Tất cả tin tức

Bí ẩn phong thuỷ trong cảnh vẽ Lý Ngư Vọng Nguyệt trên gốm sứ

Bí ẩn phong thuỷ trong cảnh vẽ Lý Ngư Vọng Nguyệt trên gốm sứ

Lý ngư vọng nguyệt là áng hoa văn cổ được sử dụng nhiều trong chế tác đồ gốm sứ. Lấy cá chép là nguồn cảm hứng kết hợp với ánh trăng và hoa, tạo nên một cảnh tượng tráng lệ, mang nhiều tầng nghĩa. Đặc biệt là trong các vật phẩm phong thủy, cảnh lý ngư vọng nguyệt càng được đề cao giá trị. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa của đồ án hoa văn Lý ngư vọng nguyệt thông qua bài viết dưới đây nhé! 1. Giới thiệu về cảnh vẽ Cá Chép Trông Trăng - Lý Ngư Vọng Nguyệt 1.1. Nguồn gốc Lý ngư vọng nguyệt là tên gọi bằng tiếng Hán, có nghĩa là Cá chép ngắm trăng (Cá chép trông trăng). Tuy nhiều bức tranh chữ được thể hiện bằng Hán tự, nguồn gốc cảnh vẽ lại hoàn toàn xuất phát từ mảnh đất Việt Nam. Bức tranh "Lý Ngư Vọng Nguyệt" là một trong những tuyệt tác nghệ thuật độc đáo được vẽ trên giấy gió, thuộc dòng tranh dân gian Hàng Trống. Nơi đây vốn nức tiếng là làng nghề thủ công mỹ nghệ trứ danh, tọa lạc tại khu vực phố Hàng Nón, Hàng Trống, thủ đô Hà Nội. Tranh Hàng Trống đạt đến đỉnh cao phát triển vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hầu hết nội dung tranh xoay quanh các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, thể hiện đời sống tâm linh phong phú của người dân Việt Nam. Với những tầng nghĩa sâu sắc và giá trị to lớn trong tín ngưỡng phong thủy, Lý Ngư Vọng Nguyệt không chỉ giới hạn trong khuôn khổ tranh vẽ truyền thống. Hình ảnh cá chép ngắm trăng được tái hiện tinh tế trên nhiều vật phẩm khác nhau, từ tranh điêu khắc gỗ treo tường, tranh gốm sứ đến lục bình phong thủy bằng gốm sứ, góp phần tô điểm cho không gian sống thêm sang trọng và mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. 1.2. Ý nghĩa hình tượng cá chép Ý chí vượt khó, vươn lên Cá chép, loài cá nước ngọt quen thuộc, từ lâu đã được con người Việt Nam chọn làm biểu tượng cho ý thức vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống. Theo truyền thuyết, cá chép là loài vật duy nhất có thể vượt qua cửa ải Vũ Môn, hóa mình thành Rồng oai hùng, thể hiện ý chí kiên cường, nghị lực phi thường và khát vọng chinh phục thử thách. Vật linh giao hoà đất trời Trong tâm thức dân gian, hình ảnh cá chép còn gắn liền với vai trò là vật linh giúp con người kết nối với trời đất. Niềm tin về Táo Quân cưỡi cá chép về trời báo cáo Ngọc Hoàng ngày 23 tháng Chạp chính là minh chứng cho sự kết nối diệu kỳ này. Cá chép như cầu nối giữa thế giới trần gian và cõi thiêng liêng, mang theo những lời cầu mong về một năm mới an khang, thịnh vượng. Biểu tượng của sự sung túc, dư dả Trong tiếng Hán, cá chép đọc là “Lý Ngư” có phát âm giống giống với từ Hữu Dư. Mang ý nghĩa giàu có, có của ăn của để, là biểu tượng cho sự sung túc, đủ đầy, đại diện cho cuộc sống an nhàn, không lo thiếu thốn. Sự xuất hiện của cá chép trong nhà mang đến niềm tin về tài lộc dồi dào, may mắn liên tục, cuộc sống sung túc thịnh vượng. 1.3. Ý nghĩa hình tượng ánh trăng Bên cạnh hình ảnh cá chép, mặt trăng cũng là biểu tượng mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt trong bức tranh Lý Ngư Vọng Nguyệt. Ánh trăng - thi ca của đất trời, ẩn hiện sau màn sương đêm, mang đến vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình cho bức tranh. Hình ảnh cá chép ngắm trăng trong tranh Lý Ngư Vọng Nguyệt từ lâu đã trở thành đề tài tranh luận sôi nổi với nhiều cách lý giải khác nhau. Sự hoàn hảo Một số quan niệm cho rằng, ánh trăng dưới đáy hồ tượng trưng cho sự hoàn hảo, viên mãn mà con người không bao giờ đạt được. Giống như ánh trăng lung linh huyền ảo, chỉ có thể ngắm nhìn mà không thể chạm đến, sự hoàn hảo ấy luôn ẩn hiện, thôi thúc con người khao khát chinh phục nhưng cũng đầy chông gai thử thách. Hành trình hướng đến hoàn thiện Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng ánh trăng tượng trưng cho chính sự hoàn thiện, viên mãn mà con người luôn hướng tới và nỗ lực để đạt được. Cá chép ngắm trăng như lời khẳng định cho ý thức vươn lên, vượt qua giới hạn bản thân để chạm đến những giá trị cao đẹp nhất. 1.4. Ý nghĩa hình tượng hoa sen Trong tên Lý Ngư Vọng Nguyệt không nhắc tới hoa sen, thế nhưng hoa sen lại là hình ảnh không thể thiếu khi nhắc tới biểu tượng phong thủy này. Sen là “liên”, chỉ sự liên...

Khám phá ý nghĩa phong thủy của Lộc bình sứ Bát Tràng

Khám phá ý nghĩa phong thủy của Lộc bình sứ Bát Tràng

Lộc bình sứ Bát Tràng từ lâu đã trở thành vật phẩm trang trí quen thuộc trong mỗi gia đình Việt. Vừa là món đồ trang trí cho không gian ngôi nhà thêm trang trọng, tinh tế, vừa là vật phẩm phong thủy thu hút tài lộc. Bởi ông cha ta đã quan niệm rằng nhà có đôi lộc bình sứ Bát Tràng thì tài lộc theo đó sẽ ào ào mà đi vào, mang đến may mắn và bình an cho gia chủ. Vì vậy, đừng bỏ qua bài viết này của Phúc Lộc Viên Minh nếu bạn đang có ý định chọn một sản phẩm lộc bình sứ Bát Tràng phù hợp cho ngôi nhà của bạn nhé! 1.  Ý nghĩa của lọ lộc bình sứ Bát Tràng  Xưa kia, chỉ những gia đình quan viên quý tộc, các gia đình quyền quý mới có cặp lộc bình trang trí trong nhà. Lộc bình từ lâu đã được xem là một vật phẩm phong thủy chứa đựng nguồn "linh lực" cực mạnh, mang đến phú quý, tài lộc và may mắn. Tuy nhiên, ngày nay lộc bình đã trở thành "bảo vật" của nhiều gia đình, không còn lại một sản phẩm quá xa xỉ, hiếm hoi của tầng lớp giàu có, quý tộc. Mỗi gia đình khá giả đều có thể lựa chọn cặp lộc bình sứ phù hợp với ngôi nhà của mình.  Lộc bình sứ Bát Tràng mặc dù đã trở nên quen thuộc hơn với cuộc sống ngày nay, nhưng ý nghĩa phong thủy của nó không phải ai cũng hiểu đúng và hiểu rõ.  Trước tiên, lộc bình sứ Bát Tràng hay còn gọi là lục bình Bát Tràng là loại bình có dáng thân phình, cổ nhỏ, miệng bình loe rộng. Hiểu theo tâm linh phong thủy, phần thân phình to ở phần bụng thể hiện sự sung túc, no đủ và tài lộc dồi dào. Phần thân thon gọn ở phần cổ mang ý nghĩa gìn giữ, bảo quản tài sản, không bị thất thoát. Miệng bình loe rộng tượng trưng cho sự thu hút tài lộc và may mắn.Lộc bình sứ Bát Tràng có chiều cao đa dạng, lọ cao tượng trưng cho sự thăng tiến, phát triển, lọ thấp tượng trưng cho sự vững vàng, ổn định. Bên cạnh đó, lộc bình được họa lên các hoa văn và họa tiết đặc trưng của văn hóa Á Đông mang ý nghĩa thăng tiến, may mắn, bình an như Rồng, Phượng, Cá Chép, Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Phúc - Đức, Phú quý trường xuân, Lý ngư vọng nguyệt ...Cặp lộc bình họa Rồng, Phượng thường được các gia đình lựa chọn vì nó đại diện cho uy quyền, giàu sang, phú quý và mang đến sự sung túc, tiền bạc cho gia chủ. Ngoài ra còn có cặp lộc bình cá chép vượt vũ môn, tượng trưng cho sự thăng tiến, nhảy vọt về địa vị, tiền bạc. Các hoa văn, họa tiết được họa ở lộc bình không chỉ làm tăng thêm tính thẩm mỹ mà còn hội tụ trường năng lượng để người sở hữu nhận được nhiều vượng khí Ngoài ra, lộc bình còn biết đến là vật phẩm giúp cho mối quan hệ, tình cảm gia đình thêm đầm ấm, hạnh phúc, hòa thuận.  2. Bài trí lộc bình sứ Bát Tràng ở đâu cho hợp phong thủy? 2.1. Bài trí lộc bình ở phòng khách  Phòng khách là một không gian lý tưởng để đặt lộc bình sứ Bát Tràng. Hiện diện ở nơi thoáng, có nhiều ánh sáng và vị trí đẹp vừa tặng thêm sự sang trọng cho ngôi nhà vừa đem lại nhiều may mắn, cát tường cho gia chủ.  Bàn uống nước, hai bên kệ ti vi, khu vực trang trí của phòng,...là những vị trí phù hợp để bài trí lộc bình. Một lưu ý để vật phẩm phong thủy này đem lại nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ nhất là nên quay mặt chính diện của lộc bình ra ngoài. 2.2. Bài trí lộc bình ở phòng thờ  Phòng thờ là một không gian đòi hỏi sự uy nghiêm, tôn kính và trang trọng. Lộc bình ở phòng thờ càng làm tăng thêm sự uy nghi cho "nơi ngự" của gia tiên và mang đến nhiều ý nghĩa tâm linh tốt đẹp. Để kích hoạt vận may, thu hút tài lộc và công danh cho gia chủ, việc bài trí lộc bình cần được thực hiện đúng cách. Vị trí lý tưởng để đặt cặp lộc bình là hai bên bàn thờ, hướng mặt chính ra phía trước. Cách sắp xếp này không chỉ tôn lên vẻ đẹp của vật phẩm mà còn giúp phát huy tối đa linh lực phong thủy và ý nghĩa may mắn mà lộc bình...

Gốm sứ vẽ vàng: Nét đẹp hoàng gia cho không gian sống

Gốm sứ vẽ vàng: Nét đẹp hoàng gia cho không gian sống

Từ xa xưa, gốm sứ đã gắn liền với nền văn hóa Việt Nam. Gốm sứ vẽ vàng là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai chất liệu: gốm sứ và vàng. Gốm sứ mang đến sự thanh tao, tinh tế, trong khi vàng biểu hiện cho sự sang trọng, quý phái. Đây là một loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời, được tạo nên bởi bàn tay của những nghệ nhân điêu luyện và tài hoa. Hãy cùng Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu về loại sản phẩm gốm sứ cao cấp này nhé! 1. Gốm sứ vẽ vàng là gì? Gốm sứ vẽ vàng là một nét đẹp văn nghệ thuật đã xuất hiện từ thời Lý - Trần ở Việt Nam. Nghề gốm sứ Bát Tràng là một trong những làng nghề nổi tiếng nhất với kỹ thuật vẽ vàng tinh xảo. Thay vì sử dụng các loại màu bình thường, gốm sứ vẽ vàng được vẽ vàng lỏng lên bề mặt gốm sứ. Các nét vẽ vàng được những nghệ nhân lựa chọn có dụng ý, nhằm làm nổi bật nét đẹp của hoa văn, tạo thành điểm nhấn cho sản phẩm gốm sứ. Vàng được sử dụng là vàng 18k hoặc vàng 24k. Đặc biệt, các phôi gốm sứ vẽ vàng đều là những sản phẩm đẹp, chất lượng sản phẩm vượt trội nên càng nâng thêm giá trị của gốm sứ vẽ vàng so với các sản phẩm gốm sứ thông thường. 2. Gốm sứ vẽ vàng có gì đặc biệt? 2.1. Hoa văn họa tiết được trang trí Các sản phẩm gốm sứ vẽ vàng sở hữu hoa văn, họa tiết rất phong phú với hàng nghìn mẫu khác nhau. Các hoa văn truyền thống như rồng phượng, tứ linh, hoa sen, văn tự cổ,...trên các sản phẩm gốm sứ vẽ vàng đều được các nghệ nhân tỉ mỉ và điêu luyện vẽ bằng tay. Những nét vẽ chấm phá, tinh tế tạo nên sự sang trọng, quý phái mà không mất đi sự thanh tao vốn có của sản phẩm gốm sứ. Chính vì các chi tiết được thực hiện thủ công, nên mỗi sản phẩm đều sẽ là một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt, độc đáo.  2.2. Quy trình tạo nên sản phẩm gốm sứ cao cấp Không giống như quy trình sản xuất các sản phẩm gốm thông thường là trộn nguyên liệu, tạo dáng và nung gốm, gốm sứ vẽ vàng được sản xuất theo một quy trình đặc biệt khác là dung hóa ngưng kim vàng. Nhờ đó, gốm sứ được tạo ra không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật quý giá, bắt mắt mà còn an toàn cho người dùng khi sử dụng do hoàn toàn không chứa chì cũng như Cadmisium. Mọi loại độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người đã được loại bỏ qua quá trình tạo nên sản phẩm.  Một điều đặc biệt mà những nghệ nhân Bát Tràng chia sẻ, rằng muốn tạo nên sản sản phẩm gốm sứ vẽ vàng cuối cùng hoàn hảo thì sau công đoạn nung đốt người làm gốm phải tiến hành chọn lựa ra những sản phẩm chất lượng nhất và thực hiện thêm công đoạn vẽ vàng kim rồi thực hiện nung đốt ở nhiệt độc 1000 độ C trong 10 giờ. 3. Giá trị mà gốm sứ vẽ vàng đem lại Chế tác vàng giúp cho bề mặt gốm sứ thêm sáng bóng, sang trọng và tăng thêm yếu tố phong thủy, may mắn, thu hút tài lộc. Vẽ vàng có thể thực hiện với mọi họa tiết to nhỏ khác nhau. Đây cũng chính là điểm đặc biệt mà ít phương pháp chế tác nào làm được. Gốm sứ vẽ vàng mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho không gian sử dụng. Những đường nét hoa văn tinh xảo được vẽ bằng vàng tạo nên sự khác biệt, khiến sản phẩm gốm sứ sang trọng một cách nhẹ nhàng, không phô trương. Chính vì vậy, gốm sứ vẽ vàng thường được sử dụng để trang trí phòng khách, phòng ngủ, phòng thờ. Ngoài ra, đây cũng có thể là một món quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp trong các dịp lễ Tết, sinh nhật, tân gia... Với những ưu điểm vượt trội về chất lượng, thẩm mỹ và giá trị văn hóa, gốm sứ vẽ vàng luôn là lựa chọn hàng đầu cho những ai yêu thích sự tinh tế và sang trọng. Gốm sứ vẽ vàng mà đặc biệt là gốm sứ Bát Tràng sẽ là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo để tô điểm cho không gian sống của bạn thêm lung linh và đẳng cấp. Hy vọng những thông tin mà Phúc Lộc Viên Minh chia sẻ sẽ giúp bạn có...

Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh - Linh khí ngàn năm, Tinh hoa Đất Việt

Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh - Linh khí ngàn năm, Tinh hoa Đất Việt

Chào mừng bạn đến với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh - Nơi gìn giữ tinh hoa gốm sứ Việt Nam và mang đến cho bạn những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất! Tại Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh, mỗi tác phẩm gốm sứ đều là kết tinh của sự tâm huyết và tình yêu mãnh liệt của những nghệ nhân làng nghề truyền thống Bát Tràng. Tại đây, bạn sẽ được hòa mình vào không gian đầy sáng tạo, nơi bàn tay tài hoa của những người thợ gốm dày dặn kinh nghiệm biến những viên đất thô sơ thành những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên trách nhiệm và nhiệt huyết, Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những sản phẩm gốm sứ chất lượng cao nhất, cùng với dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm nhất. Hãy đến với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để khám phá và chọn cho mình những sản phẩm ưng ý nhất để tô điểm cho không gian sống của bạn. 1. Giới thiệu 1.1. Câu chuyện thương hiệu Gốm sứ Phúc Lộc Viên Minh là đứa con tinh thần của cô Chu Anh Đào, truyền nhân của dòng họ Phạm Ngũ Chi, một trong 23 dòng họ làm gốm sứ lâu đời, khai sinh ra Làng nghề Gốm Sứ Bát Tràng. Kế thừa truyền thống gốm sứ lâu đời hơn 800 năm, Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tự hào là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt được tích lũy qua 22 đời truyền nhân. Nổi bật nhất trong số đó là Nghệ nhân Phạm Văn Ẩm (1887 - 1955), với bài men gốm đặc sắc đã vinh dự trở thành Đệ Nhất Nghệ Nhân Gốm Sứ Đông Dương trong cuộc thi Đấu Xảo - Nơi tinh hoa hội tụ toàn cõi Đông Dương năm 1943. Cô Chu Anh Đào, với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật gốm truyền thống cùng với cái nhìn tinh tế về thẩm mỹ hiện đại, đã đưa Phúc Lộc Viên Minh trở thành một trong những địa chỉ uy tín trên bản đồ gốm sứ thế giới. Sản phẩm của Phúc Lộc Viên Minh không chỉ là đồ gốm để sử dụng, mà còn là những tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân, phản ánh sự sáng tạo không giới hạn và niềm tự hào về văn hóa Việt Nam. 1.2. Tầm nhìn Phúc Lộc Viên Minh nỗ lực từng ngày để trở thành biểu tượng hàng đầu Việt Nam về dòng sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng, đưa dòng sản phẩm Gốm sứ cổ truyền tại Việt Nam vươn ra thị trường Quốc tế. 1.3. Sứ mệnh Phúc Lộc Viên Minh cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng với chất lượng cao nhất. Tiếp nối truyền thống, giữ vững và phát huy ngọn lửa của nghề làm Gốm Sứ cổ truyền Bát Tràng. Phục vụ khách hàng bằng sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao, bằng cái tâm của người làm nghề. 1.4. Giá trị cốt lõi Phúc Lộc Viên Minh là biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng, phục vụ cho đời sống hàng ngày cũng như là nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người Việt: Chính trực: liêm chính, trung thực trong ứng xử và tất cả các giao dịch Tôn trọng: tôn trọng bản thân, tôn trọng nghề gốm, tôn trọng giá trị truyền thống của nghề Gốm Sứ cổ truyền. Tôn trọng khách hàng, đồng nghiệp, công ty, đối tác. Phục vụ và hợp tác trong sự tôn trọng Công bằng: đảm bảo công bằng với khách hàng, nhân viên, đối tác và các bên liên quan khác Đạo đức: tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn đạo đức của người làm Gốm Sứ Bát Tràng. Giữ vững đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh. Tuân thủ: tuân thủ đúng luật pháp, bộ quy tắc ứng xử và các quy chế, chính sách, quy định của công ty Giá trị truyền thống: gìn giữ giá trị truyền thống của Nghề Gốm Sứ Bát Tràng với cả ngàn năm lịch sử, tiếp nối và phát huy ngọn lửa làng nghề bất diệt để truyền tới con cháu mai sau 1.5. Slogan “Linh khí ngàn năm, Tinh hoa Đất Việt” Phúc Lộc Viên Minh muốn thể hiện việc giữ gìn nghề gốm với hàng ngàn năm lịch sử, gìn giữ linh khí qua từng sản phẩm, chắt lọc tinh hoa từ nguồn đất Việt Nam, biến chúng trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, lưu giữ nét đẹp văn hóa...

Bí mật gốm sứ cổ - Làm sao để nhận biết chúng?

Bí mật gốm sứ cổ - Làm sao để nhận biết chúng?

Gốm sứ cổ là những món đồ vật có tuổi đời hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Với giá trị lịch sử và nghệ thuật đặc biệt, gốm sứ cổ không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà còn là chứng nhân của một thời kỳ lịch sử. Bài viết dưới đây của Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về gốm sứ cổ và cách nhận biết chúng. 1. Gốm sứ cổ là gì? Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những món đồ gốm sứ cổ vẫn lưu giữ nguyên vẹn giá trị nghệ thuật và văn hóa, mang đến cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về quá khứ và khơi gợi niềm tự hào về truyền thống nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Từng chiếc bình, chiếc đĩa, chiếc chén cổ đều mang trong mình dấu ấn thời gian, là minh chứng cho sự sáng tạo tinh xảo của những nghệ nhân gốm sứ tài hoa. Hoa văn độc đáo, hình dạng tinh tế cùng chất men rạn nứt, sần sùi tạo nên vẻ đẹp cổ kính, bí ẩn, khiến người ta say mê và trân trọng. Số lượng đồ gốm sứ cổ vô cùng hạn chế, thậm chí nhiều hiện vật chỉ có một không hai. Do vậy, giá trị của chúng không chỉ được đo bằng tiền bạc mà còn bởi niên đại xuất hiện, chất liệu làm nên và ý nghĩa lịch sử, văn hóa mà chúng mang lại. Chẳng hạn như, gốm sứ Lam Bát Tràng cổ là một trong những dòng gốm sứ được yêu thích nhất bởi màu men lam huyền bí, hoa văn tinh tế và chất lượng vượt trội. Sở hữu một món đồ gốm sứ Lam Bát Tràng cổ không chỉ là niềm tự hào mà còn góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy giá thành cao, nhưng giá trị tinh thần mà đồ gốm sứ cổ mang lại là vô giá. Nó là món quà ý nghĩa dành cho những người yêu thích nghệ thuật, trân trọng lịch sử và muốn sở hữu những vật phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian. 2. Giá trị của gốm sứ cổ trên thị trường hiện nay Giá trị của đồ gốm sứ cổ đến từ màu sắc, hoa văn, chạm khắc, lớp men. Những cổ vật còn nguyên vẹn, càng “cổ” thì càng có giá trị cao hơn và được nhiều người chú ý. Mỗi hiện vật gốm sứ cổ đều là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang trong mình nhiều giá trị quý giá: Giá trị văn hóa: Gốm cổ là minh chứng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Hoa văn, họa tiết trên gốm cổ phản ánh phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của người Việt Nam xưa. Giá trị lịch sử: Gốm cổ là những di vật quý giá giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc. Mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có những đặc điểm riêng biệt thể hiện qua gốm sứ. Giá trị thẩm mỹ: Gốm cổ sở hữu vẻ đẹp tinh tế, sang trọng với những đường nét hoa văn tinh xảo, màu men độc đáo. Giá trị sưu tầm: Gốm cổ là món đồ được nhiều người yêu thích sưu tầm bởi sự độc đáo, quý hiếm và giá trị lịch sử, văn hóa cao. Giá trị kinh tế: Gốm cổ là mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được nhiều người săn lùng và mua bán trên thị trường. Hiện nay, đồ cổ được bán trên thị trường với mức giá từ vài triệu đến hàng chục tỷ đồng. Thực tế, kinh doanh mặt hàng này đã giúp nhiều người thu được khoản lợi nhuận rất lớn.  Tùy thuộc vào góc độ tiếp cận của từng người, gốm sứ cổ sẽ có những giá trị khác nhau. Với những nhà nghiên cứu lịch sử, gốm cổ là nguồn tư liệu quý giá để nghiên cứu về quá khứ. Với những người yêu thích nghệ thuật, gốm cổ là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo để chiêm ngưỡng và thưởng thức. Với những nhà sưu tầm, gốm cổ là niềm đam mê và là tài sản quý giá. 3. Gốm sứ cổ qua các thời kỳ Gốm sứ thời nhà Minh Nổi tiếng trong lịch sử nghệ thuật gốm sứ Trung Hoa, gốm sứ thời Minh (1368 - 1644) đã ghi dấu ấn bởi những sản phẩm tinh xảo, mang đậm giá trị văn hóa và thẩm mỹ.  Đặc trưng nổi bật của gốm sứ thời Minh là xương gốm mỏng nhẹ, mịn màng, độ dày đồng đều, tạo nên cảm giác thanh tao, quý phái. Họa tiết trang trí phong phú, đa dạng, lấy cảm hứng từ thiên nhiên, cuộc sống và văn hóa Trung Hoa như nhân vật, lông vũ (phượng, thiên nga, công, hạc…), thực vật (hoa cúc, mẫu đơn, tùng, trúc, mai…), động vật (sư tử, rồng, kỳ lân, nai…). Điểm nhấn độc đáo của gốm sứ thời Minh còn là những nốt gỉ sắt trên lớp men trắng xanh. Gốm sứ thời nhà Nguyên Giai đoạn nhà Nguyên (1271 -...

Bộ sưu tập ấm chén Bát Tràng đẹp mắt được ưa chuộng nhất hiện nay

Bộ sưu tập ấm chén Bát Tràng đẹp mắt được ưa chuộng nhất hiện nay

Uống trà là một nét đẹp văn hóa của người Việt, được gìn giữ qua bao thế hệ. Bộ ấm chén gốm Bát Tràng không chỉ phục vụ trong gia đình mà còn là món quà tặng ý nghĩa trong các dịp lễ, Tết. Những sản phẩm này thể hiện tinh hoa nghệ thuật gốm sứ tại làng Bát Tràng, từ quá trình chọn nguyên liệu, tạo hình, trang trí cho đến việc nung gốm. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá về ấm chén Bát Tràng và các loại được ưa chuộng nhất hiện nay. 1. Sự ra đời của ấm chén Bát Tràng Văn hóa trà từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Hơn cả thức uống, chén trà là đầu câu chuyện, trà là cầu nối cho những tâm hồn đồng điệu, là nơi khởi nguồn cho những câu chuyện, là sợi dây gắn kết yêu thương giữa con người. Với người già, chén trà là thú vui tao nhã, là khoảng lặng bình yên để ngẫm nhìn cuộc sống, để hoài niệm về những tháng ngày đã qua. Nhấp một ngụm trà nóng, họ cảm nhận được dư vị của thời gian, của những thăng trầm cuộc sống. Với người trẻ, chén trà là chốn thanh tịnh để tâm hồn được an yên trước những xô bồ của cuộc sống. Nhấp một ngụm trà, họ cảm nhận được sự thanh tao, nhẹ nhàng, giúp họ xua tan đi những muộn phiền, lo âu. Nước trà ngon không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu pha trà mà còn cần ấm chén pha trà chất lượng. Và ấm chén Bát Tràng chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích thưởng thức trà. Ấm chén Bát Tràng được ra đời từ bàn tay tài hoa của những người nghệ nhân làng gốm truyền thống. Từng đường nét, họa tiết trên ấm chén đều được tỉ mỉ, trau chuốt, thể hiện sự tinh xảo và tâm huyết của người thợ. 2. Vài nét về ấm chén gốm sứ Bát Tràng Ấm chén Bát Tràng luôn chiếm vị trí đặc biệt trong lòng người yêu trà đạo và những ai trân trọng giá trị văn hóa Việt Nam. Nó không chỉ là vật dụng pha trà thông thường mà còn là biểu tượng cho nét đẹp tinh hoa nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Từng đường nét, họa tiết trên ấm chén đều được tạo tác thủ công bởi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân, thể hiện sự tỉ mỉ, trau chuốt và tâm huyết của họ. Quy trình sản xuất ấm chén Bát Tràng vô cùng cầu kỳ và phức tạp, trải qua nhiều công đoạn từ chọn lọc nguyên liệu, nhào nặn, tạo hình, trang trí cho đến nung gốm. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự kỹ lưỡng và cẩn thận, góp phần tạo nên chất lượng và giá trị cho sản phẩm. Ấm chén Bát Tràng có nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, từ phong cách truyền thống với những họa tiết hoa văn rồng phượng, hoa sen, cảnh quan thiên nhiên,... đến thiết kế hiện đại, phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay. Chất liệu gốm sứ cao cấp giúp ấm chén có độ bền cao, chịu nhiệt tốt, giữ nhiệt tốt và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Màu men sáng bóng, đều màu, cộng hưởng với hoa văn tinh xảo tạo nên vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho ấm chén Bát Tràng. 3. Tại sao ấm chén gốm sứ Bát Tràng được ưa chuộng Ngày nay, bộ ấm chén gốm sứ Bát Tràng không chỉ là vật dụng thông thường trong gia đình mà còn trở thành món quà tặng ý nghĩa trong các dịp lễ, Tết, hay những dịp đặc biệt. Sự kết hợp giữa tinh tế trong thiết kế và độ bền của gốm sứ Bát Tràng đã thu hút được sự quan tâm và yêu thích của nhiều người, cả trong nước và ngoài nước. 4. Các loại ấm chén Bát Tràng được ưa chuộng nhất hiện nay 4.1. Bộ ấm chén tử sa Bộ ấm chén tử sa Bát Tràng cao cấp là sản phẩm rất được khách hàng “săn đón”. Mỗi bộ gồm ấm pha trà, 6 hoặc 8 chén trà, một số bộ còn có thêm lọc trà và tống tử sa. Nung ở nhiệt độ cao, không tráng men, ấm chén sở hữu màu đất đỏ tao nhã, thích hợp cho bàn ngoài trời và pha trà mạn, trà lá,... 4.2. Bộ ấm chén bọc đồng Sản phẩm được bọc lớp đồng bên ngoài tạo nên sự sang trọng cho bộ ấm trà. Những nghệ nhân tài hoa của làng gốm Bát Tràng đã vận dụng kỹ thuật bọc đồng bên ngoài lên các bộ ấm chén men rạn, men lam sáng, men nâu, xanh lá, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và đa dạng. Đồng dùng để bọc có 2 loại là đồng vàng và đồng trắng. 4.3. Bộ ấm chén hoả biến Bộ ấm chén hoả biến Bát Tràng là những tác phẩm gốm sứ độc đáo, được tạo nên từ nghệ thuật điều chỉnh nhiệt độ nung, tạo màu...

Bỏ túi những mẹo sau khi chọn mua sản phẩm đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng chuẩn phong thuỷ

Bỏ túi những mẹo sau khi chọn mua sản phẩm đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng chuẩn phong thuỷ

Việc lựa chọn bộ đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng không chỉ đòi hỏi sự tinh tế mà còn cần có kiến thức và kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ. Đồ thờ cúng không chỉ là vật phẩm trang trí mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá những lưu ý quan trọng khi lựa chọn đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng. 1. Tầm quan trọng của việc chọn đồ thờ cúng Ý nghĩa tâm linh Từ bao đời nay, quan niệm về thế giới tâm linh đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Cha ông ta từ xa xưa luôn tin rằng, người đã khuất vẫn tiếp tục tồn tại ở một thế giới khác, thường được gọi là Âm phủ. Nơi đây tuy vô hình nhưng lại song song tồn tại với thế giới hiện tại, nơi dương thế mà chúng ta đang sinh sống. Chính vì sự tồn tại song song này mà người đã khuất không hoàn toàn tách biệt khỏi thế giới dương thế. Để duy trì mối liên hệ với thế giới bên kia, chúng ta cần thực hiện những nghi lễ thờ cúng, dù chỉ đơn giản nhất là thắp hương hàng tháng. Khi nén hương được thắp lên, nó như một cây cầu vô hình nối liền hai thế giới, tạo nên sự kết nối giữa cõi âm và cõi dương. Qua đó, linh hồn của tổ tiên có thể trở về nhà, sum vầy cùng con cháu, hưởng những lễ vật mà con cháu dâng cúng bằng cả tấm lòng chân thành, đồng thời cũng qua đó mà biết về cuộc sống của con cháu, phù hộ cho con cháu có được may mắn và hạnh phúc. Giá trị thẩm mỹ Bên cạnh ý nghĩa tâm linh thiêng liêng, đồ thờ cúng còn mang giá trị thẩm mỹ cao, góp phần làm đẹp cho không gian thờ cúng trong mỗi gia đình. Giữa muôn vàn lựa chọn, đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng luôn chiếm vị trí ưu tiên bởi sự tinh tế và sang trọng mà nó mang lại. Nổi tiếng với kỹ nghệ sản xuất lâu đời cùng bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề, gốm sứ Bát Tràng đã thổi hồn vào từng sản phẩm đồ thờ cúng, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Họa tiết tinh xảo, được thể hiện qua các hoa văn rồng phượng, sen cò, triện tháp,... kết hợp với màu men lộng lẫy, từ men rạn cổ điển đến men ngọc sang trọng, tạo nên vẻ đẹp truyền thống và đẳng cấp cho không gian thờ cúng. Đảm bảo phong thuỷ Phong thủy từ lâu đã được xem là yếu tố quan trọng chi phối vận mệnh, tài lộc của mỗi gia đình. Việc bài trí đồ thờ cúng hợp phong thủy không chỉ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên mà còn góp phần mang lại bình an, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Mỗi sản phẩm đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng đều ẩn chứa nguồn năng lượng tích cực, giúp cân bằng và hài hòa các yếu tố phong thủy trong nhà. Bình hoa, lọ hoa với thiết kế độc đáo, đầy đặn thu hút sự sung túc, thịnh vượng. Lư hương tỏa khói nghi ngút tượng trưng cho sự thanh tịnh, bình an, giúp hóa giải tà khí, mang lại may mắn cho gia chủ. Bộ chén dùng để dâng nước thể hiện lòng hiếu thảo, đồng thời mang ý nghĩa phong thủy về sự sum vầy, gắn kết trong gia đình. Sự truyền thống và tính kế thừa Đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng không chỉ là những sản phẩm mang tính chất sử dụng mà còn là những tác phẩm nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống và tính kế thừa. Việc chọn mua đồ thờ cúng từ làng gốm Bát Tràng cũng là cách giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.  Dù cho có cần đến sự phù hộ của tổ tiên hay không, thì mỗi con người sinh ra trên cõi đời này đều không thể chối bỏ nguồn cội của mình. Cha mẹ, ông bà và tổ tiên chính là những bậc giác ngộ, là những người đã khai sinh ra chúng ta, ban cho ta hình hài và cuộc sống.. Uống nước nhớ nguồn từ bao đời nay đã luôn là một truyền thống mà người Việt ta trân quý và tự hào. Vì vậy, tưởng nhớ tổ tiên không chỉ để mong cầu được phù hộ, mà đó còn là sự thành kính và biết ơn, là nét văn hóa đẹp cần giữ gìn. Hơn thế nữa, thờ cúng còn là một sinh hoạt văn hóa đậm tính nhân văn trong mỗi gia đình Việt Nam. Những dịp cúng bái, giỗ chạp là lúc con cháu quây quần bên nhau, ôn lại những kỷ niệm, chia sẻ những câu chuyện và cùng...

4 Cách đơn giản nhận biết đồ gốm sứ nhiễm chì tại nhà

4 Cách đơn giản nhận biết đồ gốm sứ nhiễm chì tại nhà

Chì là một kim loại nặng thường được sử dụng trong sản xuất công nghiệp. Với nhiều đặc tính ưu việt, ngày nay không hiếm các cơ sở sản xuất gốm sứ dùng chì như một thành phần màu trong tráng men đặc biệt là tạo màu đỏ vàng hoặc thêm chì vào thành phần làm gốm sứ để giảm nhiệt độ nung. Tuy nhiên, chì ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Việc lạm dụng chì trong sản xuất gốm sứ sẽ khiến sản phẩm có tồn dư hàm lượng chì cao, gây tác hại tới hệ thần kinh và nhiều hệ lụy khác khi người dùng sử dụng một thời gian dài, đặc biệt là trẻ em. Vậy làm thế nào để nhận biết sản phẩm gốm sứ nhà bạn có bị nhiễm chì hay không? Hãy cùng Phúc Lộc Viên Minh áp dụng 4 mẹo đơn giản sau để kiểm tra đồ dùng gốm sứ trong gia đình bạn nhé! 1. Cách kiểm tra gốm sứ tại nhà 1.1. Sử dụng giấm ăn  Cách thực hiện:  Ngâm sản phẩm gốm sứ vào dung dịch dấm ăn trong khoảng 15 - 30 phút  Do dấm ăn có tính axit cao, bạn hãy quan sát sựt hay đổi màu sắc của dung dịch và sản phẩm Ưu điểm và nhược điểm:  Ưu điểm: Nếu sản phẩm trắng ra, dung dịch đổi màu có thể xác định đó là gốm sứ nhiễm chì  Nhược điểm: Cách này có thể không phản ánh đầy đủ tình trạng nhiễm chì và không thích hợp cho mọi loại gốm sứ. Có thể làm hỏng lớp tráng men của sản phẩm gốm sứ. 1.2. Kiểm tra bằng nước  Cách thực hiện:  Nhỏ một vài giọt nước vào phần không tráng men của sản phẩm, ví dụ nếu là chén uống trà có thể là phần lòng chén hoặc trôn chén Quan sát tốc độ hút nước và thấm vào sản phẩm  Ưu điểm và nhược điểm:  Ưu điểm: Thấy rõ được tốc độ hút nước, thể hiện chất lượng và độ chân thực của sản phẩm. Nhược điểm: Không phản ảnh trực tiếp về việc nhiễm chì và phụ thuộc vào từng loại gốm cụ thể 1.3. Gõ vào sản phẩm để kiểm tra tiếng vang  Cách thực hiện:  Gõ vào sản phẩm và nghe tiếng vang. Sản phẩm gốm sứ chất lượng sẽ kêu coong coong, sản phẩm pha chì chất lượng thấp sẽ có tiếng đục và nhỏ hơn. Ưu điểm và nhược điểm:  Ưu điểm: Đơn giản và nhanh chóng, có thể dễ dàng nhận biết độ chất lượng của gốm sứ. Hạn chế: Chỉ xác định được một khía cạnh của chất lượng gốm sứ, không liên quan trực tiếp đến nhiễm chì 1.4. Sử dụng Test Kit kiểm tra chì  Cách thực hiện:  Chuẩn bị một bộ Test Kit kiểm tra chì dành cho gốm sứ  Thực hiện theo hướng dẫn của Test Kit để kiểm tra lượng chì trong gốm sứ  Kết quả từ Test Kit sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức độ chì trong sản phẩm  Ưu điểm và nhược điểm:  Ưu điểm: Kết quả chính xác, trực quan hơn các phương pháp chỉ dựa vào quan sát thông thường  Nhược điểm: Tốn nhiều chi phí hơn, cần thực hiện quá trình kiểm tra cẩn thận để kết quả chính xác nhất 2. Những lưu để sử dụng đồ gốm sứ thẩm mỹ, an toàn 2.1. Chú ý đến lớp men bên ngoài  Men sứ có màu sắn đồng đều và tự nhiên thể hiện một sản phẩm có chất lượng tốt. Nếu sản phẩm bị biến đổi màu, lớp men bị bong tróc hoặc có vết nứt lớn sản phẩm có thể bị pha trộn nhiều tạp chất độc hại trong quá trình sản xuất, làm chất lượng sản phẩm kém. Các sản phẩm giá rẻ, thường được nhập từ Trung Quốc thường được pha thêm chì để tiết kiệm chi phí nung. Do đó, sản phẩm sản xuất ra mẫu mã tuy bắt mắt nhưng chất lượng sản phẩm kém, nhiễm hàm lượng chì cao. 2.2. Chú ý khi sử dụng đồ gốm sứ trong nấu nướng Một số sản phẩm gốm sứ được tráng men để tránh thấm nước và tạo độ bóng. Những món ăn có độ axit cao như cà chua, dưa muối... cần phải hạn chế nấu nướng, ngâm trong các nồi, hũ gốm sứ có tráng men. Các chất độc hại trong lớp men có thể hòa tan vào thức ăn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Bên cạnh đó, không nên sử dụng đồ gốm sứ trong lò vi sóng. Khi sử dụng trong lò vi sóng, nhiệt độ cao có thể khiến chì nhiễm vào thức ăn, gây ngộ độc chì. Ngoài ra, một số sản phẩm gốm sứ có thể chứa kim loại hoặc các thành phần khác có phản ứng với...

Khám phá ý nghĩa và nghệ thuật bày trí choé thờ đúng phong thuỷ

Khám phá ý nghĩa và nghệ thuật bày trí choé thờ đúng phong thuỷ

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, thờ cúng là truyền thống lâu đời đem đến những điều tốt lành cho gia đình. Trong đó, chóe thờ là vật phẩm thờ cúng gắn liền với bộ đồ thờ, được sử dụng phổ biến trên các bộ đồ thờ gia tiên cũng như bàn thờ thần tài, thần Phật. Tuy nhiên không nhiều người biết được ý nghĩa của chóe thờ là gì. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1. Choé thờ là gì? Chóe bàn thờ theo văn hóa truyền thống được xem là vật phẩm thờ cúng tâm linh. Đó là một chiếc hũ có kiểu dáng giống với chiếc thạp đựng gạo trong các gia đình Việt ngày xưa, dùng để thờ cúng trên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ thần linh, thần phật. Nhìn chung, cấu tạo của chóe thờ gồm nắp chóe – thân chóe – chân chóe. Thiết kế theo chuẩn hình khí phong thủy như miệng nhỏ – cổ hẹp – thân phình, với ngụ ý cho việc tài lộc vào dễ khó ra, quanh năm suốt tháng ở lại lâu dài cùng gia chủ. Phần nắp: Nắp chóe thường được thiết kế nhô cao để dễ dàng cầm nắm, với các họa tiết hoa văn đặc trưng tùy theo mỗi mẫu mã khác nhau. Phần thân: Thường được đắp nổi hoặc khắc chìm các họa tiết như hoa Sen, Rồng. Thiết kế hình khí phong thủy, với mình dưới lớn để thu hút tài lộc, may mắn, mang lại sự bình an, vượng vận cho gia chủ, được hiểu là chóe phong thủy. Phần chân: Những chiếc chóe lớn sẽ có thiết kế chân trụ vững chắc lớn. Chóe nhỏ thờ cúng thì thiên hướng thu nhỏ dần ở phần đế để tạo sự cân đối. Vào thời xưa, ta chỉ thấy hình ảnh chóe thờ được xuất hiện trong các phủ vua chúa, quan lại hay những gia đình địa chủ giàu có. Còn ngày nay, chóe thờ đã được người dân sử dụng một cách rộng rãi, phổ biến hơn và được thiết kế với nhiều mẫu mã và chất liệu đa dạng như gốm sứ, đồng, gỗ…Tuy nhiên, theo xu hướng hiện đại hóa, chóe thờ bằng gốm sứ Bát Tràng đang chiếm ưu thế vì họa tiết đẹp mắt, tuổi thọ cao, có thể sử dụng từ đời này qua đời khác. 2. Ý nghĩa của choé thờ Từ xa xưa, người Việt luôn tin rằng, “Trần sao thì âm vậy”. Con người được sinh ra, lớn lên và sau khi mất đi sự sống luôn hiện diện ở một nơi gọi là “Thế giới bên kia”. Trong văn hoá tâm linh, đằng sau giấc ngủ ngàn thu vẫn sẽ tồn tại một sự sống mới ở thế giới khác ở một hình thức nào đó mà chúng ta không thể thấy, không thể biết được. Vì vậy, những người đã khuất “nơi suối vàng” cũng cần có một cuộc sống đầy đủ như chúng ta hằng ngày, như tiền tệ, vàng bạc, muối gạo và nước sạch. Và choé thờ chính là vật phẩm  để thể hiện lòng hiếu kính, sự tưởng nhớ của con cháu dành cho ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó, trong chiêm tinh học phương Đông, chóe thờ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, không chỉ là giúp hút tài lộc khi đi qua miệng chóe, mà còn giữ được vận khí tốt cho gia chủ đi ở phần thân phình to. Điều này thể hiện sự sung túc, may mắn và bình an sẽ đến với gia chủ, gia đình. 3. Choé thờ đựng gì và ý nghĩa của từng lễ vật trong choé thờ Trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt, có thể nhận thấy sự phong phú của lễ tiết, với những lễ vật cúng tế, lễ nghi được trao truyền qua nhiều thế hệ. Trong đó không thể không kể đến: muối, gạo và nước. Đây là 3 thứ không thể thiếu và rất cần thiết trong cuộc sống của con người và mỗi vật phẩm đều mang một ý nghĩa khác nhau. Choé đựng muối Từ ngàn xưa muối được coi là tài sản quý giá và là tượng trưng cho ý chí trong sạch và mạnh mẽ. Đặt hũ muối trên bàn thờ nói lên ước nguyện mong muốn cuộc sống sạch sẽ, luôn đủ mạnh mẽ và ngày càng hưng thịnh. Choé đựng gạo Tự thuở xưa, ông cha ta đã trân trọng loại thực phẩm này mà đặt cho cái tên mỹ miều “hạt ngọc của Trời”. Lúa gạo là của cải do Trời ban và là sự tinh khiết nguyên sơ. Người xưa thường quan niệm nhà nào nhiều gạo ắt phúc lộc đầy nhà, no đủ và hạnh phúc. Đặt chóe...

Bí quyết bài trí bàn thờ gia tiên hợp phong thuỷ

Bí quyết bài trí bàn thờ gia tiên hợp phong thuỷ

Thờ cúng tổ tiên là một phong tục đẹp và thiêng liêng của người Việt, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với thế hệ cha ông. Bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng, cần được sắp đặt đúng theo quan niệm phong thủy để tạo cân bằng, đối xứng và tránh những điều không tốt về tâm linh. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá cách bài trí đồ thờ trên bàn gia tiên đúng phong thủy qua bài viết dưới đây nhé! 1. Tầm quan trọng của bàn thờ gia tiên Từ ngàn đời nay, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong tâm hồn người Việt. Bàn thờ gia tiên không chỉ là nơi linh thiêng để tưởng nhớ, tri ân những bậc sinh thành mà còn là biểu tượng cho sự gắn kết, sum vầy của gia đình. Do vậy, việc bày trí và trang trí bàn thờ sao cho đẹp đẽ, trang nghiêm là một trách nhiệm thiêng liêng mà mỗi người con, người cháu cần gìn giữ và thực hiện. Bàn thờ đẹp không chỉ thể hiện sự hiếu thảo, trân trọng cội nguồn của con cháu mà còn mang đến nhiều ý nghĩa tâm linh to lớn. Khi nơi thờ cúng được sắp xếp gọn gàng, trang trí thanh tao, ấm cúng sẽ tạo nên một không gian thanh tịnh, an yên, giúp con người cảm thấy bình an trong tâm hồn, đồng thời thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với những bậc sinh thành, đã khuất. Theo quan niệm dân gian, bài trí bàn thờ hợp phong thủy còn mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Chính vì vậy,việc đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để sắp xếp bàn thờ gia tiên đẹp, chu đáo là một việc làm vô cùng thiết thực và ý nghĩa. Hãy để bàn thờ gia tiên trở thành nơi lưu giữ những giá trị đạo đức truyền thống, nơi vun đắp tình yêu thương và lòng hiếu thảo trong mỗi gia đình Việt. Hãy dành thời gian để trang hoàng bàn thờ thêm đẹp đẽ, trang nghiêm, để thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với những người đã khuất, đồng thời cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. 2. Các nguyên tắc cơ bản trong bài trí đồ thờ Sắp xếp bàn thờ theo đúng quan niệm phong thủy không chỉ tạo nên sự cân bằng, đối xứng cho không gian sống mà còn mang đến những ý nghĩa tâm linh sâu sắc, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gia chủ. Vị trí tọa lạc - Nơi hội tụ linh khí: Theo quan niệm phong thủy truyền thống, vị trí đặt bàn thờ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bàn thờ gia tiên nên được đặt ở gian chính giữa nhà, hướng nhìn ra cửa chính. Vị trí này thể hiện sự tôn kính, trang trọng, đồng thời giúp thu hút vượng khí, tài lộc cho gia chủ. Bàn thờ thần phật có thể đặt ở hướng chính hoặc hai bên trái, phải của ngôi nhà. Nên ưu tiên đặt bàn thờ ở tầng một để thuận tiện cho việc thờ cúng, lau chùi, giữ cho không gian tâm linh luôn thanh tịnh. Sắp xếp bài vị - Thể hiện trật tự, quy củ: Nếu ban thờ gia tiên có đặt bài vị và thần phật thì gia chủ cần lưu ý sắp xếp thờ thần phật ở bên trái, tổ tiên ở bên phải. Bài vị tổ tiên không được đặt cao hơn tượng thần phật. Theo quan niệm của người xưa, thần phật được ví như những vị khách quý nên tiến hành thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến  thần phật nếu không sẽ không cân bằng quy luật của phong thủy, tâm linh. Thứ tự sắp xếp bài vị tổ tiên cũng cần tuân theo quy tắc "Nam tả - Nữ hữu", tức là bài vị nam giới đặt bên trái, bài vị nữ giới đặt bên phải. Số lượng thần phật - Tối giản, thanh tịnh: Số lượng thần phật trên bàn thờ tối đa nên là 3 và phải là số lẻ. Tránh bày trí quá nhiều tượng phật, bài vị khiến cho bàn thờ trở nên rối mắt, ảnh hưởng đến sự thanh tịnh, linh thiêng của không gian thờ cúng. Nên lựa chọn những tượng phật có kích thước phù hợp với diện tích bàn thờ, đồng thời đảm bảo sự đồng nhất về phong cách, chất liệu để tạo nên sự hài hòa cho tổng thể. 3. Các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ gia tiên Thực chất, một bàn thờ để cúng bái không cần phải quá cầu kỳ mà nó phụ thuộc vào điều kiện, quan niệm và phong tục riêng của mỗi gia đình. Cho du ít hay nhiều thì bàn thờ tối thiểu cũng cần phải có: Bát hương, ba chén nước và các đồ cúng ăn được. Còn đối với một...

Hũ đựng gạo gốm Bát Tràng - Vật phẩm phong thuỷ không thể thiếu

Hũ đựng gạo gốm Bát Tràng - Vật phẩm phong thuỷ không thể thiếu

Hũ đựng gạo, một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình Việt, không chỉ là nơi bảo quản lương thực mà còn ẩn chứa sức mạnh phong thủy to lớn, mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Bài viết này, Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ chia sẻ bí quyết đặt hũ gạo gốm Bát Tràng hợp phong thủy giúp bạn chiêu tài đón lộc cho tổ ấm của mình. 1. Đặc điểm của hũ đựng gạo gốm Bát Tràng Hũ đựng gạo gốm sứ Bát Tràng là một trong những dòng sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường hiện nay bởi những đặc tính nổi bật và sự tiện dụng, ý nghĩa phong thủy của chúng đối với tài vận của mỗi gia đình. Là tác phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân Bát Tràng, từng chiếc hũ được chế tác tỉ mỉ từ nguồn đất nung tinh tuyển, nung ở nhiệt độ cao trên 1200 độ C, cho độ bền vượt trội, chống nứt vỡ. Chum sành được khử chì, cadimi và các chất độc hại khác, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng. Bề mặt căng mịn, không thấm nước, dễ dàng vệ sinh, giúp bảo quản gạo luôn thơm ngon, trọn vẹn dinh dưỡng. Nắp hũ và thân hũ liên kết chặt chẽ, kín đáo, ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng, bụi bẩn. Ngoài chất lượng gốm sứ đạt chuẩn, những Hủ đựng gạo Bát Tràng còn được trang trí các họa tiết như vẽ chữ Tài Lộc hay tranh phong cảnh, đường phố, làng quê trên những loại hủ sứ, làm tăng thêm giá trị nghệ thuật đầy tinh tế trong mỗi sản phẩm, khiến chúng không chỉ được sử dụng trong gia đình mà còn được ưu ái làm quà tặng tân gia cho bạn bè, người thân để cầu chúc ấm no, hạnh phúc và tài lộc cho gia chủ, thể hiện trọn vẹn tấm lòng của người tặng. 2. Ý nghĩa phong thuỷ của hũ đựng gạo gốm Bát Tràng Từ thuở xa xưa, hình ảnh chum sành đựng gạo đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Nổi tiếng với thương hiệu gốm sứ Bát Tràng lâu đời, chum sành không chỉ là vật dụng quen thuộc mà còn ẩn chứa giá trị văn hóa và ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Chum sành sứ là một món đồ dùng phong thủy, thuộc hành Thổ được làm từ đất sét. Đất sét là loại đất sinh ra hạt gạo. Khi kết hợp với tính Thổ của gạo sẽ khiến phần Thổ khí thêm mạnh, mang tới cát khí cho gia đình. Hơn cả một vật dụng đựng gạo, chum sành Bát Tràng còn là biểu tượng cho sự sung túc, ấm no và may mắn. Theo phong thủy, vị trí đặt chum sành đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút tài lộc. Gia chủ nên đặt chum sành ở khu vực bếp, góc nhà hoặc nơi kín đáo, tránh đặt đối diện cửa ra vào. 3. Cách chọn hũ đựng gạo hợp phong thuỷ Theo quan niệm phong thủy, hũ đựng gạo đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ. Lựa chọn hũ gạo phù hợp không chỉ giúp bảo quản gạo tốt mà còn mang đến vượng khí cho gia đình. 3.1. Về chất liệu Gia chủ nên lựa chọn sử dụng hũ đựng gạo bằng sành, sứ vì chúng thuộc hành Thổ nên sẽ giúp bạn thăng tiến trong con đường sự nghiệp, mang lại nhiều sự may mắn và dễ dàng vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống. Còn người buôn bán thì ngày càng phát đạt, mua may bán đắt. Ngoài ra, hũ gạo bằng đất sét cũng rất tốt trong phong thủy vì khi đặt gạo trong những chất liệu đó, năng lượng từ gạo sẽ phát ra bền vững hơn và mang lại nhiều may mắn, tiền tài cho nhà bạn. Lợi ích nổi bật của hũ gạo gốm sứ đó là chất liệu có khả năng hút ẩm tốt, giúp gạo luôn khô ráo, thơm ngon, tránh nấm mốc, côn trùng xâm nhập. Rất nhiều gia đình đựng gạo trong thùng nhựa. Điều này được cho là sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, bởi thùng nhựa có nhiều hợp chất gây hại cho con người. Theo phong thủy, hũ gạo nhựa không mang lại vượng khí, thậm chí còn có thể khiến gia chủ gặp nhiều trắc trở. 3.2. Về hình dáng Ngày nay, hũ gạo Bát Tràng được chế tác với nhiều hình dáng phong phú, từ tròn đầy đến thanh tao, đáp ứng mọi nhu cầu thẩm mỹ và phong thủy của gia chủ. Bạn nên sử dụng những hũ gạo có hình tròn vì những hũ gạo hình tròn có độ sâu biểu tượng cho sự no ấm, tài lộc của gia đình; tránh được sự thất thoát tài lộc ra ngoài. Bên cạnh...

Hướng dẫn đặt bình hút tài lộc - Bí quyết đón vận may và phú quý

Hướng dẫn đặt bình hút tài lộc - Bí quyết đón vận may và phú quý

Bình Hút Lộc - vật phẩm phong thủy được ưa chuộng bởi khả năng mang đến tài lộc, may mắn và vượng khí cho gia chủ. Tuy nhiên, để bình phát huy tối đa tác dụng, bạn cần đặt bình ở vị trí đại cát đại lợi. Vậy, vị trí nào đặt bình hút tài lộc tốt nhất? Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé! 1. Giới thiệu về bình hút tài lộc Bình hút lộc - hay còn gọi là bình hút tài lộc - từ lâu đã trở thành vật phẩm phong thủy được ưa chuộng bởi vẻ đẹp tinh tế và ý nghĩa sâu sắc. Dáng bình thường có phần thân bầu phình to, cổ nhỏ và miệng loe, tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng. Bình hút lộc có nhiều kích cỡ, màu sắc và họa tiết khác nhau, được chế tác một cách tỉ mỉ, tinh xảo,mang đến giá trị thẩm mỹ cao. Bình hút lộc Bát Tràng - sản phẩm gốm sứ truyền thống nổi tiếng, từng được sử dụng trong cung đình, là bảo vật cống phẩm xa xưa. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Bình hút lộc Bát Tràng đã thất truyền một thời gian dài. Nhờ bàn tay khéo léo và tâm huyết của những người thợ gốm Bát Tràng, Bình hút lộc đã được phục chế thành công và trở thành dòng sản phẩm gốm sứ có ý nghĩa quan trọng trong bài trí phong thủy ngày nay. Sở hữu bình hút lộc Bát Tràng không chỉ mang đến vẻ đẹp sang trọng cho không gian mà còn là lời chúc cho gia chủ gặp nhiều may mắn, tài lộc dồi dào, cuộc sống sung túc, an khang thịnh vượng. 2. Cách chọn bình hút tài lộc Bình hút lộc Bát Tràng không chỉ là vật phẩm trang trí tinh tế mà còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, được nhiều gia chủ tin dùng để thu hút tài lộc, may mắn và vượng khí cho gia đình. Khi lựa chọn bình hút lộc, màu sắc và hoa văn trang trí trên thân bình đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả phong thủy và sở thích cá nhân của gia chủ. Bình hút lộc Bát Tràng có nhiều họa tiết trang trí đa dạng, mỗi họa tiết mang một ý nghĩa riêng biệt: Rồng, Song Linh, Ngũ Phúc (5 con dơi): Biểu thị cho tiền tài, danh vọng, quyền lực, sự thăng tiến trong sự nghiệp. Hoa, lá, cảnh sắc thiên nhiên bốn mùa: Mang đến sự hòa thuận, an khang, thịnh vượng, sức khỏe dồi dào cho gia chủ. Chim Phượng: Biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc, sung túc, thịnh vượng cho cả gia đình. Ngoài ra, gia chủ cũng cần lưu ý lựa chọn bình hút lộc Bát Tràng có màu sắc phù hợp với bản mệnh Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ để mang đến cho gia chủ những điều tốt đẹp nhất, giúp tài lộc dồi dào, may mắn, công danh thăng tiến, sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc, vượng khí tràn đầy, cuộc sống an khang thịnh vượng. 3. Các vị trí đặt bình hút tài lộc trong nhà Theo phong thủy, vị trí đặt bình hút tài lộc phải là nơi kín đáo sẽ giúp giữ khí tài, bảo quản tài lộc, giàu sang, phú quý cho gia chủ.  Bình tài lộc nên đặt trong tủ kính, phải được đóng kín hoặc che phủ cẩn thận để tránh bụi bẩn hoặc "khí xấu" xâm nhập vào.  Ngoài ra, nếu là bình bằng gốm sứ thuộc hành Thổ, bạn nên đặt bình ở trong tủ thuộc góc Thổ tức là hướng Tây Nam. Còn nếu bình được làm bằng kim loại thì nó sẽ được đặt ở hướng Tây Bắc hoặc góc Tây. Hoặc dựa vào la bàn, xác định cung tài lộc của gia chủ để đặt bình. 4. Những lưu ý khi đặt bình hút tài lộc Tuyệt đối không được đặt bình ở những nơi thất thoát tiền bạc như đối diện cửa ra vào, cửa chính,… Của cải không bền lâu, lại không có cơ hội để tích trữ nhiều tài lộc. Thông thường mỗi gia đình nên có 2 chiếc bình hút lộc trở lên. Một chiếc để ở phòng khách, một chiếc đặt phòng ngủ hay phòng làm việc nhằm kích hoạt, thu hút tối đa tài lộc vào nhà. Không đặt ngoài trời: Bình hút tài lộc đặt ở đâu, lộc hút vào ở đó, do đó gia chủ không nên đặt chúng ngoài trời, ngược lại hãy đặt chúng tại vị trí kín đáo và ít người để ý sẽ tốt hơn. Nhà bếp hoặc đối diện/gần/cạnh nhà vệ sinh: Khi đặt bình hút tài lộc tại các vị trí này sẽ khiến bình hút tài lộc dễ bị nhiễm phải những năng lượng, vận khí không tốt. Từ đó, gây ảnh hưởng đến tác dụng của sản phẩm. Ngoài ra, hãy nhớ tham khảo và tìm kiếm cho mình địa chỉ cung cấp uy tín để sở hữu cho...

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ