Tất cả tin tức

Bộ sưu tập ấm chén Bát Tràng đẹp mắt được ưa chuộng nhất hiện nay

Bộ sưu tập ấm chén Bát Tràng đẹp mắt được ưa chuộng nhất hiện nay

Uống trà là một nét đẹp văn hóa của người Việt, được gìn giữ qua bao thế hệ. Bộ ấm chén gốm Bát Tràng không chỉ phục vụ trong gia đình mà còn là món quà tặng ý nghĩa trong các dịp lễ, Tết. Những sản phẩm này thể hiện tinh hoa nghệ thuật gốm sứ tại làng Bát Tràng, từ quá trình chọn nguyên liệu, tạo hình, trang trí cho đến việc nung gốm. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá về ấm chén Bát Tràng và các loại được ưa chuộng nhất hiện nay. 1. Sự ra đời của ấm chén Bát Tràng Văn hóa trà từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Hơn cả thức uống, chén trà là đầu câu chuyện, trà là cầu nối cho những tâm hồn đồng điệu, là nơi khởi nguồn cho những câu chuyện, là sợi dây gắn kết yêu thương giữa con người. Với người già, chén trà là thú vui tao nhã, là khoảng lặng bình yên để ngẫm nhìn cuộc sống, để hoài niệm về những tháng ngày đã qua. Nhấp một ngụm trà nóng, họ cảm nhận được dư vị của thời gian, của những thăng trầm cuộc sống. Với người trẻ, chén trà là chốn thanh tịnh để tâm hồn được an yên trước những xô bồ của cuộc sống. Nhấp một ngụm trà, họ cảm nhận được sự thanh tao, nhẹ nhàng, giúp họ xua tan đi những muộn phiền, lo âu. Nước trà ngon không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu pha trà mà còn cần ấm chén pha trà chất lượng. Và ấm chén Bát Tràng chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích thưởng thức trà. Ấm chén Bát Tràng được ra đời từ bàn tay tài hoa của những người nghệ nhân làng gốm truyền thống. Từng đường nét, họa tiết trên ấm chén đều được tỉ mỉ, trau chuốt, thể hiện sự tinh xảo và tâm huyết của người thợ. 2. Vài nét về ấm chén gốm sứ Bát Tràng Ấm chén Bát Tràng luôn chiếm vị trí đặc biệt trong lòng người yêu trà đạo và những ai trân trọng giá trị văn hóa Việt Nam. Nó không chỉ là vật dụng pha trà thông thường mà còn là biểu tượng cho nét đẹp tinh hoa nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Từng đường nét, họa tiết trên ấm chén đều được tạo tác thủ công bởi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân, thể hiện sự tỉ mỉ, trau chuốt và tâm huyết của họ. Quy trình sản xuất ấm chén Bát Tràng vô cùng cầu kỳ và phức tạp, trải qua nhiều công đoạn từ chọn lọc nguyên liệu, nhào nặn, tạo hình, trang trí cho đến nung gốm. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự kỹ lưỡng và cẩn thận, góp phần tạo nên chất lượng và giá trị cho sản phẩm. Ấm chén Bát Tràng có nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, từ phong cách truyền thống với những họa tiết hoa văn rồng phượng, hoa sen, cảnh quan thiên nhiên,... đến thiết kế hiện đại, phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay. Chất liệu gốm sứ cao cấp giúp ấm chén có độ bền cao, chịu nhiệt tốt, giữ nhiệt tốt và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Màu men sáng bóng, đều màu, cộng hưởng với hoa văn tinh xảo tạo nên vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho ấm chén Bát Tràng. 3. Tại sao ấm chén gốm sứ Bát Tràng được ưa chuộng Ngày nay, bộ ấm chén gốm sứ Bát Tràng không chỉ là vật dụng thông thường trong gia đình mà còn trở thành món quà tặng ý nghĩa trong các dịp lễ, Tết, hay những dịp đặc biệt. Sự kết hợp giữa tinh tế trong thiết kế và độ bền của gốm sứ Bát Tràng đã thu hút được sự quan tâm và yêu thích của nhiều người, cả trong nước và ngoài nước. 4. Các loại ấm chén Bát Tràng được ưa chuộng nhất hiện nay 4.1. Bộ ấm chén tử sa Bộ ấm chén tử sa Bát Tràng cao cấp là sản phẩm rất được khách hàng “săn đón”. Mỗi bộ gồm ấm pha trà, 6 hoặc 8 chén trà, một số bộ còn có thêm lọc trà và tống tử sa. Nung ở nhiệt độ cao, không tráng men, ấm chén sở hữu màu đất đỏ tao nhã, thích hợp cho bàn ngoài trời và pha trà mạn, trà lá,... 4.2. Bộ ấm chén bọc đồng Sản phẩm được bọc lớp đồng bên ngoài tạo nên sự sang trọng cho bộ ấm trà. Những nghệ nhân tài hoa của làng gốm Bát Tràng đã vận dụng kỹ thuật bọc đồng bên ngoài lên các bộ ấm chén men rạn, men lam sáng, men nâu, xanh lá, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và đa dạng. Đồng dùng để bọc có 2 loại là đồng vàng và đồng trắng. 4.3. Bộ ấm chén hoả biến Bộ ấm chén hoả biến Bát Tràng là những tác phẩm gốm sứ độc đáo, được tạo nên từ nghệ thuật điều chỉnh nhiệt độ nung, tạo màu...

4 Cách đơn giản nhận biết đồ gốm sứ nhiễm chì tại nhà

4 Cách đơn giản nhận biết đồ gốm sứ nhiễm chì tại nhà

Chì là một kim loại nặng thường được sử dụng trong sản xuất công nghiệp. Với nhiều đặc tính ưu việt, ngày nay không hiếm các cơ sở sản xuất gốm sứ dùng chì như một thành phần màu trong tráng men đặc biệt là tạo màu đỏ vàng hoặc thêm chì vào thành phần làm gốm sứ để giảm nhiệt độ nung. Tuy nhiên, chì ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Việc lạm dụng chì trong sản xuất gốm sứ sẽ khiến sản phẩm có tồn dư hàm lượng chì cao, gây tác hại tới hệ thần kinh và nhiều hệ lụy khác khi người dùng sử dụng một thời gian dài, đặc biệt là trẻ em. Vậy làm thế nào để nhận biết sản phẩm gốm sứ nhà bạn có bị nhiễm chì hay không? Hãy cùng Phúc Lộc Viên Minh áp dụng 4 mẹo đơn giản sau để kiểm tra đồ dùng gốm sứ trong gia đình bạn nhé! 1. Cách kiểm tra gốm sứ tại nhà 1.1. Sử dụng giấm ăn  Cách thực hiện:  Ngâm sản phẩm gốm sứ vào dung dịch dấm ăn trong khoảng 15 - 30 phút  Do dấm ăn có tính axit cao, bạn hãy quan sát sựt hay đổi màu sắc của dung dịch và sản phẩm Ưu điểm và nhược điểm:  Ưu điểm: Nếu sản phẩm trắng ra, dung dịch đổi màu có thể xác định đó là gốm sứ nhiễm chì  Nhược điểm: Cách này có thể không phản ánh đầy đủ tình trạng nhiễm chì và không thích hợp cho mọi loại gốm sứ. Có thể làm hỏng lớp tráng men của sản phẩm gốm sứ. 1.2. Kiểm tra bằng nước  Cách thực hiện:  Nhỏ một vài giọt nước vào phần không tráng men của sản phẩm, ví dụ nếu là chén uống trà có thể là phần lòng chén hoặc trôn chén Quan sát tốc độ hút nước và thấm vào sản phẩm  Ưu điểm và nhược điểm:  Ưu điểm: Thấy rõ được tốc độ hút nước, thể hiện chất lượng và độ chân thực của sản phẩm. Nhược điểm: Không phản ảnh trực tiếp về việc nhiễm chì và phụ thuộc vào từng loại gốm cụ thể 1.3. Gõ vào sản phẩm để kiểm tra tiếng vang  Cách thực hiện:  Gõ vào sản phẩm và nghe tiếng vang. Sản phẩm gốm sứ chất lượng sẽ kêu coong coong, sản phẩm pha chì chất lượng thấp sẽ có tiếng đục và nhỏ hơn. Ưu điểm và nhược điểm:  Ưu điểm: Đơn giản và nhanh chóng, có thể dễ dàng nhận biết độ chất lượng của gốm sứ. Hạn chế: Chỉ xác định được một khía cạnh của chất lượng gốm sứ, không liên quan trực tiếp đến nhiễm chì 1.4. Sử dụng Test Kit kiểm tra chì  Cách thực hiện:  Chuẩn bị một bộ Test Kit kiểm tra chì dành cho gốm sứ  Thực hiện theo hướng dẫn của Test Kit để kiểm tra lượng chì trong gốm sứ  Kết quả từ Test Kit sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức độ chì trong sản phẩm  Ưu điểm và nhược điểm:  Ưu điểm: Kết quả chính xác, trực quan hơn các phương pháp chỉ dựa vào quan sát thông thường  Nhược điểm: Tốn nhiều chi phí hơn, cần thực hiện quá trình kiểm tra cẩn thận để kết quả chính xác nhất 2. Những lưu để sử dụng đồ gốm sứ thẩm mỹ, an toàn 2.1. Chú ý đến lớp men bên ngoài  Men sứ có màu sắn đồng đều và tự nhiên thể hiện một sản phẩm có chất lượng tốt. Nếu sản phẩm bị biến đổi màu, lớp men bị bong tróc hoặc có vết nứt lớn sản phẩm có thể bị pha trộn nhiều tạp chất độc hại trong quá trình sản xuất, làm chất lượng sản phẩm kém. Các sản phẩm giá rẻ, thường được nhập từ Trung Quốc thường được pha thêm chì để tiết kiệm chi phí nung. Do đó, sản phẩm sản xuất ra mẫu mã tuy bắt mắt nhưng chất lượng sản phẩm kém, nhiễm hàm lượng chì cao. 2.2. Chú ý khi sử dụng đồ gốm sứ trong nấu nướng Một số sản phẩm gốm sứ được tráng men để tránh thấm nước và tạo độ bóng. Những món ăn có độ axit cao như cà chua, dưa muối... cần phải hạn chế nấu nướng, ngâm trong các nồi, hũ gốm sứ có tráng men. Các chất độc hại trong lớp men có thể hòa tan vào thức ăn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Bên cạnh đó, không nên sử dụng đồ gốm sứ trong lò vi sóng. Khi sử dụng trong lò vi sóng, nhiệt độ cao có thể khiến chì nhiễm vào thức ăn, gây ngộ độc chì. Ngoài ra, một số sản phẩm gốm sứ có thể chứa kim loại hoặc các thành phần khác có phản ứng với...

Bí mật men hoả biến - Nghệ thuật chuyển màu đầy mê hoặc trong làng nghề gốm sứ Bát Tràng

Bí mật men hoả biến - Nghệ thuật chuyển màu đầy mê hoặc trong làng nghề gốm sứ Bát Tràng

Đối với những ai có sở thích thưởng trà nói riêng, đam mê đồ gốm sứ nói chung chắc hẳn đều biết đến dòng men hoả biến. Đây là dòng men nổi tiếng có nguồn gốc từ làng gốm cổ truyền Bát Tràng. Nhắc đến men hỏa biến, người ta liên tưởng ngay đến các sản phẩm gốm sứ có màu sắc cuốn hút, sang trọng, cùng công đoạn nung nấu khác lạ, độc đáo. Vậy men hoả biến là gì, hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu kỹ hơn nhé. 1. Men hoả biến là gì? Men hỏa biến là men được tạo nên do sự tương tác giữa ba yếu tố chính là oxit sắt, titan và nhiệt độ. Bạn có thể hiểu đơn giản: hoả là lửa, biến là sự thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Hoả biến nôm na là sự thay đổi của lửa. Vậy nên, men hoả biến vô cùng đặc biệt với khả năng thay đổi màu sắc tuỳ theo nhiệt độ nung của ngọn lửa. Nhiều người ưu ái mà hay đánh giá rằng đây là loại men hội tụ tinh hoa nghệ thuật của gốm sứ nước ta. Có thể nhận thấy, ở mỗi mức nhiệt, loại men này lại sinh ra một màu sắc tuyệt đẹp khác nhau. Chứ không phải do màu nhân tạo pha chế. Và không phải ai cũng tạo nên được một sản phẩm men hỏa biến đẹp và chất lượng. Chính vì vậy, để tạo nên chất men hỏa biến đạt được tiêu chuẩn như mong muốn. Rất cần một đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân lành nghề lâu năm. 2. Nguồn gốc men hoả biến Theo các tài liệu khác nhau thì màu men Hỏa Biến là một trong những màu men có nguồn cội Trung Hoa và được trọng dụng nhất vào thời nhà Tống (960- 1279). Tương truyền, màu men này được biết đến ở Nhật nhờ các nhà sư từ Nhật sang Trung Quốc học đạo Phật và biết tới cách thưởng trà qua những bộ ấm chén có màu men đẹp, lạ mắt. Họ đã mở ra cánh cửa cho một làn gió nghệ thuật mới trong nền gốm sứ xứ sở Phù Tang. Sau đó màu men này trở thành thú chơi và thú sưu tầm của giới thượng lưu Nhật qua con đường thương mại. Sau này Hỏa Biến cũng nhanh chóng chinh phục người dân Việt Nam bởi vẻ đẹp độc đáo, khác biệt, trở thành niềm đam mê, thú chơi và sưu tầm của họ đặc biệt là giới thượng lưu. Trên đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bát Tràng, Hỏa Biến được thổi hồn vào những tác phẩm gốm sứ tinh xảo,mang đậm dấu ấn bản sắc Việt. Hỏa Biến không chỉ là sự kế thừa truyền thống, mà còn là minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của những nghệ nhân Bát Tràng. Họ không ngừng học hỏi, tìm tòi và đổi mới, thổi vào Hỏa Biến những sắc thái mới, phù hợp với xu hướng thời đại. 3. Đặc tính của men hoả biến Màu sắc có trên lớp men không đến từ màu vẽ Các sản phẩm men hỏa biến đều có những màu sắc rất đẹp và khiến người ta phải mê mẩn. Tuy nhiên màu sắc này khiến người ta nghĩ rằng nó được vẽ lên. Song thực chất đây là màu tự nhiên của loại men đặc biệt này.  Màu sắc thành phẩm phù thuộc vào nhiệt độ nung Men hỏa biến là tinh hoa của nghệ thuật điều chỉnh nhiệt độ nung, để cho ra màu sắc biến ảo hết sức tự nhiên. Mỗi sản phẩm được trang trí họa tiết, phủ lớp men hỏa biến và nung ở các nhiệt độ, các tầng khác nhau sẽ cho ra các loại màu sắc khác nhau, chúng mang trong mình nét biến đổi phong phú của lửa. Mỗi thành phẩm men hỏa biến đều là một độc bản Mỗi sản phẩm dù có nét tương đồng nhưng không bao giờ giống nhau 100%. Bạn sẽ rất khó để tìm được 2 sản phẩm men hỏa biến giống nhau y đúc bởi công đoạn chế tác, oxit và đặc biệt là lửa cho mỗi sản phẩm gốm sứ đều khác nhau. Đây là sản phẩm có mẫu mã độc nhất vô nhị đã tạo nên sự đẳng cấp của nó mà không có sản phẩm nào có thể sáng bằng. Quy trình chế tác kỹ lưỡng Các sản phẩm được trải qua các công đoạn thủ công tỉ mỉ và được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có chi tiết nào bị hỏng, rạn dù là nhỏ nhất nhằm mang tới sự trải nghiệm hoàn mỹ cho khách hàng.  Khâu tuyển chọn nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm gốm men hoả biến hết sức cẩn trọng. Đất được lựa chọn phải là loại đất tốt nhất, không lẫn tạp chất....

Gốm và Sứ khác nhau như thế nào?

Gốm và Sứ khác nhau như thế nào?

Hầu hết chúng ta đều gọi những sản phẩm, vật dụng được làm từ đất nung là với danh từ chung chung là “đồ gốm sứ”. Nhưng thực chất, đồ gốm và đồ sứ là hai loại sản phẩm khác nhau cả về hình thức và chất lượng. Trong bài viết dưới đây, Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn phân biệt được gốm và sứ khác nhau như thế nào. 1. Đôi nét về gốm Gốm là một trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ thân thiết với đời sống tinh thần vật chất của con người Việt Nam. Gốm là một nguyên liệu tự nhiên quý báu được tạo ra từ đất sét thông qua quá trình nung chảy ở nhiệt độ tương đối thấp (dao động khoảng 800 độ C) với khả năng biến đổi từ trạng thái dẻo và hình thành dưới dạng vật thể rắn, sau khi trải qua quá trình nung chảy.  Gốm được làm bằng cách lấy hỗn hợp đất sét, các nguyên tố đất, bột và nước nhào trộn với nhau thành hỗn hợp kết dính dẻo mịn và sau đó được các nghệ nhân định hình thành các dạng mong muốn. Đối với gốm, đặc tính nổi bật nhất chính là thân đất, có màu, xốp, rỗng và có độ hút ẩm khá cao.  Ngoài khả năng chịu nhiệt tốt, độ bền cao cùng tính thẩm mỹ đa dạng và phong phú, gốm còn là một sản phẩm an toàn, lành tính do được làm từ các thành phần tự nhiên không gây hại đến sức khoẻ con người cũng như không ảnh hưởng đến môi trường. Gốm đã tồn tại và được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người suốt hàng ngàn năm, và nó vẫn giữ vững vị trí quan trọng trong đời sống hiện đại. Nó được thể hiện qua:  Trong cuộc sống thường ngày: Gốm là lựa chọn lý tưởng cho việc sản xuất nhiều sản phẩm đồ dùng nhà bếp, bao gồm bát đĩa, nồi chảo, chén đĩa, ấm đun nước, và hơn thế nữa. Với đặc tính không gây độc hại và khả năng chịu nhiệt của gốm giúp việc nấu nướng an toàn và hiệu quả hơn bao giờ hết. Trong ẩm thực Việt Nam: Không khó để bắt gặp hình ảnh nồi đất, niêu cơm đất trong các lễ hội văn hóa, hay trên bàn ăn của người Việt. Cơm niêu, cá kho làng Vũ Đại, thịt kho tộ đều được nấu bằng nồi đất nung. Trà sen, trà nhài để giữ hương lâu sẽ được đặt trong những vò, lọ gốm miệng nhỏ và đậy lại bằng lá chuối một nắng… Nhờ có gốm, các món ăn, thức trà mới trở nên đậm vị và tạo ra được hương vị riêng, mùi thơm phân biệt, độc đáo. Trong nghệ thuật trang trí: Nghệ nhân gốm tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo từ gốm, bao gồm các bức tranh, tượng thần, và các tác phẩm trừu tượng được trưng bày trang trọng, mang lại sự tự tin và phong thủy cho gia chủ. Trong công cụ sản xuất: Gốm được sử dụng trong ngành xây dựng như ngói gốm, gạch lát và gạch mosaic gốm thường được sử dụng để lát sàn và tường. Ngoài sự bền bỉ thì vật liệu này còn mang đến cho căn nhà giao diện vô cùng cuốn hút. Ngoài ra, lợp mái bằng ngói gốm là biện pháp để ngôi nhà được tránh nóng và giữ ấm. Bên cạnh đó, cùng đặc tính chắc khỏe nên hay được ứng dụng làm chậu hoa, lu chứa, hũ, khạp.  2. Đôi nét về sứ Sứ là một dạng vật chất được tạo thành bằng cách thực hiện nung nóng nguyên liệu ở nhiệt độ cực cao từ khoảng 1200 độ C đến 1300 độ C, cao hơn so với nhiệt độ nung của gốm. Bên cạnh đó, nguyên liệu sứ được sử dụng làm sứ thường là loại đất sét ở dạng cao lanh. Đối với sứ, đặc tính nổi bật và quan trọng nhất đó chính là mức độ thẩm thấu thấp, cứng, bền và có độ đàn hồi cao. Bên cạnh đó, sứ còn có độ vang nhất định và tính đề kháng cao với các loại chất hóa học hoặc khi sốc nhiệt…. Hơn nữa, tính chống nước có thể giúp người mua phân biệt gốm và sứ một cách trực tiếp, phòng trường hợp vẻ ngoài của hai loại giống nhau. Nhờ những đặc tính nổi trội của minh, sứ được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua:  Trong đời sống thường ngày: Sứ được dùng làm dụng cụ, đồ chứa trong nhà bếp, phụ kiện nhà tắm. Sứ có vẻ...

Men rạn là gì? Đặc điểm và các ứng dụng men rạn Bát Tràng

Men rạn là gì? Đặc điểm và các ứng dụng men rạn Bát Tràng

Men rạn là gì? Đặc điểm và các ứng dụng men rạn Bát Tràng Men rạn là loại men đặc trưng của làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội được sản xuất hoàn toàn bằng tay bởi thợ gốm giàu kinh nghiệm. Cho tới nay, sản phẩm vẫn luôn mang đến những ý nghĩa độc đáo. Ngoài việc sử dụng trong gia đình, chúng còn là món vật dụng bày trí sang trọng hợp với mọi phong cách thiết kế. Để tạo ra chất men tuyệt đẹp, men rạn sẽ trải qua quá trình gia công dài và cầu kỳ. Để hiểu hơn về kiểu men này, hãy cùng Gốm sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá ngay sau nhé. 1.Men rạn là gì? Men rạn là một trong những loại men gốm sứ hiện nay. Được xuất hiện muộn nhưng chắc chắn không thể phủ nhận sức hút lớn của nó bởi những vẻ đẹp tuyệt tác, giá trị tâm linh, tinh thần của người Việt. Nó có vẻ đẹp độc đáo tạo thành bởi những điểm rạn nhỏ hình lục giác, tứ giác, mạng nhện… hoàn toàn không trùng lặp nhau. Nó xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 16 cho tới nay. Men rạn được hiểu là loại men được phủ lên đồ gốm sứ bởi những vết rạn đẹp mắt. Bản chất của việc tạo thành các điểm rạn, chúng co ngót không đồng đều giữa bề mặt men và cốt gốm sứ khi có sự chênh lệch về độ co giãn của xương gốm và men. Men rạn có các màu sắc chủ yếu là trắng xám hoặc ghi. Sau một thời gian rất dài bị thất truyền thì trong những năm đổi mới thì được sự động viên, truyền dạy của các bậc tiền nhân, những lớp nghệ nhân sau đã làm ra và phục chế dòng men rạn độc đáo này.  Phần rạn sẽ tách nhau ra bằng cách đánh rạn bằng mực tàu hoặc bằng thuốc tím. Với gốm sứ đánh rạn bằng mực tàu sẽ có màu đen. Còn nếu gốm sứ được đánh bằng thuốc tím thì bề mặt có màu tím. Men rạn có nhưng vét nứt tự nhiên nhưng không bao giờ thấy được các vết đồng đều nhau. Tùy từng sản phẩm, yêu cầu khác nhau mà người nghệ nhân chọn cách đánh rạn bằng cách nào cho phù hợp nhất. Hiện nay, men rạn có ở nhiều nơi nhưng không phải ai cũng biết mua ở nơi đâu sản phẩm gốm sứ chính gốc từ Bát Tràng. 2.Đặc điểm men rạn Bát Tràng? Men rạn được sinh ra một cách tự nhiên, có tráng lớp men rất đẹp bên ngoài. Tuy nhiên, men rạn còn có những đặc điểm độc đáo ở cốt gốm và lớp men này. 2.1.Vẻ đẹp cổ điển, trang nhã, cực kỳ tinh xảo thu hút Đồ gốm sứ Bát Tràng độc đáo ở chỗ là như được tạo hóa kỳ diệu vẽ ra. Người ta sẽ khó tưởng tượng được bởi tựa như những vết nứt đã tồn tại hằng nghìn năm in hằn dấu vết thời gian. Vượt qua thời gian rất lâu và những sự kiện để lại. Trên thân lọ còn có những hình vẽ rất tinh tế như chim muông, rồng, phượng, hạc, núi non, hoa lá, cây cối… sang trọng. Họa tiết hoa sen thường xuất hiện trong các sản phẩm gốm sứ Bát Trang với ý nghĩa tốt đẹp của loài hoa này. Thiết kế sang trọng, màu sắc trang nhã, tinh xảo, giữ được nét cổ điển chính là điểm cộng lớn mà mọi người lựa chọn. 2.2.Màu sắc cổ kính, mộc mạc nhưng sang trọng Màu men rạn tự nhiên sẽ vàng ngả nâu, xám tro nhẹ gọi cảm giác cổ kính và gần gũi. Phần rạn tách nhau bằng đánh rạn bằng củ nâu theo cách truyền thống. Còn hiện nay thì thợ thường dùng mực tàu hoặc thuốc tím. Công đoạn này thực hiện sau khi nung xong để nguội để men có vân rõ hơn, nổi bật hơn, đẹp mắt hơn. Màu men được phủ lên nền đắp nổi và hoàn toàn thủ công. Màu sắc đậm nhạt khác nhau nhưng đảm bảo men bóng, bền và không phai màu dù bạn có dùng rất lâu, hay bỏ vào lò vi sóng. 2.3.Cấu tạo gốm men dày dặn, bền chắc Cấu tạo gốm men bao gồm phần xương từ đất sét xanh, bã lọc men. Tiếp theo đó là phần xương gốm được phủ một lớp men dày từ 0,2-0,4mm. Những người nghệ nhân đã vận dụng sự chênh lệch giữa xương gốm và bề mặt men để tạo ra độ rạn của lớp men qua nhiệt độ nung 1300 độ C. Nhờ đó mà chất lượng gốm sứ không hề bị...

Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh - Bát Tràng: Ý nghĩa tên gọi và triết lý sâu sắc

Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh - Bát Tràng: Ý nghĩa tên gọi và triết lý sâu sắc

Phúc Lộc Viên Minh: Khát vọng của mọi Gia Tộc Việt Trong nền văn hóa phong phú của Việt Nam, từng chữ, từng câu nói không chỉ gói gọn trong ý nghĩa đơn thuần của nó, mà còn ẩn chứa sâu xa lời nguyện cầu và khát vọng về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Phúc Lộc - May mắn và Giàu có "Phúc Lộc" - hai từ này không chỉ là những mong ước về sự may mắn (Phúc) và giàu có (Lộc), mà còn là lời khẳng định về sự thịnh vượng và bình an đến với mỗi nhà. Đây còn là lời cầu nguyện cho một cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe, là những giá trị truyền thống luôn được trân trọng và gìn giữ từ đời này sang đời khác. Viên Minh - Sự hoàn hảo và Hài hòa "Viên Minh" trong tiếng Hán Việt cổ là một "cổ mỹ từ" trang nhã,mang ý nghĩa chỉ sự trọn vẹn, viên mãn, hoàn hảo, hài hòa. "Viên" có nghĩa là toàn vẹn, hoàn chỉnh, không thiếu sót gì, còn "Minh" mang ý nghĩa sáng tỏ, rõ ràng. Khi kết hợp lại, "Viên Minh" bày tỏ mong muốn về một cuộc sống hoặc tình trạng đạt được sự hoàn hảo và hài hòa, không có điều gì kém cỏi hay thiếu sót. Trong văn hóa và triết lý phương Đông, đây là một khái niệm rất cao quý, thường được dùng để chỉ sự thăng hoa, viên mãn trong mọi mặt của cuộc sống. Phúc Lộc Viên Minh - Ý nghĩa triết lý sâu sắc Khi kết hợp lại, "Phúc Lộc Viên Minh" mang ý nghĩa là sự mong ước về một cuộc sống không chỉ đầy đủ về mặt vật chất (Phúc và Lộc) mà còn hoàn hảo và viên mãn về mặt tinh thần (Viên Minh). Đây là lời chúc phúc to lớn, thể hiện khát vọng về một cuộc sống lý tưởng, đầy đủ và trọn vẹn, một sự kết hợp giữa hạnh phúc, thịnh vượng và sự hoàn hảo. Tại xứ sở của Gốm Sứ - Làng Cổ Bát Tràng, mỗi nghệ nhân là một kẻ săn tìm cái đẹp. Với đôi bàn tay tài hoa và lòng yêu nghề chân chính, họ đã tạo ra những sản phẩm gốm sứ "Phúc Lộc Viên Minh" không chỉ để sử dụng, mà còn để truyền cảm hứng. Mỗi tác phẩm là một lời chúc phúc tinh tế, gửi gắm tới mỗi gia đình, mong rằng mọi người sẽ có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, một không gian sống tràn ngập yêu thương và thịnh vượng. Đây cũng chính là ý nghĩa cao quý, triết lý sâu sắc của thương hiệu Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé. Copyright © 2024 Bởi Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh. Mọi quyền được bảo lưu.

Các Loại Men Gốm Sứ Bát Tràng: Di sản Văn hóa và Tinh hoa Nghệ thuật

Các Loại Men Gốm Sứ Bát Tràng: Di sản Văn hóa và Tinh hoa Nghệ thuật

Các Loại Men Gốm Sứ Bát Tràng - Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh Gốm Sứ Bát Tràng nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà con trên cả thế giới. Các dòng men đặc trưng của Bát Tràng là một trong những chủ đề được nhiều người yêu gốm quan tâm. Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng với 5 loại men đặc trưng là: men lam, men nâu, men trắng, men ngọc và men rạn. Men Lam Loại men này được sử dụng sớm nhất tại làng Bát Tràng. Loại men này được làm từ men gốm và màu oxit coban. Màu đặc trưng của men lam là xanh. Đủ các sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm. Người thợ làm gốm Bát Tràng sẽ  sử dụng men để vẽ các họa tiết lên trên đồ gốm. Tuy nhiên men lam không được để trần như  các loại men khác. Luôn phải phủ một lớp men màu trắng bóng có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung. Men Nâu Sắc và màu của men phụ thuộc vào xương gốm , men nâu được dùng xen lẫn với xanh rêu , men ngà tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu được giữ vị trí các đường chỉ băng, tô lên hoa sen hoặc hình rồng. Men nâu có độ sắc đỏ nâu hay gọi là màu bã trầu, men này không bóng, trên bề mặt men thường có vết sần , dùng để tô trên những thân cây tùng, cây liễu , điểm thêm các dải mây, tà áo của Bát Tiên. Thể kỷ 19 là thời điểm đánh dấu mốc men nâu chuyển sắc thành một loại men bóng hay gọi là men da lươn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay Men Ngọc (Xanh Rêu) Thế kỷ 14-19 men xanh rêu được sử dụng nổi trội với men trắng ngà và nâu, 3 loại men rêu-ngà-nâu cùng kết hợp tạo ra Tam thái riêng của gốm.  Ở thế kỷ 16-17 men xanh rêu dùng vẽ mây, tô lên nhiều mảng diềm, đế, cột dọc long đình, men rêu sắc sẫm dùng ở mảng diềm lư hương, sắc nhạt trên chân đèn, đế nghê. Thể kỷ 14-19 dùng nổi trội với men trắng và nâu tạo ra Tam thái riêng của gốm.Men xanh rêu luôn ở sắc độ khác nhau nhưng sự xuất hiện của nó mang ý nghĩa rất lớn vì chỉ thấy trên đồ gốm sứ Bát Tràng ở thế kỷ 16-17 có thể thấy đây là dấu mốc chắc chắn của gốm sứ Bát Tràng trên nhiều loại hình khác nhau. Men Trắng (Ngà) Đây loại men trắng nhiều trường hợp ngả màu vàng, nung ở nhiệt độ cao có thể đổi sang màu trắng xám, trắng sữa , trắng đục. Cùng kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà luôn tạo nên nét riêng biệt của gốm sứ. Men trắng ngà mỏng, xương gốm được lọc luyện kỹ và độ nung cao nên có chất lượng tốt, còn được sử dụng trên một số loại hình khác nhau cùng trang trí nổi để mộc, men ngà còn thấy sử dụng trong các loại bình, lọ, lư hương, tượng tròn, tượng rồng trang trí kiến trúc... đều thấy sử dụng men ngà. Men Rạn Đây là loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men, cho đến ngày nay các tài liệu lịch sử để lại men cổ xác nhận men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng khoảng cuối TK 16 kéo dài đến TK 20 của làng nghề gốm cổ Việt Nam. Men rạn có sắc ngà xám các vết rạn chạy dọc và ngang thành nhiều hình tam giác,tứ giác nhỏ, sử dụng trên các sản phẩm cặp tượng nghê, ấm có nắp, chân nến... các đồ gốm men rạn càng phát triển bên cạnh sự kết hợp men rạn trang trí vẽ hoa lam, men nâu. Trên các  đồ gốm thợ Bát Tràng còn đắp nổi, khắc chìm. Trên đây là những chia sẻ của Phúc Lộc Viên Minh về các dòng men chính của Gốm Sứ Bát Tràng, mong rằng sẽ là kênh thông tin bổ ích đến với các khách hàng khi tìm hiểu về Gốm Sứ Bát Tràng.  Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé. Copyright © 2024 Bởi Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh. Mọi quyền được bảo lưu.

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ