để thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Nét độc đáo của mâm bồng Bát Tràng: Thiết kế tinh xảo: Mâm bồng có hình dáng giống như một chiếc đĩa lớn, tuy nhiên, bên dưới mâm là phần chân đế vững chắc, giúp nâng đỡ 5 loại trái cây tạo thành mâm ngũ quả bày Tết thêm trang trọng. Kích thước đa dạng: Mâm bồng Bát Tràng hiện có nhiều kích thước khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng và diện tích thờ cúng như: 25 cm, 30 cm, 35 cm, 40 cm, 50 cm,... Họa tiết phong phú: Mâm bồng bằng đồng được trang trí với nhiều họa tiết, hoa văn độc đáo như lưỡng long chầu nguyện, long phụng, hoa sen, chim hoa,… Mỗi họa tiết mang ý nghĩa riêng, thể hiện lòng thành kính và niềm tin tâm linh của gia chủ. Tùy thuộc vào vă hóa thờ cúng của mỗi gia đình sẽ sử dụng 1, 2 hoặc 3 chiếc. Đối với những gia đình lựa chọn 3 chiếc thì chiếc ở giữa thường có kích thước lớn hơn dùng để đựng trầu cau và tiền mã. Mâm bên trái dùng để đừng hoa tươi (nằm ở hướng Đông), mâm bên phải dùng để đựng trái cây (nằm ở hướng Tây). Vật phẩm này không chỉ tô điểm hơn cho không gian thờ tự mà còn thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn mà gia chủ dành cho những người đã khuất. Chứa đựng nhiều ý nghĩa về văn hóa tâm linh. 2. Ý nghĩa phong thuỷ của mâm bồng trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Mâm bồng không chỉ là vật phẩm thờ cúng đơn thuần mà còn ẩn chứa những giá trị tâm linh sâu sắc, thể hiện đời sống duy tâm trong văn hóa Việt Nam. Sau khi về cõi âm, tổ tiên vẫn luôn dõi theo, che chở cho con cháu. Mâm bồng chính là hiện thân cho lòng biết ơn, trân quý của con cháu đối với những người đã khuất,nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm gìn giữ, lưu truyền truyền thống tốt đẹp của gia đình. Vượt lên vai trò đựng lễ vật, mâm bồng còn là sợi dây kết nối giữa thế giới dương gian và cõi âm. Khi dâng lên mâm bồng chứa đầy hoa quả, trầu cau, tiền mã, con cháu như đang thể hiện lòng thành kính, tri ân đối với các vị thần linh,gia tiên. Đó là lời cầu nguyện cho sự bình an, may mắn, tài lộc đến với gia đình. Bên cạnh đó, mỗi hoa văn, họa tiết trang trí trên mâm bồng đều mang một ý nghĩa phong thủy riêng. Hoa sen vàng kim, sen phú quý là những hình ảnh quen thuộc, tượng trưng cho sự thanh tịnh, cao quý, thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ. Bên cạnh đó, hoa sen còn là biểu tượng của nhà Phật, mang đến sự bình an, an nhiên cho tâm hồn. 3. Cách bài trí mâm bồng Kích thước và số lượng mâm bồng phụ thuộc vào không gian thờ cúng và mục đích sử dụng. Đối với ban thờ Thần Tài và thờ Phật: Nên sử dụng một mâm bồng để bày biện ngũ quả. Đối với ban thờ gia tiên: Số lượng mâm bồng có thể dao động từ 1 đến 3, đầy đủ nhất là 3 chiếc: Mâm bồng lớn nhất đặt ở giữa, dùng để đựng trầu cau và tiền mã. Mâm bên trái dùng để đựng hoa tươi. Mâm bên phải dùng để đựng trái cây. Thông thường, những ngày rằm hay mùng 1 đầu tháng, người Việt không có thói quen bày mâm ngũ quả. Mà mâm bồng ngũ quả thường được bày trong dịp Tết Nguyên Đán để mời ông bà tổ tiên về chung vui với con cháu dịp Tết đến xuân về. Ngũ quả trên mâm bồng bao gồm 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Màu sắc và loại trái cây trên mâm bồng có thể khác nhau tùy theo sản vật từng vùng miền. 4. Một số mẫu mâm bồng gốm sứ Bát Tràng tại Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh   Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích của bài viết trên, Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn biết được ý nghĩa phong thuỷ cũng như cách bài trí mâm bôngg trên ban thờ sao cho chuẩn phong thuỷ. Phúc Lộc Viên Minh chúng tôi tự hào cung cấp các sản phẩm mâm bồng với đa dạng kiểu hoa văn, hoạ tiết, màu sắc khác nhau và được chế tác bởi các nghệ nhân lâu năm tại làng nghề Bát Tràng. Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp,...

Giải mã

Giải mã "Đông bình tây quả": Nguyên tắc bày trí bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy

Đông bình tây quả - câu nói lưu truyền từ xa xưa, thể hiện cách thức bài trí bình hoa và mâm quả trên bàn thờ mỗi dịp lễ cúng. Vậy ẩn chứa đằng sau câu nói giản đơn này là bí ẩn phong thủy nào, và ý nghĩa, ứng dụng của nó ra sao? Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá qua bài viết dưới đây! 1. Đông Bình Tây Quả là gì? Đông bình tây quả là cách bài trí hoa quả, bình hoa trên bàn thờ có từ xa xưa. Cách bài trí này như một tục lệ xa xưa ông cha ta để lại giúp con cháu đời sau ghi nhớ công ơn của tổ tiên và biết các quy tắc thờ cúng đúng mang lại cho không gian thờ cúng không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo tính phong thủy cho gia chủ.  Đông ở đây là hướng Đông, bình là lọ hoa, bình hoa; Tây là hướng Tây và quả chính là mâm ngũ quả. Vậy nên Đông bình Tây quả chính là cách bày trí lọ hoa ở hướng Đông, mâm ngũ quả ở hướng Tây. 2. Ý nghĩa câu nói Đông Bình Tây Quả Nguyên tắc này dựa trên quy luật của tự nhiên: Hướng Đông: hướng mặt trời mọc tượng trưng cho mùa xuân, giúp cây cối sinh sôi, phát triển, đơm hoa Hướng Tây là tượng trưng cho mùa thu - Thu liễm – là nơi kết trái. Và cha ông ta lựa chọn cách đặt này vừa giúp dễ nhớ vừa mang đậm yếu tố phong thủy thuận theo tự nhiên để đón được những nguồn năng lượng tốt cho ngôi nhà, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.  Thông thường ban thờ gia tiên được đặt theo hướng Nam thẳng hướng cửa chính thì bên tay trái sẽ là hướng Đông, bên phải là hướng Tây; quy ước như nay sẽ giúp gia chủ dễ dàng sắp xếp. Vậy nên theo nguyên tắc "Đông Bình, Tây Quả" thì khi sắp xếp lọ hoa và mâm bồng ta sắp xếp như sau: Theo hướng từ trong ban thờ gia tiên ra là hướng Nam thì bên tay trái là hướng Đông sẽ đặt lọ hoa và bên tay phải là hướng Tây sẽ đặt mâm ngũ quả. Ngoài cách bày trí theo nguyên tắc Đông Bình Tây Quả thì gia chủ cũng có thể lựa chọn 2 lọ hoa để bày ở hai bên ban thờ cúng và mâm bồng được đặt chính giữa ban thờ cúng tạo nên sự cân đối cho không gian thờ cúng mà không mất đi tính phong thủy.   3. Những lưu ý khi sắp xếp lọ hoa và mâm ngũ quả theo nguyên tắc Đông Bình Tây Quả Mỗi dịp lễ Tết, rằm tháng, các gia đình lại dốc lòng sửa soạn, trang trí bàn thờ trang trọng, tinh tế để thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, thần linh. Quy tắc "Đông bình tây quả" chính là bí quyết bày trí bàn thờ chính xác nhất từ xa xưa đến nay, mang đến không gian thờ cúng thần, thu hút vượng khí. Vị trí đặt bình hoa: Vào ngày mùng 1 đầu tháng hay ngày rằm âm lịch, bình hoa ở bàn thờ nên cắm hoa tươi. Còn ngày thường thì bình hoa để không, nên đặt bình hoa ở hướng Đông. Vị trí bày mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả trên bàn thờ phải đủ năm loại và phải đặt ở hướng Tây. Lựa chon kích thước lọ hoa và mâm ngũ quả phù hợp với ban thờ cúng, không nên đặt quá lớn chiếm hết vị trí của bàn thờ cúng hay quá nhỏ không tôn lên được vẻ đẹp cho ban thờ cúng.   Lựa chọn chất liệu phù hợp: Trên thị trường hiện nay có nhiều mẫu lọ hoa và mâm ngũ quả được chế tác từ nhiều nguyên liệu khác nhau như đồng, gốm, gỗ, nếu gia chủ ưu tiên độ bền vĩnh cửu có thể truyền nhiều đời thì lựa chọn lọ hoa và mâm bồng bằng gốm sứ.   Vì lọ hoa và mâm bông được sử dụng để đặt các lễ vật thờ cúng là hoa và quả, vậy nên trong khi thờ cúng gia chủ phải thường xuyên thay nước cho lọ hoa và mâm bồng luôn được giữ sạch sẽ để mang lại sự linh thiêng cho không gian thờ cúng.   Thường xuyên thay hoa tươi cũng như quả tươi ngon để dâng lên ông bà, tổ tiên, có như vậy mới thể hiện sự thành kính đối với ông bà. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích của bài viết trên, Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn biết được cách bài trí chuẩn phong thuỷ theo quy tắc Đông Bình Tây Quả. Phúc Lộc Viên Minh chúng tôi tự hào cung cấp các sản phẩm thờ cúng...

Hé lộ ý nghĩa phong thuỷ của bát nước thả hoa Minh Đường Tụ Thuỷ - Bí quyết chiêu tài hút lộc cho gia chủ

Hé lộ ý nghĩa phong thuỷ của bát nước thả hoa Minh Đường Tụ Thuỷ - Bí quyết chiêu tài hút lộc cho gia chủ

Bát nước thả hoa, hay còn gọi là bát nước minh đường tụ thủy, là vật phẩm phong thủy quan trọng trên bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa, đặc biệt cho gia chủ kinh doanh, cầu mong công việc suôn sẻ, tài vận hanh thông. Vậy ý nghĩa, cách sử dụng bát nước minh đường tụ thuỷ như thế nào, cách thay nước, những điều cần lưu ý khi sử dụng bát nước này là gì. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! 1. Minh Đường Tụ Thuỷ là gì? "Minh Đường” là nơi vua trông coi việc triều quán, các quan cùng vào đây hầu vua và bàn bạc việc nước, các nghi thức, nghi lễ quan trọng. “Tụ Thủy” để chỉ những nơi có mạch tụ sinh khí, nơi các dòng nước đổ về.  Theo quan niệm phong thủy, Minh Đường Tụ Thủy chính là những vùng đất được thiên nhiên ưu ái, sở hữu ao hồ, sông nước hoặc đài phun nước ngay trước cửa. Điều này mang lại ý nghĩa rất tốt, được xem là phúc khí, điềm tốt mang đến sự sung túc, ấm no. Trong " Minh Đường Tụ Thủy", nước được chia làm 2 loại: Nước sống: Dòng nước tinh khiết, mát mẻ, nhẹ nhàng lưu chuyển, mang ý nghĩa thu hút may mắn, tài lộc vào nhà. Nước chết: Dòng nước đọng, hôi thối, mất vệ sinh, thiếu sức sống, tượng trưng cho sự ứ đọng, tiêu cực, không mang lại lợi ích cho gia chủ. 2. Ý nghĩa phong thuỷ của bát nước thả hoa Minh Đường Tụ Thuỷ Trong phong thủy, nước được ví như dòng chảy của phúc khí, mang theo năng lượng, điềm lành, may mắn cho gia chủ. Sách phong thủy ghi chép, thế đất "tựa sơn hướng thủy" - sau nhà có núi cao, trước mặt có sông suối nhỏ - chính là thế đất tàng phong tụ khí, bảo vệ gia đình, đẩy lùi tai ương. Hiểu được ý nghĩa to lớn ấy, nhiều gia đình đã sử dụng hòn non bộ, đài phun nước trong sân nhà để bổ trợ phong thủy, mang đến sự sung túc, ấm no. Tuy nhiên, với diện tích đất đai ngày càng thu hẹp, việc xây dựng hồ cá, đài phun nước trước nhà trở nên khó khăn. Chính vì vậy, các nhà phong thủy học đã sáng tạo ra minh đường tụ thủy dưới dạng bát nước thả hoa nhằm mời gọi tài lộc, may mắn cho gia chủ. Theo các chuyên gia phong thủy, bát nước thả hoa nên được đặt trước bàn thờ Thần Tài Thổ Địa. Việc thả hoa vào bát nước sẽ mang đến hương thơm thanh tao, tăng thêm sự thuần khiết, từ đó gấp đôi tài lộc, may mắn, phúc khí cho gia chủ, giúp gia đạo luôn sung túc, bình an. Bát nước thả hoa - vật phẩm phong thủy đơn giản nhưng ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc, chính là bùa hộ mệnh cho mỗi gia đình, mang đến cuộc sống viên mãn, thịnh vượng. 3. Cách bài trí bát nước thả hoa trên bàn thờ Thần Tài - Ông Địa Không phải tự nhiên mà người ta lại gọi bát Minh Đường Tụ Thủy bằng một cái tên bình dân hơn là bát nước thả hoa. Nó không chỉ là một vật phẩm phong thủy thông thường mà còn là biểu tượng cho sự thịnh vượng, may mắn và phúc lộc dành cho gia chủ. Để kích hoạt năng lượng tiềm ẩn trong chiếc bát nước thả hoa này, gia chủ cần lưu ý những nguyên tắc sau: Ưu tiên chọn loại bát nông với màu sắc trang nhã, thanh lịch phù hợp với không gian thờ cúng. Tẩy uế bát và chân đế rồi mới đổ nước sạch vào, sau mới thả hoa tươi lên mặt nước để đảm bảo sự thanh tịnh. Lưu ý, vì là vật phẩm đặt lên bàn thờ vậy nên vật phẩm phải chỉn chu, bát nước thả hoa phải có đầy đủ bát và chân đế đi kèm, không được sứt mẻ, nứt vỡ,… Thắp hương báo cáo Thần Tài Thổ Địa trước khi đặt bát lên bàn thờ. Trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thì vị trí đặt bát nước thả hoa sẽ là chính giữa phía trước ban thờ, còn trường hợp nếu chỉ để ở phòng khách làm trang trí thì gia chủ đặt bát nước minh đường tụ thủy trên 1 chiếc đôn bên cạnh bàn tiếp khách và hướng từ cửa nhìn vào. Lưu ý khi sử dụng: Chỉ nên đổ nước lưng chừng bát, tránh tràn. Sử dụng hoa tươi, ngắt cánh rải đều lên mặt nước. Có thể thêm nước thơm để tăng thêm hương vị thanh tao. Giữ bát luôn sạch sẽ, thay nước thường xuyên (tốt nhất 2 ngày/lần) để đảm bảo nguồn năng lượng tích cực. 4. Một số mẫu bát nước thả hoa gốm sứ Bát Tràng đẹp Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích của bài viết trên, Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn biết được ý nghĩa phong thuỷ cũng như cách bài trí bát nước thả hoa Minh Đường Tụ Thuỷ trên ban thờ Thần Tài sao cho chuẩn phong thuỷ. Phúc Lộc Viên Minh chúng tôi tự hào cung cấp các sản phẩm bát nước thả hoa với đa dạng kiểu mẫu, màu sắc và được chế tác bởi các nghệ nhân lâu năm tại làng nghề Bát Tràng. Nếu quý khách cần mua các...

Hướng dẫn bài trí Tượng Quan Công gốm sứ chuẩn phong thuỷ

Hướng dẫn bài trí Tượng Quan Công gốm sứ chuẩn phong thuỷ

Tượng Quan Công là hình ảnh thân thuộc và không còn xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam. Từ lâu, nó luôn được biết đến là vật phẩm phong thủy có ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng. Vậy ý nghĩa là gì? Cách bố trí như nào là hợp lý? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé! 1. Giới thiệu về Quan Công Quan Công (160 - 162), tự Vân Trường, tên thật là Quan Vũ, là một vị tướng kiệt xuất và lừng danh trong lịch sử Trung Quốc. Ông được xem là anh em kết nghĩa với Trương Phi và Lưu Bị, đồng thời là một trong những người đứng đầu Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục Hán, bao gồm Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung. Quan Công nổi tiếng với tài cầm quân lỗi lạc, góp phần quan trọng trong việc thành lập nhà Thục Hán. "Tam quốc diễn nghĩa" - tác phẩm kinh điển miêu tả oai phong và chiến công của ông. Quan Công được biết đến với lòng dũng cảm phi thường, gan dạ xông pha trận mạc. Ông luôn đề cao tinh thần nghĩa khí, sẵn sàng giúp đỡ người yếu thế. Quan Công nổi tiếng với lối sống giản dị, thanh liêm, không màng danh lợi. Lòng trung thành của Quan Công được ví như "vàng ròng", là tấm gương sáng cho muôn đời sau.  Nhờ những phẩm chất cao quý và lòng trung thành tuyệt đối, Quan Công được tôn kính và thờ phụng như một vị thần. 2. Ý nghĩa phong thuỷ của tượng gốm sứ Quan Công Theo phong thủy, Quan Công - vị võ tướng lừng lẫy trong lịch sử - được tôn thờ bởi khả năng trấn yểm, trừ tà, mang lại sinh khí và tài lộc cho gia chủ. Trong xã hội hiện đại, ông được xem như vị thần hộ mệnh cho các nhà chính trị, cảnh sát, gia chủ và doanh nhân. Bày trí tượng gốm sứ Quan Công trong nhà không phụ thuộc vào tư thế cụ thể của ông, dù là đứng uy nghi, ngồi hiền hòa, cưỡi ngựa oai phong hay trừng mắt nhìn kẻ thù hung hãn, đều mang đến năng lượng mạnh mẽ cho không gian. Khi đặt tượng Quan Công trên cao canh giữ cửa trước, người ta tin rằng vẻ mặt càng hung dữ, hiệu quả bảo vệ càng mạnh mẽ. Bên cạnh Quan Công, không thể thiếu vũ khí oai hùng, đó là cây đại đao và thanh gươm giúp gia tăng uy lực phong thủy. 3. Cách bài trí tượng gốm sứ Quan Công chuẩn phong thuỷ 3.1. Mục đích trang trí Nên bày tượng Quan Công ở một nơi có tầm nhìn tốt, không nên bày trong góc hoặc đứng sau vật gì làm che mất tầm nhìn, tạo thế oai phong cho bức tượng. Nên đặt tượng ở vị trí cao vì trên cao khiến ai cũng ngước nhìn và thể hiện sự oai phong, khí chất lẫm liệt, uy nghi, không nên để trực tiếp xuống đất sẽ làm mất vẻ uy nghiêm của một vị tướng tài. Với những bức tượng có kích thước lớn hơn 1m chiều cao, thì có thể để trực tiếp xuống đất, vì kích thước đó cũng đủ tầm để ta nhìn thấy toàn bộ diện mạo của Tượng Quan Công. Khi đặt tượng Quan Công sau lưng tại nơi làm việc, các nhà lãnh đạo và doanh nhân sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ. Tốt nhất là đặt biểu tượng gốm sứ Quan Công tại góc Tây Bắc của ngôi nhà hoặc văn phòng. Nên đặt tượng Quan Công ở ngay cửa ra vào và quay mặt về các hướng xấu của gia chủ. Như vậy sẽ giúp cho gia chủ tránh được những điều không may, điều xấu trong cuộc sống. 3.2. Mục đích thờ cúng Đặt ở nơi tôn nghiêm trong phòng thời, bên ban thờ, đặt một cách nghiêm túc. Nên có bát hương riêng để thờ cúng cho đúng vị trí một vị thánh hiền. Thường xuyên lau chùi sao cho tượng luôn giữ được vẻ đẹp và có hồn. đó là một sự thể hiện cái tâm của mình với một vị thánh hiền. Khi đã rước Tượng Quan Công – Quan Vân Trường trấn trạch về nhà thì nhất thiết phải làm lễ khai quang điểm nhãn cho ngài, nên mời thầy về để khai quang cho tượng. 4. Các mẫu tượng Quan Công Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích của bài viết trên, Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn biết được đặc điểm cũng như ý nghĩa phong thuỷ của Tượng Quan Công. Phúc Lộc Viên Minh chúng tôi tự hào cung cấp các sản phẩm Tượng Quan Công với nhiều kiểu dáng khác nhau và được chế tác bởi các nghệ nhân lâu năm tại làng nghề Bát Tràng. Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được...

Giải mã ý nghĩa phong thuỷ tượng Cóc 3 Chân Ngậm Tiền chiêu tài lộc, phúc đức

Giải mã ý nghĩa phong thuỷ tượng Cóc 3 Chân Ngậm Tiền chiêu tài lộc, phúc đức

Tượng Thiềm Thừ là hình ảnh thân thuộc và không còn xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam. Đây là vật phẩm phong thuỷ được bày trí nhiều tại các cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng buôn bán hoặc trong các gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của cóc 3 chân và tại sao người ta lại thờ cúng nó. Vậy hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nguồn gốc Cóc 3 chân ngậm tiền Tượng cóc 3 chân Thiềm Thừ - biểu tượng phong thủy được nhiều gia đình ưa chuộng trong việc bày trí và thờ cúng - ẩn chứa một câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa. Theo truyền thuyết Đạo Giáo, Cóc vàng vốn là yêu tinh hung hãn, gieo rắc tai ương cho nhân gian suốt hàng chục vạn năm. Tuy nhiên, vận mệnh của nó đã thay đổi hoàn toàn khi gặp gỡ Lưu Hài - đệ tử của một trong Bát Tiên, nổi tiếng vì lòng nhân ái và tinh thần trừ gian diệt ác. Với phép thuật cao cường, Lưu Hài đã dùng Thất Tinh Trận Pháp thu phục Cóc vàng, khiến nó quy phục chính đạo. Từ đây, Cóc vàng sử dụng năng lực phi thường của mình để nhả tiền, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Hình ảnh Cóc vàng ngậm tiền vàng ra đời từ đó, trở thành biểu tượng cho tài lộc và may mắn. 2. Ý nghĩa phong thuỷ của tượng cóc 3 chân ngậm tiền Theo truyền thuyết thì cóc vàng 3 chân có khả năng chuyên đi nhả tiền để cứu giúp nhân gian, vì thế nó được coi là biểu tượng của sự may mắn, sự phát tài, là cóc chiêu tài lộc. Đặc biệt cóc vàng có 3 chân không giống như cóc bình thường, đó là biểu hiện của sự may mắn trong cuộc sống. Vì thế trong cuộc sống, nhất là trong kinh doanh, người ta thường hay bày trí tượng cóc Thiềm Thừ ngậm tiền tại các cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê, quán bar, siêu thị ... với mong muốn buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt, tút được nhiều tài lộc, thu nhiều lợi nhuận trong buôn bán, ngăn chặn các vận xấu liên quan đến việc thất thoát tiền bạc. Cóc vàng 3 chân trong phong thủy còn là biểu tượng mang tới sự an lành cho gia chủ, nó có khả năng hóa hung thành cát, hóa giải các điềm xấu. Người xưa tin rằng, nếu có họ hàng nhà cóc ở dưới ao giếng ( hoặc ở cạnh giếng), ao hồ sau nhà thì bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập. Người xưa nói: "Con cóc là cậu ông trời". Do đó, yêu ma đều rất sợ loài linh vật này. Cóc cũng được mệnh danh là loài vật có sự can đảm.  3. Vị trí đặt tượng chuẩn phong thuỷ Khi bài trí cóc 3 chân ngậm tiền, phải hướng đầu của cóc vào trong cửa hàng, công ty hoặc nhà ở, hoặc từ ngoài hướng vào trong cổng để hứng tiền vào nhà. Tránh đặt cóc hướng đầu ra ngoài cửa, kể cả cửa sổ. Vị trí tốt nhất để đặt cóc 3 chân là ở góc đối diện chéo với cửa chính, mặt hướng vào bên trong như thể cóc đang nhảy vào nhà. Còn đối với những cửa hàng kinh doanh thì cóc vàng thường được đặt ở hai bên cửa ra vào, đặt ngay bàn thờ thổ thần, bàn thờ thần tài và ở những nơi sang trọng, sạch sẽ. Nên ưu tiên đặt cóc ở những vị trí thấp hoặc đặt dưới đất. Cóc là loài vật sống dưới đất. Để thiềm thừ càng gần đất mẹ, khả năng phong thủy càng phát huy mạnh. Lưu ý:  Tuyệt đối không đặt trong bếp, phòng tắm hoặc gần nhà vệ sinh bởi cóc sẽ trở nên hung dữ và thu hút vận rủi, tàn phá năng lượng tốt đẹp trong nhà. Không phủ vải hoặc để bất kỳ thứ gì phủ lên trên mắt Thiềm thừ. Hạn chế di chuyển tránh ảnh hưởng tới hiệu quả phong thủy. Nếu di chuyển phải chọn ngày, giờ đẹp. Thiềm Thừ Phong Thủy sau khi được khai quang, nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi "phù hộ" cho người đó. Vì thế, có người dùng rất tốt nhưng đem tặng cho người khác thì lại không linh là vì lí do này. Khai quang thiềm thừ cũng không nên có người lạ mặt. 4. Hình ảnh Tượng Thiềm Thừ đẹp Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích của bài viết trên, Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn biết được đặc điểm cũng như ý nghĩa phong thuỷ của Tượng Thiềm Thừ. Phúc Lộc Viên Minh chúng tôi...

Khám phá ý nghĩa phong thuỷ của tượng gốm sứ 12 con giáp (phần 2)

Khám phá ý nghĩa phong thuỷ của tượng gốm sứ 12 con giáp (phần 2)

Theo các chuyên gia phong thủy, sử dụng đồ gốm sứ để trang trí nhà không chỉ mang đến vẻ đẹp tinh tế mà còn giúp ngăn ngừa tà khí, thu hút tài lộc và may mắn cho gia chủ. Đặc biệt, tượng 12 con giáp bằng gốm sứ với ý nghĩa phong thủy độc đáo được nhiều người yêu thích. Hãy tìm hiểu cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh ý nghĩa của từng tượng gốm sứ 12 con giáp qua bài viết này nhé! 1. Tượng gốm sứ con Ngựa Từ xa xưa, ngựa đã được tôn vinh là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý như sự trung thành, kiên nhẫn, bền bỉ và dẻo dai. Không chỉ vậy, ngựa còn mang trong mình sức mạnh phi thường, tượng trưng cho chiến thắng và sự may mắn.Chính vì những ý nghĩa tốt đẹp này mà hình tượng con ngựa luôn được ưa chuộng trong phong thủy, đặc biệt là đối với những ai mong muốn đạt được thành công trong sự nghiệp và kinh doanh. Bởi tượng ngựa phong thủy chính là hiện thân cho nguồn tài lộc dồi dào, giúp họ hanh thông trong mọi việc, thu hút vượng khí, gia tăng tiền tài và gặt hái được nhiều thành công vang dội. Nên đặt tượng ngựa trên bàn làm việc hoặc khu vực tài vị trong nhà, hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ để đón nhận nguồn năng lượng tích cực. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể đặt tượng ngựa theo hướng chính Nam hoặc hướng tương sinh với bản mệnh theo ngũ hành để gia tăng hiệu quả phong thủy. 2. Tượng gốm sứ con Dê  Dê từ lâu đã được xem là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý, tượng trưng cho sự thông minh, nhẫn nại, sáng tạo và tinh thần không khuất phục trước khó khăn. Hình ảnh con dê hiền hòa gặm cỏ còn mang ý nghĩa về sức khỏe dồi dào,tài lộc viên mãn và thành công vang dội. Trong phong thủy, tượng dê được sử dụng để thu hút năng lượng tích cực, mang lại may mắn, bình an và tài lộc cho gia chủ. Đặc biệt, với những người làm việc trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh hay lãnh đạo, bài trí tượng dê trên bàn làm việc sẽ giúp họ giữ được sự điềm đạm, sáng suốt, đưa ra những quyết định sáng suốt và kịp thời, từ đó đạt được thành công trong sự nghiệp. Vị trí đặt tượng dê phong thủy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thu hút tài lộc. Theo các chuyên gia phong thủy, hướng Nam và Tây Nam là những hướng tốt nhất để đặt tượng dê. Gia chủ nên tránh đặt tượng dê ở hướng Bắc hoặc Đông Bắc. Ngoài ra, phòng khách, bàn làm việc, bàn thờ và bàn học cũng là những vị trí thích hợp để bài trí tượng dê. Theo quan niệm dân gian, đặt tượng dê phong thủy ở hai bên đầu giường người bệnh sẽ giúp họ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 3. Tượng gốm sứ con Khỉ Từ xa xưa, hình ảnh con khỉ đã được lưu truyền trong những câu chuyện, truyền thuyết như biểu tượng cho sức mạnh phi thường, trí thông minh tinh ranh và lòng nhân ái bao la. Do đó, tượng khỉ trong phong thủy được xem như vật phẩm mang đến may mắn, tài lộc và thành công cho gia chủ. Sở hữu một tượng khỉ trong nhà hoặc văn phòng làm việc sẽ giúp thu hút năng lượng tích cực, xua tan tà khí, đem lại cho gia chủ những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nên đặt tượng khỉ quay đầu về hướng Bắc hoặc hướng Tây Nam. Đây là những hướng tốt theo ngũ hành, giúp phát huy tối đa công dụng phong thủy của tượng khỉ. Tránh đặt tượng khỉ quay đầu về hướng Đông Bắc, vì đây là hướng không tốt, có thể ảnh hưởng đến tài lộc và vận may của gia chủ. 4. Tượng gốm sứ con Gà Trong văn hóa phương Đông, gà trống từ lâu đã được xem như linh vật, biểu tượng cho những phẩm chất cao quý như sự dũng mãnh, chính trực, cần mẫn và lòng trung thành. Tượng gà phong thủy được chế tác dựa trên hình ảnh chú gà trống oai hùng, mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, đặc biệt thu hút tài lộc và may mắn cho gia chủ. Đối với những người mệnh Thủy, tượng gà là vật phẩm phong thủy vô cùng hợp mệnh. Theo ngũ hành, Kim sinh Thủy,do đó gà (hành Kim) sẽ hỗ trợ, bù đắp những thiếu hụt của mệnh Thủy, giúp gia chủ làm ăn phát đạt, hanh thông trong mọi việc, gặt hái được nhiều thành công. Bên cạnh ý nghĩa về tài lộc, tượng gà trống còn có tác dụng trấn tà khí, hóa giải đào hoa sát, mang lại sự bình an và hạnh phúc cho gia đình. Trưng bày gà phong thủy trong nhà sẽ giúp vợ chồng hòa thuận, yêu thương nhau hơn, tránh xảy ra những mâu thuẫn, lục đục. Theo các chuyên gia phong thủy gà thuộc hành Kim nên thích hợp bài trí ở hướng Tây của phòng làm việc giúp kích thích sự tư duy, sáng tạo mang lại hiệu quả cao. Đây là sản phẩm...

Khám phá ý nghĩa phong thuỷ của tượng gốm sứ 12 con giáp (phần 1)

Khám phá ý nghĩa phong thuỷ của tượng gốm sứ 12 con giáp (phần 1)

Theo các chuyên gia phong thủy, sử dụng đồ gốm sứ để trang trí nhà không chỉ mang đến vẻ đẹp tinh tế mà còn giúp ngăn ngừa tà khí, thu hút tài lộc và may mắn cho gia chủ. Đặc biệt, tượng 12 con giáp bằng gốm sứ với ý nghĩa phong thủy độc đáo được nhiều người yêu thích. Hãy tìm hiểu cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh ý nghĩa của từng tượng gốm sứ 12 con giáp qua bài viết này nhé! 1. Tượng gốm sứ con Chuột Chuột, con giáp mở đầu cho 12 con giáp, mang trong mình ý nghĩa về sự khởi đầu mới mẻ, hứa hẹn những điều tốt đẹp.Hình ảnh tượng chuột được trân quý bởi nó đại diện cho sự nhanh nhẹn, linh hoạt, thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh. Trong văn hóa Á Đông, chuột còn là biểu tượng của tài lộc, sung túc. Người ta tin rằng, trưng bày tượng chuột trong nhà sẽ mang lại may mắn, tiền tài dồi dào và cuộc sống luôn viên mãn. Theo quan niệm ngũ hành, chuột thuộc hành Thủy, mà nước vốn là nguồn cội của sự sống, đại diện cho sự sinh sôi nảy nở và phát triển trường tồn. Do đó, bài trí tượng chuột phong thủy trong nhà mang ý nghĩa cho một khởi đầu thuận lợi,hanh thông và thịnh vượng. Vị trí đặt tượng chuột cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả phong thủy. Hướng tốt nhất để đặt tượng chuột là hướng Đông Bắc hoặc Tây Bắc - hai hướng thuộc hành Thủy, tượng trưng cho tài lộc và may mắn. Khi bài trí tượng chuột theo hướng này, gia chủ sẽ nhận được nhiều vượng khí, hanh thông trong công việc, tiền tài dồi dào và cuộc sống viên mãn. Ngược lại, cần tuyệt đối tránh đặt tượng chuột ở hướng Bắc hoặc Đông bởi đây là những hướng có hung khí, không phát huy được tác dụng của tượng chuột phong thủy. 2. Tượng gốm sứ con Trâu Từ bao đời nay, hình ảnh con trâu đã gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước của Việt Nam, là biểu tượng cho sự cần cù,hiền hòa, và sức mạnh phi thường. Trong văn hóa Á Đông, trâu còn được coi là linh vật mang đến sự an lành, no đủ và thịnh vượng cho gia chủ. Theo quan niệm phong thủy, trâu thuộc quẻ Khôn trong Bát quái, tượng trưng cho đất đai, sự vững chắc và trường tồn.  Khi lựa chọn vật phẩm này để bài trí thì cần phải chú ý tới tuổi có hợp với mệnh Trâu không(ví dụ như tam hợp Tỵ – Dậu – Sửu). Hướng tốt nhất và thích hợp nhất để đặt tượng trâu đó là hướng Bắc hoặc Đông Bắc, đây là vị trí cực kỳ thích hợp để trâu phát huy hết uy lực của mình. Tránh đặt tượng Trâu gốm sứ ở hướng Nam hoặc Tây Nam bởi đây là hướng lục sát, dễ gây đại họa. Bên cạnh đó, cần lưu ý không nên đặt tượng trâu với sừng trâu xoay về phía mình bởi sừng trâu sát chủ, dễ gây họa tranh đấu, thị phị, không có lợi cho con đường thăng tiến. 3. Tượng gốm sứ con Hổ Hổ, chúa tể sơn lâm, từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh, sự oai phong và lòng dũng cảm phi thường. Trong văn hóa Á Đông, hổ được tôn kính như linh vật mang đến quyền lực, thành công và bình an cho gia chủ.  Tượng Hổ giúp gia chủ khẳng định vị thế, gặt hái thành công trong công danh, sự nghiệp và học hành; mang đến năng lượng mạnh mẽ, giúp chủ nhân đưa ra quyết định sáng suốt, thu hút vượng khí, từ đó thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển thuận lợi. Bên cạnh đó, tượng Hổ có có tác dụng trấn trạch rất tốt, có khả năng trừ tà, xua đuổi vận rủi, bảo vệ gia chủ khỏi những nguy hiểm, tai ương. 4. Tượng gốm sứ con Mèo Trong phong thủy, tượng mèo tượng trưng cho sự nhẹ nhàng, tài năng, thành công trong sự nTrong phong thủy, mèo được xem là linh vật cát tường, mang đến sự may mắn, tài lộc và bình an cho gia chủ. Hình ảnh mèo tượng trưng cho sự nhẹ nhàng, uyển chuyển, ẩn chứa sức mạnh tiềm tàng và khả năng thích nghi nhạy bén trước mọi hoàn cảnh. Tượng Mèo phong thủy nên đặt theo hướng Đông, Đông Nam tuyệt đối không đặt ở hướng Tây gây cản trở tài lộc. Nếu đặt mèo trong phòng thì cần hướng mèo ra cửa chính hoặc cửa sổ, như vậy gia chủ sẽ nhận được tối đa sự may mắn mà những vật phẩm gốm sứ tượng Mèo phong thủy mang lại. 5. Tượng gốm sứ con Rồng Từ ngàn đời nay, rồng luôn được tôn vinh là linh vật thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh phi thường, quyền uy tối thượng và sự may mắn sung túc. Với hình ảnh mình rồng dài, thân có vảy, đầu có sừng, chân có móng vuốt kiên cường, rồng là...

Tìm hiểu về Tượng Rồng ngậm ngọc

Tìm hiểu về Tượng Rồng ngậm ngọc

Tượng phật Rồng Ngậm Ngọc là hình ảnh thân thuộc và không còn xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam. Trong những món quà tặng phong thủy thì Rồng Ngậm Ngọc được xem là biểu tượng may mắt, tốt đẹp, uy quyền với ý nghĩa thiêng liêng. Một món quà mang ý nghĩa vô cùng to lớn, thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa Rồng Ngậm Ngọc. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1. Ý nghĩa phong thuỷ của Tượng Rồng Ngậm Ngọc Từ xa xưa, Rồng đã được coi là linh vật mang đến may mắn, tốt đẹp và quyền uy trong văn hóa phương Đông. Là một trong Tứ linh - Long, Lân, Quy, Phụng, Rồng tượng trưng cho sự khởi đầu mới mẻ, cát lành và sức mạnh phi thường. Hình ảnh Rồng ngậm ngọc càng khẳng định vị thế cao quý của nó, đại diện cho Hoàng đế, người quân tử. Sức mạnh của Rồng còn thể hiện qua khả năng chi phối thời tiết, mưa gió, ánh sáng, đại dương và đất liền. Do vậy, Rồng ngậm ngọc chính là biểu tượng cho năng lượng trời đất, là vật phẩm phong thủy được ưa chuộng nhất. Ngoài khả năng hóa giải sát khí, Rồng phong thủy còn giúp gia tăng quyền lực, đặc biệt là cho những người ở vị trí cao.Sở hữu Rồng phong thủy sẽ giúp hóa giải tiểu nhân, thị phi, mang đến sự suôn sẻ trong công danh sự nghiệp, hỗ trợ thăng tiến và gia tăng uy quyền. Theo truyền thuyết dân gian, người phụ nữ mang thai nếu nhìn thấy Rồng sẽ sinh con thông minh, xuất chúng. Niềm tin này càng củng cố cho sức mạnh tâm linh và ý nghĩa phong thủy của Rồng ngậm ngọc. Từ doanh nhân, thương nhân đến người bình dân, ai cũng mong muốn sở hữu Rồng ngậm ngọc để cầu mong tài lộc,may mắn và thành công trong cuộc sống. Hình ảnh Rồng ngậm ngọc không chỉ là vật trang trí mà còn là biểu tượng cho niềm tin và hy vọng về một tương lai tươi sáng. 2. Vị trí đặt Tượng Rồng Ngậm Ngọc chuẩn phong thuỷ Rồng Ngậm Ngọc - linh vật quyền uy, biểu tượng cho sự khởi đầu mới mẻ và may mắn - góp phần tô điểm cho không gian sống và mang đến những điều tốt đẹp cho gia chủ. Để phát huy tối đa năng lượng phong thủy của Rồng Ngậm Ngọc, cần lưu ý những vị trí đặt sau đây: Phòng khách: Vị trí trang trọng nhất trong nhà, nơi tiếp khách và sum họp gia đình. Đặt Rồng Ngậm Ngọc ở đây sẽ thu hút tài lộc, vượng khí, hỗ trợ gia chủ thăng tiến trong công danh sự nghiệp. Phòng làm việc: Mang đến nguồn năng lượng tích cực, giúp gia chủ tập trung cao độ, đưa ra quyết định sáng suốt,từ đó gặt hái thành công trong công việc. Cửa hàng kinh doanh: Tượng trưng cho uy quyền, thu hút khách hàng, thúc đẩy doanh thu và gia tăng lợi nhuận. Hướng Thanh Long: Nên đặt Rồng Ngậm Ngọc ở hướng bên trái của trạch nhà (hướng Thanh Long) để hóa giải vận hạn xấu, mang lại bình an và may mắn cho gia chủ. Lưu ý: Tránh đặt sau lưng: Vị trí này khiến Rồng bị hạn chế sức mạnh, không phát huy được tác dụng phong thủy. Tránh đặt đối diện: Khí chất uy quyền của Rồng có thể gây ảnh hưởng đến người ngồi đối diện, đặc biệt là những người có chức vụ cao. Tránh đặt quay về phòng ngủ: Không mang lại ý nghĩa phong thủy tốt, có thể khiến trẻ nhỏ hoảng sợ, mơ thấy ác mộng. Tránh đặt ở góc tường hoặc hướng ra cửa sổ: Vị trí này không phù hợp để thu hút năng lượng tích cực. Tuổi Tuất: Rồng mang ý nghĩa cát tường nhưng lại không hợp với người tuổi Tuất. Do đó, gia chủ mang tuổi Tuất nên lưu ý không sử dụng vật phẩm phong thủy này. Kết hợp với Phượng Hoàng: Ngoại trừ Phượng, thì gia chủ không nên đặt vật phong thủy nào gần Rồng. Rồng và Phượng là cặp đôi phong thủy hạnh phúc, may mắn tượng trưng cho hôn nhân và gia đình. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích của bài viết trên, Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn biết được đặc điểm cũng như ý nghĩa phong thuỷ của Tượng Rồng Ngậm Ngọc. Phúc Lộc Viên Minh chúng tôi tự hào cung cấp các sản phẩm Tượng Rồng Ngậm Ngọc với đa dạng ý nghĩa khác nhau và được chế tác bởi các nghệ nhân lâu năm tại làng nghề Bát Tràng. Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé.

Tìm hiểu về Tượng Tỳ Hưu giúp trấn trạch, chiêu tài lộc

Tìm hiểu về Tượng Tỳ Hưu giúp trấn trạch, chiêu tài lộc

Tượng phật Tỳ Hưu là hình ảnh thân thuộc và không còn xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam. Theo như các chuyên gia về phong thủy khẳng định rằng, linh vật Tỳ Hưu được xếp vào một trong những loại linh thú hung hăng, nhưng ngược lại với hình ảnh này là ý nghĩa dùng thể hiện cho điều tốt lành. Vậy cụ thể ý nghĩa của loại Tượng này là gì? Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1. Giới thiệu về Tỳ Hưu Tỳ Hưu, hay còn được gọi là Tu Lỳ, là linh vật hư cấu xuất xứ từ Trung Hoa, mang trong mình sức mạnh phong thủy phi thường. Sở hữu ngoại hình độc đáo với đầu Lân, thân gấu, vảy rồng, sừng trên đầu, cánh trên lưng và đặc biệt là không có hậu môn, Tỳ Hưu dễ dàng được nhận diện và trở thành một trong những linh thú được yêu thích nhất. Theo dân gian, Tỳ Hưu có hai loại khác nhau: Tỳ Hưu hai sừng (Thiên Lộc): Mang khí chất uy phong, miệng rộng, bụng to, mông lớn và sở hữu hai sừng trên đầu. Thức ăn chủ yếu là vàng bạc, châu báu, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Được xem là thần bảo vệ tài sản, mang đến may mắn, tiền tài cho gia chủ. Tỳ Hưu một sừng (Tịch Tà): Miệng luôn há rộng, toát lên vẻ hung dữ và nguy hiểm, chỉ có một sừng trên đầu. Thức ăn chính là máu và tinh khí của ma quỷ, yêu quái, thể hiện khả năng trừ tà, xua đuổi vận rủi. Biểu tượng cho sự bình an, giúp gia chủ tránh khỏi những điều xui xẻo, âm khí. 2. Truyền thuyết về Tỳ Hưu 2.1. Truyền thuyết 1 - Con của Rồng Một trong những truyền thuyết cổ nhất về Tỳ Hưu đó là một trong chín đứa con của Rồng. Gồm: Si vẫn, Phụ hí, Bệ ngạn, Bí hí, Toan nghê, Bồ lao, Trào phong, Nhai xế và Tỳ Hưu là con út (con thứ 9). Tỳ Hưu may mắn sở hữu những đặc điểm đẹp nhất của các “anh em” nên có được bề ngoài hoàn hảo. Nhưng đúng là ông trời không cho ai tất cả, Tỳ Hưu sinh ra bị dị tật bẩm sinh, không có hậu môn, chưa được vài ngày đã chết non. Ngọc Hoàng thương tình nên cho Tỳ Hưu hóa thành linh vật nhà trời chuyên phò tá về tài lộc. Nguyên do là nó chỉ có ăn mà không có cho ra. Bao nhiêu của nả vào mồm nó là không có đường ra.      Những ai thờ Tỳ Hưu đều phải hết sức trân trọng, vì con này tính tình ưa sạch sẽ, lại hay khóc mè nheo. Nên tính khí trẻ con lắm, không cho ăn là nó quấy khóc. Ai lấy đồ của nó là nó gào lên, ai rước nó về thờ phải nâng niu, tắm rửa sạch sẽ cho nó, ngày 3 lần. 2.2. Truyền thuyết 2 – Giấc mơ của Minh Thái Tổ Vào thời nhà Minh (Trung Hoa) đời vua Minh Thái Tổ, do mới lập nghiệp nên ngân khố luôn trong tình trạng suy kiệt. Vua quá lo lắng nên ngày đêm ăn ngủ không yên tinh thần luôn bất an. Bỗng đêm nọ, nhà vua mơ thấy một con mãnh thú oai phong gần giống như con lân, trên đầu có sừng, đang đứng phía trước cung điện và ra sức nuốt những thỏi vàng bạc châu báu. Sáng dậy vua bèn mời thầy phong thủy về hỏi ý kiến mới biết rằng khu vực xuất hiện mãnh thú ấy là mảnh đất thiêng. Vua thầm nghĩ là ý trời sai thần thú hiển linh để phò tá mình trị vì đất nước nên lập tức ra lệnh xây dựng một cổng thành uy nghiêm trên đường dẫn vào Tử Cấm Thành, cũng chính là nơi thần thú xuất hiện. Vua nói con vật này tuy phàm ăn nhưng lại chỉ chọn vàng bạc châu báu để ăn. Hơn nữa, nó không có hậu môn dù có ăn bao nhiêu cũng không thể cho ra ngoài. Sau đó, nhà vua cũng sai thợ kim hoàn tạc tượng Tỳ Hưu theo miêu tả của mình bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên gác cao của Tài môn. Theo người Trung Hoa xưa, chữ “Vương” trong hán tự thêm một dấu chấm thì sẽ thành chữ “Ngọc”, Tỳ Hưu làm bằng ngọc sẽ đem lại tài vượng lộc lá. Từ ngày có linh thú, triều Minh ngày càng giàu có, mở mang bờ cõi và trở thành một trong những triều đại hưng thịnh nhất lịch sử Trung Hoa. Sau này, khi nhà Thanh cai trị họ cũng vẫn tin vào sự linh thiêng của linh vật này và đặt tên nó là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc rất nhiều tượng Tỳ...

Tìm hiểu về Tượng Phật Di Lặc

Tìm hiểu về Tượng Phật Di Lặc

Hình ảnh Phật Di Lặc với nụ cười hiền hậu, thân hình mập mạp đã trở nên vô cùng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Ngài là một trong những biểu tượng độc đáo của Phật giáo, và việc thờ Phật Di Lặc từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống của các tín đồ Phật giáo để cầu bình an, may mắn và hạnh phúc. Vậy, tượng Phật Di Lặc mang ý nghĩa gì trong phong thủy? Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1. Giới thiệu về Phật Di Lặc Bồ Tát Di Lặc được tôn kính là vị Phật thứ 5, vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên Trái Đất sau khoảng 30.000 năm nữa,kế thừa và phát huy sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong Phật giáo Tây Tạng, Bồ Tát Di Lặc được thờ cúng vô cùng trang trọng và rộng rãi. Ngài là Phật tương lai trong cõi Ta Bà, hiện cư ngụ tại cung trời Đâu - suất. Hình ảnh Bồ Tát Di Lặc thường được miêu tả với thân hình khỏe mạnh, mập mạp, trang phục khoáng đạt hở bụng, để lộ chiếc rốn to, đi chân đất và luôn nở nụ cười hoan hỉ trên môi. Trong tay Ngài thường cầm theo chiếc túi vải lớn, tượng trưng cho sự bao dung và lòng từ bi vô bờ bến. Tính cách của Ngài được mô tả là ung dung tự tại, lời nói nhẹ nhàng, điềm đạm, thích ngủ ở đâu thì ngủ. 2. Truyền thuyết về Phật Di Lặc Theo truyền thuyết lưu truyền, tại vùng Phụng Hóa, Minh Châu, Trung Quốc, có một người đàn ông tên Trương Trọng Thiên đã phát hiện và mang về nuôi dưỡng một bé trai bị bỏ rơi bên bờ suối. Đứa bé có thân hình bụ bẫm, mập mạp,khuôn mặt luôn nở nụ cười rạng rỡ nên được đặt tên là Khiết Tử. Khiết Tử lớn lên, xuất gia tu hành và được biết đến với danh xưng "Hòa Thượng Bố Đại" hay "Bố Đại Hòa Thượng" vì luôn mang theo bên mình một chiếc túi vải. Hòa Thượng Bố Đại nổi tiếng với cuộc sống giản dị, thường xuyên vác túi đi khắp nơi để truyền bá Phật pháp, giáo hóa chúng sinh. Ngài luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho người nghèo khó, thường xuyên giảng kinh pháp và giúp đỡ họ vượt qua khó khăn. Tương truyền, Hòa Thượng Bố Đại có khả năng tiên tri thời tiết và sở hữu nhiều phép thuật phi thường. Hình ảnh quen thuộc của Hòa Thượng Bố Đại là một vị Phật mập mạp, rạng rỡ nụ cười, thường được đi kèm với những đứa trẻ. Niềm vui và sự an lạc mà Hòa Thượng Bố Đại mang đến đã trở thành biểu tượng cho tương lai tốt đẹp, thịnh vượng. Trước khi viên tịch, Hòa Thượng Bố Đại đã để lại lời kệ: "Di Lặc, chân Di Lặc Phân thân trăm nghìn ức Người đời không ai biết" Vào ngày 3/3/916, Hòa Thượng Bố Đại viên tịch. Sau khi Ngài qua đời, nhiều người dân vẫn tin rằng họ đã nhìn thấy Bố Đại xuất hiện ở những nơi khác nhau. Niềm tin về sự hóa thân của Hòa Thượng Bố Đại thành Phật Di Lặc đã lan rộng, và hình ảnh Phật Di Lặc mập mạp, vui vẻ ngày nay chính là hiện thân cho niềm tin ấy. 3. Ý nghĩa phong thuỷ Tượng Phật Di Lặc Được mệnh danh là "Phật Cười", Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối cho hạnh phúc trong phong thủy. Bên cạnh đó, tượng Phật Di Lặc được cho là mang lại may mắn, niềm vui, hạnh phúc và sự giàu sang cho gia chủ. Hình ảnh Phật Di Lặc với nụ cười hiền hậu, khoan dung giúp xua tan muộn phiền, lo âu, mang lại cảm giác bình an và sức khỏe dồi dào cho gia chủ. Nhìn vào nụ cười rạng rỡ của Phật Di Lặc, ta như được tiếp thêm năng lượng tích cực, niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống. Lỗ tai dài của Phật Di Lặc thể hiện sự từ ái, lòng lắng nghe, thấu hiểu. Bụng bự và tròn tượng trưng cho lòng từ bi rộng lớn, bao dung mọi muộn phiền, sầu khổ của con người. Ngoài ra, tượng Phật Di Lặc còn đi kèm với nhiều hình ảnh khác nhau, mỗi hình ảnh mang một ý nghĩa riêng: Phật Di Lặc và đám trẻ nhỏ nô đùa: tượng trưng cho cuộc sống sung túc, con cháu đuề huề. Phật Di Lặc vác bao bố to: tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, của cải đủ đầy. Phật Di Lặc tay cầm thỏi vàng: biểu tượng cho may mắn và tài lộc. Phật Di Lặc kéo túi tiền: biểu trưng cho tài lộc và thịnh vượng. Phật Di Lặc ôm phiến đá: tượng trưng cho niềm vui, sự hòa thuận, may mắn và sức khỏe. Phật Di Lặc dưới cây tùng: tượng trưng cho việc xua đuổi tà ma, mang lại may mắn, sức khỏe, tài lộc cho gia chủ. Với những ý nghĩa tốt đẹp và hình ảnh đa dạng, Phật Di Lặc không chỉ...

Tượng gốm sứ phong thuỷ - Khám phá nét đẹp tinh tế trong văn hoá tâm linh Việt

Tượng gốm sứ phong thuỷ - Khám phá nét đẹp tinh tế trong văn hoá tâm linh Việt

Tượng gốm sứ Bát Tràng từ lâu đã vang danh là sản phẩm trang trí độc đáo và lâu đời nhất Việt Nam, thu hút du khách trong và ngoài nước. Nổi bật bởi độ bền vượt trội, tượng gốm Bát Tràng còn chinh phục bởi vẻ đẹp tinh tế trong màu sắc, thần thái, thể hiện tâm hồn và tâm linh sâu sắc, phù hợp với văn hóa tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá những tinh hoa nghệ thuật ẩn chứa trong từng tác phẩm tượng gốm sứ, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. 1. Ý nghĩa của các vật phẩm tượng gốm sứ Từ xa xưa, người Việt đã có truyền thống thờ cúng các vị thần linh theo tín ngưỡng, và tượng gốm Bát Tràng luôn được xem là biểu tượng cho nét đẹp văn hóa thờ cúng ấy. Tượng gốm sứ Bát Tràng không chỉ mang giá trị nghệ thuật cao, mà còn là vật phẩm tâm linh linh thiêng, cao quý, góp phần tôn vinh văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Theo quan niệm dân gian, tượng phong thủy mang ý nghĩa cát tường, được trưng bày để mang lại may mắn, tài lộc, sức khỏe và bình an cho gia chủ. Mỗi vật phẩm phong thủy đều mang những giá trị riêng, nhưng nhìn chung, chúng đều có những ý nghĩa tích cực sau: Xua đuổi tà khí, mang lại bình an: Tượng phong thủy giúp tiêu trừ và xua đuổi tà khí, những điềm xui xẻo và hung khí, đem đến cuộc sống bình an cho gia chủ và gia đình. Gia tăng vượng khí: Tượng phong thủy giúp mang lại sự may mắn, tăng vượng khí tốt, công thành danh toại, cầu cho công việc kinh doanh suôn sẻ và phát triển tốt. Tăng cường sức khỏe: Tượng phong thủy giúp mang đến sức khỏe dồi dào, gia đình yên vui, êm ấm, cầu mong sự trường thọ và phúc khí cho gia chủ và người thân trong gia đình. Cầu bình an, may mắn: Tượng phong thủy giúp tiêu trừ bệnh tật, mang đến sinh khí dồi dào và cơ thể khỏe mạnh, cầu tình duyên tốt đẹp, hôn nhân êm ấm, cầu sự đỗ đạt và thăng tiến trong khoa cử, con đường học hành được hanh thông. Với những ý nghĩa tốt đẹp đó, tượng gốm sứ Bát Tràng không chỉ là vật phẩm trang trí, mà còn là món quà ý nghĩa dành cho người thân, bạn bè, thể hiện mong muốn về một cuộc sống bình an, may mắn và hạnh phúc. 2. Đặc trưng nổi bật của tượng gốm sứ Bát Tràng Tượng gốm sứ Bát Tràng được kế thừa tinh hoa nghệ thuật làm gốm lâu đời của cha ông, đồng thời không ngừng cải tiến về mẫu mã và chất lượng để đáp ứng nhu cầu thờ cúng và trang trí ngày càng cao của mọi gia đình. Sở hữu những ưu điểm vượt trội so với các loại tượng khác, tượng gốm sứ Bát Tràng luôn là lựa chọn hàng đầu cho khách hàng: Độ bền vĩnh cửu: Được làm từ đất sét cao cấp, nung đốt ở nhiệt độ cao trên 1000 – 1300 độ C, tượng gốm Bát Tràng có độ bền vượt trội, không bị rạn nứt, mối mọt, đảm bảo tuổi thọ lâu dài. Màu sắc và hoa văn tinh tế: Tượng gốm Bát Tràng được phủ lớp men sáng bóng, kết hợp với đa dạng màu sắc sống động, bền màu theo thời gian. Các họa tiết được vẽ tay tỉ mỉ, tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. Thần thái sống động: Bằng bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Bát Tràng, từng đường nét trên tượng gốm được thể hiện một cách sống động, truyền tải thần thái và cảm xúc chân thực, mang đến cho người xem cảm giác như đang chiêm ngưỡng linh vật thật. Dễ dàng vệ sinh: Bề mặt tượng gốm nhẵn mịn, dễ dàng lau chùi, vệ sinh mà không tốn nhiều thời gian và công sức. Điều đặc biệt, tượng gốm sứ Bát Tràng có tuổi vĩnh cửu nếu không bị va đập bởi ngoại lực bên ngoài. Và sản phẩm có chất lượng vượt trội hơn hẳn các loại tượng làm bằng chất liệu khác. 3. Phân loại tượng gốm sứ Ngày nay, tượng gốm sứ được chế tác với nhiều hình dạng phong phú, mô phỏng các nhân vật, chủ đề đa dạng. Tuy nhiên, nhìn chung, tượng gốm sứ có thể được phân loại thành hai nhóm chính: tượng thờ cúng và tượng trang trí. Tượng gốm sứ thờ cúng Thể hiện hình ảnh các vị thần Phật, các vị thánh trong tín ngưỡng, hoặc những anh hùng dân tộc có công với đất nước. Thường được đặt trên bàn thờ gia đình, đình, chùa, miếu để thờ cúng, thể hiện lòng thành kính và biết ơn. Tượng gốm sứ nghệ thuật Khắc họa hình ảnh con vật, cây cối, nhân vật trong truyền thuyết,... Lấy cảm hứng từ kho tàng văn hóa phong phú kết hợp với sự sáng tạo của nghệ nhân, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Phù hợp để trang trí ở mọi không gian, mang lại vẻ đẹp tinh...

[SERIES CHỌN BÌNH THEO MỆNH]#5 Bình hút lộc rước tiền tài dành cho người mệnh Thổ

[SERIES CHỌN BÌNH THEO MỆNH]#5 Bình hút lộc rước tiền tài dành cho người mệnh Thổ

Bình hút tài lộc là vật phẩm tâm linh, phong thủy có thể mang vượng khí, tài lộc cho người sở hữu nhưng đối với từng người khác nhau thì cách chọn bình hút lộc cho phù hợp cũng là khác nhau. Tại bài viết sau đây Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ cung cấp các đặc điểm về tính cách cũng như vật phẩm phong thủy bình hút tài lộc dành cho người mệnh Thổ đến các bạn. 1. Tìm hiểu về người mệnh Thổ Mệnh Thổ nổi bật với tính cách hiền lành, độ lượng, yêu thương và giữ chữ tín. Họ chu đáo, tỉ mỉ, cẩn trọng trong mọi việc, luôn giữ bình tĩnh và có kế hoạch cụ thể. Nhờ vậy, họ dễ dàng đạt được thành công. Họ ý chí kiên cường, sống có trách nhiệm, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Nhờ vậy, họ được mọi người tin yêu. Tuy nhiên, lòng tốt này đôi khi khiến họ bị lợi dụng, ảnh hưởng tài chính và cơ hội phát triển. Điểm yếu của mệnh Thổ là thích sự an toàn, ổn định. Họ ngại thử thách, ưa vùng an toàn, dẫn đến việc dậm chân tại chỗ nên khó đạt đỉnh cao danh vọng. 2. Cách chọn bình hút tài lộc phù hợp với người mệnh Thổ Trong phong thủy, màu sắc hài hòa là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Màu sắc phù hợp với cung mệnh giúp cân bằng âm dương, đem lại cát khi. Đây là lý do người mệnh Hoả nếu muốn phát tài phát lộc nên lựa chọn đúng màu phong thủy. Màu bản mệnh Thổ Màu vàng, nâu đất: Bình hút tài lộc màu này sẽ trực tiếp mang đến thịnh vượng, an khang cho mệnh chủ nhân bản mệnh. Màu tương sinh: là các màu thuộc hành Hoả Màu đỏ, màu cam, màu hồng, màu tím,…Thổ được sinh ra và nuôi dưỡng bởi Hỏa, ngọn lửa đốt cháy vạn vật, thiêu rụi thành tro và cung cấp chất mùn, dinh dưỡng cho đất đai màu mỡ, trù phú. Màu tương khắc Các màu thuộc hành Kim, bởi Thổ sinh Kim gây hao mòn năng lượng. Màu đen, xanh nước biển, xanh lá cây, trắng, bạc, xám ánh kim. Màu xanh lá cây: tượng trưng cho hành Mộc – cây cỏ hút dưỡng khí của đất để vươn lên. Bên cạnh đó, họa tiết trên bình hút lộc có thể lựa chọn theo mục đích sử dụng, sở thích và phong cách của gia chủ. Nếu gia chủ là người muốn thuận lợi trong công việc kinh doanh, buôn bán có thể chọn họa tiết Thuận buồm xuôi gió, Mã đáo thành công, Vạn sự như ý… Những mẫu họa tiết như hoa sen, họa đào, tứ cảnh lại mang những vẻ đẹp tinh tế riêng, tạo cảm giác bình yên, nhẹ nhàng cho không gian sống. 3. Vị trí đặt bình hút lộc chuẩn phong thuỷ cho người mệnh Thổ Thư phòng: Đặt bình hút lộc tại phòng đọc sách, phòng học hoặc phòng làm việc giúp kích thích tư duy sáng tạo, gia tăng năng lượng tích cực và thu hút tài lộc cho gia chủ. Phòng thờ: đặt tại vị trí trang trọng, linh thiêng trong phòng thờ, giúp tạo dựng không gian thanh tịnh, gia tăng khả năng thu hút tài lộc, cầu bình an và thành công cho gia chủ. Phòng khách: đặt trên kệ tủ, kệ tivi,... mang đến vượng khí, tạo điểm nhấn thẩm mỹ và thu hút sự may mắn, tài lộc cho gia chủ. 4. Lưu ý khi sử dụng bình hút lộc Giữ bình luôn sạch sẽ, tránh va đập và đặt ở vị trí trang trọng. Tránh va đập mạnh, di chuyển bình thường xuyên để bảo vệ bình nguyên vẹn và giữ gìn vượng khí dồi dào. Tuyệt đối không đặt bình hút lộc đối diện với cửa ra vào hoặc nhà vệ sinh - nơi có nguồn năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng đến hiệu quả phong thủy. Kết hợp sử dụng bình hút lộc với các vật phẩm phong thủy khác như tỳ hưu, thiềm thừ, đá quý… để tăng cường hiệu quả thu hút tài lộc, vượng khí và may mắn. 5. Một số mẫu bình hút lộc đẹp mắt dành cho người mệnh Thổ tại Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh   Mong rằng, qua một vài chia sẻ ngắn của Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh về cách chọn bình hút lộc cho gia chủ mệnh Thổ đã giúp bạn có thêm kiến thức để tự mang may mắn, tài lộc về cho gia đình mình. Phúc Lộc Viên Minh chúng tôi cung cấp các sản phẩm bình hút tài lộc với đa dạng màu sắc, kiểu mẫu khác nhau và được chế tác bới các nghệ nhân lâu năm. Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé.

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ