Từ xa xưa, hoa cúc đã được xem như biểu tượng của sự trường thọ, thanh cao và niềm vui trong văn hóa Việt Nam. Vẻ đẹp thanh tao của loài hoa này đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao thi ca, hội họa và đặc biệt là trong nghệ thuật gốm sứ. Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh - Nơi lưu giữ tinh hoa làng nghề Bát Tràng trân trọng mang đến quý khách hàng những tác phẩm gốm sứ hoa cúc tinh xảo, chứa đựng những giá trị văn hóa sâu sắc. 1. Ý nghĩa của hoa cúc trong văn hoá tín ngưỡng Việt Hoa cúc - loài hoa thanh tao, mộc mạc từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự trường thọ, sức sống mãnh liệt và lòng hiếu thảo trong văn hóa phương Đông. Ẩn chứa đằng sau vẻ đẹp ấy là những câu chuyện huyền thoại đầy ý nghĩa,mang đến cho chúng ta bài học quý giá về cuộc sống. Tại Trung Quốc, truyền thuyết kể về một vị vua già khao khát trường sinh bất lão. Nghe kể về một loại thảo dược kỳ diệu trên đảo Long Phi, ông đã cử 24 chàng trai trẻ lên đường tìm kiếm. Sau hành trình gian nan, họ chỉ phát hiện ra duy nhất một loài hoa cúc vàng rực rỡ giữa hoang đảo. Họ mang cúc vàng trở về cho nhà vua và kể từ đó, hoa cúc trở thành biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Hình ảnh hoa cúc còn được in trên đồng xu 1 Nhân dân tệ, thể hiện giá trị và tầm quan trọng của loài hoa này trong văn hóa Trung Quốc. Tại Việt Nam, hoa cúc lại gắn liền với câu chuyện về lòng hiếu thảo. Một người con hiền thảo, vì muốn cứu mẹ già đang lâm bệnh nặng, đã dốc sức tìm kiếm bông hoa thần kỳ theo lời mách bảo của Bụt. Sau bao gian khổ, người con tìm được bông hoa nhưng trớ trêu thay nó chỉ có 5 cánh, là số năm người mẹ được sống trên đời.. Thương xót mẹ, người con xé nhỏ cánh hoa, tới mức không thể đếm được số cánh hoa nữa. Nhờ vậy, phép màu đã xảy ra, người mẹ đã khỏi bệnh và được sống rất lâu bên con. Hoa cúc từ đó mang ý nghĩa về sức sống dồi dào, tượng trưng cho lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Sự tích về hoa cúc không chỉ là những câu chuyện đẹp mà còn là lời nhắc nhở về giá trị của cuộc sống, về sự trường thọ và lòng hiếu thảo. Mỗi bông hoa cúc như một lời chúc sức khỏe, an khang và hạnh phúc cho gia đình. 2. Ý nghĩa của biểu tượng hoa cúc trên gốm sứ Vượt qua ranh giới của một biểu tượng đơn thuần, hoa cúc trên gốm sứ còn là tuyên ngôn cho một cuộc sống viên mãn, trường thọ và hạnh phúc. Trong văn hóa Trung Quốc, hoa cúc thường được kết hợp với các yếu tố khác như cây thông, tượng trưng cho sự bền vững, trường tồn theo năm tháng. Họa tiết hoa cúc kết hợp với mẫu đơn hoặc hoa sen mang đến thông điệp về sự phú quý, sung túc và trường thọ. Cùng với hình ảnh các loài cây mùa thu như đậu bắp, dâm bụt, phong lan, hoa cúc vẽ nên khung cảnh mùa thu an yên, sum vầy, thể hiện mong ước về một cuộc sống bình an, hạnh phúc. Người xưa thường sử dụng hoa cúc như biểu tượng cho cuộc sống, để diễn đạt những mong ước tốt đẹp và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống. Sự kết hợp giữa hoa cúc và châu chấu mang ý nghĩa "an cư lạc nghiệp", chim vàng anh và hoa cúc tượng trưng cho "gia đình hạnh phúc". Những họa tiết này cùng với hoa cúc tạo nên biểu tượng cho sự bình an, mãn nguyện và may mắn. Hoa cúc, hoa mận, hoa lan và cây tre được xem là tứ quý trong văn hóa Trung Quốc. Trong số đó, hoa cúc được yêu thích và sử dụng rộng rãi làm vật trang trí trên đồ sứ từ thời xa xưa. Hình ảnh hoa cúc thường được người xưa vẽ trên các sản phẩm sứ để thể hiện ý nghĩa về sự trường thọ, mang đến lời chúc cho cuộc sống viên mãn, an khang thịnh vượng. 3. Hoạ tiết hoa cúc trong các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề gốm sứ Bát Tràng, những đóa hoa cúc rực rỡ như được thổi hồn vào từng tác phẩm gốm sứ. Họa tiết hoa cúc được thể hiện tinh tế, đa dạng trên bình, lọ, ấm trà, bộ chén dĩa,... Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho không...
20/05/2024
Đọc thêm »Đối với những ai có sở thích thưởng trà nói riêng, đam mê đồ gốm sứ nói chung chắc hẳn đều biết đến dòng men hoả biến. Đây là dòng men nổi tiếng có nguồn gốc từ làng gốm cổ truyền Bát Tràng. Nhắc đến men hỏa biến, người ta liên tưởng ngay đến các sản phẩm gốm sứ có màu sắc cuốn hút, sang trọng, cùng công đoạn nung nấu khác lạ, độc đáo. Vậy men hoả biến là gì, hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu kỹ hơn nhé. 1. Men hoả biến là gì? Men hỏa biến là men được tạo nên do sự tương tác giữa ba yếu tố chính là oxit sắt, titan và nhiệt độ. Bạn có thể hiểu đơn giản: hoả là lửa, biến là sự thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Hoả biến nôm na là sự thay đổi của lửa. Vậy nên, men hoả biến vô cùng đặc biệt với khả năng thay đổi màu sắc tuỳ theo nhiệt độ nung của ngọn lửa. Nhiều người ưu ái mà hay đánh giá rằng đây là loại men hội tụ tinh hoa nghệ thuật của gốm sứ nước ta. Có thể nhận thấy, ở mỗi mức nhiệt, loại men này lại sinh ra một màu sắc tuyệt đẹp khác nhau. Chứ không phải do màu nhân tạo pha chế. Và không phải ai cũng tạo nên được một sản phẩm men hỏa biến đẹp và chất lượng. Chính vì vậy, để tạo nên chất men hỏa biến đạt được tiêu chuẩn như mong muốn. Rất cần một đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân lành nghề lâu năm. 2. Nguồn gốc men hoả biến Theo các tài liệu khác nhau thì màu men Hỏa Biến là một trong những màu men có nguồn cội Trung Hoa và được trọng dụng nhất vào thời nhà Tống (960- 1279). Tương truyền, màu men này được biết đến ở Nhật nhờ các nhà sư từ Nhật sang Trung Quốc học đạo Phật và biết tới cách thưởng trà qua những bộ ấm chén có màu men đẹp, lạ mắt. Họ đã mở ra cánh cửa cho một làn gió nghệ thuật mới trong nền gốm sứ xứ sở Phù Tang. Sau đó màu men này trở thành thú chơi và thú sưu tầm của giới thượng lưu Nhật qua con đường thương mại. Sau này Hỏa Biến cũng nhanh chóng chinh phục người dân Việt Nam bởi vẻ đẹp độc đáo, khác biệt, trở thành niềm đam mê, thú chơi và sưu tầm của họ đặc biệt là giới thượng lưu. Trên đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bát Tràng, Hỏa Biến được thổi hồn vào những tác phẩm gốm sứ tinh xảo,mang đậm dấu ấn bản sắc Việt. Hỏa Biến không chỉ là sự kế thừa truyền thống, mà còn là minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của những nghệ nhân Bát Tràng. Họ không ngừng học hỏi, tìm tòi và đổi mới, thổi vào Hỏa Biến những sắc thái mới, phù hợp với xu hướng thời đại. 3. Đặc tính của men hoả biến Màu sắc có trên lớp men không đến từ màu vẽ Các sản phẩm men hỏa biến đều có những màu sắc rất đẹp và khiến người ta phải mê mẩn. Tuy nhiên màu sắc này khiến người ta nghĩ rằng nó được vẽ lên. Song thực chất đây là màu tự nhiên của loại men đặc biệt này. Màu sắc thành phẩm phù thuộc vào nhiệt độ nung Men hỏa biến là tinh hoa của nghệ thuật điều chỉnh nhiệt độ nung, để cho ra màu sắc biến ảo hết sức tự nhiên. Mỗi sản phẩm được trang trí họa tiết, phủ lớp men hỏa biến và nung ở các nhiệt độ, các tầng khác nhau sẽ cho ra các loại màu sắc khác nhau, chúng mang trong mình nét biến đổi phong phú của lửa. Mỗi thành phẩm men hỏa biến đều là một độc bản Mỗi sản phẩm dù có nét tương đồng nhưng không bao giờ giống nhau 100%. Bạn sẽ rất khó để tìm được 2 sản phẩm men hỏa biến giống nhau y đúc bởi công đoạn chế tác, oxit và đặc biệt là lửa cho mỗi sản phẩm gốm sứ đều khác nhau. Đây là sản phẩm có mẫu mã độc nhất vô nhị đã tạo nên sự đẳng cấp của nó mà không có sản phẩm nào có thể sáng bằng. Quy trình chế tác kỹ lưỡng Các sản phẩm được trải qua các công đoạn thủ công tỉ mỉ và được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có chi tiết nào bị hỏng, rạn dù là nhỏ nhất nhằm mang tới sự trải nghiệm hoàn mỹ cho khách hàng. Khâu tuyển chọn nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm gốm men hoả biến hết sức cẩn trọng. Đất được lựa chọn phải là loại đất tốt nhất, không lẫn tạp chất....
20/05/2024
Đọc thêm »Rồng, biểu tượng của quyền lực và sự cao quý, không chỉ hiện diện trong các truyền thuyết mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong phong thuỷ và nghệ thuật gốm sứ. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá ý nghĩa của rồng trong phong thuỷ và sự hiện diện kỳ diệu của hình tượng rồng trên mỗi sản phẩm gốm sứ, để cảm nhận sự hòa quyện giữa truyền thống và nghệ thuật. 1. Hình tượng Rồng trong văn hoá cổ truyền dân tộc Trải dài khắp nền văn hóa phương Đông và phương Tây, hình ảnh rồng luôn ẩn chứa sức mạnh phi thường, là nguồn cảm hứng cho vô số truyền thuyết, huyền thoại. Tuy nhiên, cách nhìn nhận về loài vật linh thiêng này lại có sự khác biệt rõ rệt giữa hai nền văn hóa. Rồng phương Tây - Biểu tượng của sự hung bạo và tàn ác Trong văn hóa phương Tây, rồng thường được miêu tả với hình dạng hung dữ, to lớn như thằn lằn, sở hữu đôi cánh và khả năng phun lửa. Chúng được xem là con quái vật đáng sợ, gieo rắc tai ương và sự hủy diệt. Hình ảnh rồng phương Tây gắn liền với những câu chuyện về chiến tranh, xung đột và cái chết. Rồng phương Đông - Biểu tượng của sức mạnh, trí tuệ và thịnh vượng Trái ngược với hình ảnh dữ tợn ở phương Tây, rồng phương Đông mang vẻ ngoài uy nghi, hiền lành, với thân hình mảnh mai như rắn, phủ đầy vảy, sở hữu sừng hươu, bờm sư tử và móng vuốt đại bàng. Hình ảnh rồng thường xuất hiện uyển chuyển, cuộn mình trong mây, tượng trưng cho sức mạnh phi thường, trí tuệ thông minh và sự thịnh vượng. Trong tứ linh Long, Lân, Quy, Phượng thì rồng được xem là linh thú quyền năng nhất, cai quản trời đất, mang đến mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cuộc sống bình yên cho con người. 2. Ý nghĩa của Rồng trong phong thuỷ 2.1. Giải trừ hoạ tiểu nhân, gia tăng quyền lực Rồng, đặc biệt là rồng xanh (Thanh Long), sở hữu sức mạnh phi thường giúp giải trừ tiểu nhân, mang đến bình an cho gia chủ. Nếu đặt rồng xanh ở hướng Thanh Long của ngôi nhà thì những kẻ tiểu nhân không dám gây sự quấy nhiễu, hoặc khi hướng Bạch Hổ của ngôi nhà khí vận phong thủy quá xấu, thì nên bày rồng xanh ở Thanh Long để hóa giải tai ách do Bạch Hổ gây ra. Rồng còn là biểu tượng quyền uy, đặc biệt hỗ trợ người làm chính trị, hành chính chống lại thị phi, bảo vệ quyền uy và gia tăng sức ảnh hưởng. 2.2. Hút tài lộc, công danh thăng tiến Tượng rồng hướng ra cửa chính/cửa sổ sẽ thu hút tài lộc, mang đến may mắn cho công việc kinh doanh, giúp gia chủ hanh thông, thuận lợi trong mọi lĩnh vực. Rồng mang nguồn sinh khí mạnh mẽ, đại diện cho sức mạnh và quyền uy của vũ trụ, giúp gia chủ luôn tràn đầy năng lượng, tự tin và bản lĩnh để gặt hái thành công. 2.3. Cải thiện hôn nhân gia đình, viên mãn tình yêu Rồng kết hợp với Phượng là cặp biểu tượng phong thủy tốt lành, mang đến may mắn trong tình duyên, giúp cải thiện mối quan hệ vợ chồng trở nên hài hòa, viên mãn. 3. Rồng trong sản phẩm gốm sứ Ý nghĩa đặc biệt cùng tạo hình độc đáo của rồng khiến linh thú này vô cùng được ưa chuộng trong các sản phẩm mỹ nghệ. Riêng đối với các sản phẩm gốm sứ, đã từ rất lâu, hình ảnh của rồng thường xuyên xuất hiện ở những chiếc bát hương trên những ban thờ thần linh, gia tiên, hình ảnh rồng uốn lượn, uy nghi như thể đang chở che,bảo vệ cho gia chủ. Rồng cũng hiện diện trên những bình hoa rực rỡ và các vật phẩm gốm sứ mang đặc trưng phong thủy khác tô điểm thêm cái đẹp, sang trọng và quý phái cho không gian sống. Khác với những bức tượng rồng, tranh rồng được chạm khắc từ gỗ, đá hay các vật liệu khác, rồng trên gốm sứ lại mang một vẻ đẹp uyển chuyển và tinh tế hơn. Nhờ vào bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, những đường nét trên cơ thể rồng trở nên mềm mại, uyển chuyển, kết hợp cùng ánh men lấp lánh, mang lại cảm giác trong lành, tươi sáng xứng đáng với long khí của rồng. 3.1. Sự kỳ công trong nghệ thuật chế tác hình tượng Rồng trên gốm sứ Để có được họa tiết rồng đẹp và linh động, người nghệ nhân không chỉ cần kỹ thuật điêu luyện mà còn đòi hỏi sự sáng tạo và tâm huyết vô bờ bến. Đặc biệt, với họa tiết rồng - biểu tượng quyền uy và linh thiêng trong văn hóa phương Đông sở hữu hình tượng phức tạp, ẩn chưa nhiều ý nghĩa sâu sắc nên quá trình sáng tạo càng...
19/05/2024
Đọc thêm »Hoa sen, biểu tượng cho sự tinh khiết và thanh cao, từ lâu đã hiện diện trên các bát hương gốm sứ, trên các di tích đền chùa miếu mạo của người Việt, không chỉ làm đẹp mà còn mang trong mình những ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá ý nghĩa và giá trị của hình tượng hoa sen trên bát hương gốm sứ, để hiểu thêm về sự tinh tế và thiêng liêng mà sản phẩm này mang lại nhé. 1. Ý nghĩa Bát Hương trong văn hoá Việt Bát hương là biểu tượng văn hóa cao quý của mỗi bàn thờ gia đình. Khi chúng ta thành tâm thắp hương và cầu nguyện là lúc con người thành thực và tịnh tâm nhất. Hơn nữa bát hương còn giúp đánh động tiếng gọi trong lương tri mỗi người và làm cho con người hướng thiện hơn. Bát hương được coi là nơi giáng ngự của thần linh, tổ tiên, cội nguồn. Người ta vẫn thường nói nhìn bát hương có thể đánh giá cơ bản về gia đình, lòng thành kính sự biết ơn và thành tâm của gia chủ. Bát hương là vật phẩm vô cùng linh thiêng và được sử dụng rất nhiều trên bàn thờ gia tiên. Bát hương từ lâu đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt. Trên bàn thờ gia tiên không bao giờ thiếu được bát hương cho dù gia đình mình có theo Đạo Phật, Đạo Giáo hay thậm khí không theo đạo gì cả. Theo quan niệm của dân gian Việt Nam, bát hương như là một sợi dây kết nối tâm linh giữa người dương thế với người đã mất. Ngoài ra, việc thắp hương của gia chủ cũng thể hiện được tấm lòng hiếu kính của mình với bề trên. 2. Sự quan trọng của hoạ tiết trên bát hương Hoa văn trên bát hương không đa dạng như các mẫu hoa văn trên đồ bày gốm sứ. Cũng chẳng mang vẻ đẹp như các trường phái kiểu thức nghệ thuật trong các dòng đồ gốm hiện đại. Ở bát hương, các đồ án hoa văn vẫn luôn giữ được những nét truyền thống đặc trưng với những họa tiết cổ điển lâu đời và có giá trị về mặt phong thuỷ. Lồng ghép trong đó là những ý nghĩa về văn hóa, tín ngưỡng, được thể hiện bởi nghệ thuật vẽ gốm và sự am hiểu của những người chế tác đồ thờ. Các họa tiết phổ biến nhất trong các đồ án hoa văn trang trí bát hương là họa tiết hoa sen, rồng, phượng, mặt nguyệt,…Với các họa tiết trang trí hồi văn kết hợp cùng lối chế tác như đục nổi, vẽ vàng kim tinh xảo. Do bát hương là vật phẩm thờ cúng quan trọng, là nơi ăn chốn nghỉ của các vị thần, Phật, ông bà tổ tiên. Vậy nên việc chế tác và trang trí bát hương cũng được trau chuốt kỹ lưỡng, hướng đến sự thành kính, chỉnh chu, nghiêm trang cho không gian thờ tự. 3. Ý nghĩa của hình ảnh hoa sen trên bát hương gốm sứ "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" - câu nói đầy ẩn ý về loài hoa sen thanh cao. Giá trị của hoa sen được thể hiện ở chỗ sen mọc ở ao hồ, nổi lên từ bùn nhơ nhuốc nhưng khi vươn lên khỏi bùn, ra khỏi nước sen vẫn trổ hoa mang vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết, hương thơm ngào ngạt với lá sen thanh mát làm đẹp cho đời. Sen tượng trưng cho phẩm chất thanh cao, thoát tục của con người, dù sống trong muôn vàn cám dỗ, thử thách vẫn giữ được bản thân trong sáng, không bị tha hóa. Bên cạnh đó, hoa sen còn là biểu tượng cho ý chí vươn lên mạnh mẽ. Từ vài củ sen bé nhỏ dưới bùn sâu, trải qua bao khó khăn, thử thách, sen vẫn vươn mình lên cao, nở hoa rực rỡ, tô điểm cho cuộc đời. Hình ảnh hoa sen chính là lời nhắc nhở cho mỗi người về ý chí kiên cường, nghị lực phi thường để vượt qua mọi nghịch cảnh, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 3.1. Bát hương hoa sen trong quan niệm của Phật Giáo Trong Phật giáo, hoa sen được xem như biểu tượng thiêng liêng cho sự thanh tịnh và giác ngộ. Nở rộ từ chốn bùn lầy,hoa sen vươn lên với vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết, không vấy bẩn bởi bụi trần. Hình ảnh hoa sen trong Phật giáo thường được miêu tả với tám cánh hoa nở rộ, tượng trưng cho Bát chính đạo - con đường dẫn đến giác ngộ mà Đức Phật đã truyền dạy. Mỗi cánh hoa sen mang ý nghĩa riêng, thể hiện những đức tính cao quý...
19/05/2024
Đọc thêm »Men Nâu, biểu tượng mộc mạc và tinh tế của làng gốm Bát Tràng, mang trong mình vẻ đẹp giản dị nhưng đầy cuốn hút. Được chế tác từ những nguyên liệu tự nhiên và qua quá trình nung độc đáo, men nâu không chỉ đẹp mắt mà còn bền chắc, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm men nâu phù hợp với mọi không gian, từ hiện đại đến cổ điển. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá sự kỳ diệu của Men Nâu trong bài viết dưới đây nhé. 1. Men Nâu là gì? Men nâu, dòng men truyền thống của làng gốm Bát Tràng, mang trong mình vẻ đẹp mộc mạc và tự nhiên. Được chế tác từ những nguyên liệu tự nhiên khai thác tại chỗ như quặng đá sau đó nghiền thành bột Men Nâu với màu sắc trầm ấm, thể hiện sự giản dị nhưng đầy cuốn hút. Sắc độ màu của men phụ thuộc vào xương gốm. Loại men này pha lẫn một vài phụ gia khác với nhiều thành phần chủ yếu là đá son, oxit sắt. Sau khi nung qua lò ở nhiệt độ trên dưới 1300 độ C đã tạo nên nhiều cấp độ của màu nâu như: nâu cà phê, nâu hạt dẻ, nâu da lươn…. Men này không bóng, trên bề mặt thường có vết sần. Men Nâu còn được dùng phủ toàn bộ rồi cạo bỏ phần men tạo ra các loại văn hóa rất độc lạ, người ta còn gọi là kỹ thuật khắc chìm, cạo nổi. Sự tự nhiên của Men Nâu mang đến cảm giác gần gũi và ấm cúng, làm nổi bật vẻ đẹp mộc mạc đồng thời tạo nên sự bền chắc và an toàn cho người sử dụng. Với khả năng chịu nhiệt tốt và độ bền cao, men nâu thích hợp cho nhiều loại sản phẩm gốm sứ, từ bát đĩa, bình hoa, lộc bình đến các vật dụng trang trí nội thất. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của Men Nâu Sau khi đánh tan giặc Tống, trong một thời gian dài triều Lý tiếp tục giữ vai trò tích cực trong công cuộc xây dựng quốc gia phong kiến độc lập. Cuối thế kỷ thứ 11 đầu thế kỷ thứ 12, nước Đại Việt đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, công nông thương nghiệp; trong đó phải kể đến ngành nghề thủ công truyền thống đó là gốm sứ. Từ đây nghề làm gốm nước ta phát triển nhanh, mau chóng định hình và mang những bản sắc dân tộc rõ nét. Giai đoạn triều Lý, phổ biến và tiêu biểu nhất đồng thời cũng là đặc điểm mang tính thời đại của dòng gốm Men Ngọc. Tiếp đến gốm Men Nâu cũng bắt đầu xuất hiện từ đây nhưng phát triển và đặc trưng nhất phải từ thế kỷ 13 – 14, chính vì thế gốm Men Nâu còn được gọi bằng cái tên “gốm thời Trần”, giống như tên gọi của gốm Men Ngọc thời Lý. Trong các đồ gốm có liên đại từ thế kỉ 14 đến thế kỉ 15, men nâu được dùng để trang trí kết hợp với men nền trắng ngà được thể hiện trong các dòng gốm cổ như chân đèn, thạp, âu, đĩa… Vào cuối thế kỉ 14, gốm Bát Tràng cổ đã biết hạn chế sự ảnh hưởng màu men nâu do mộc bằng cách vẽ men nâu trên lớp men trắng ngà để chuyển từ nâu đỏ sang vàng nâu. Trong các dòng gốm Bát Tràng cổ vào thế kỉ 16 17, men nâu được dùng xen lẫn với men ngọc, men ngà tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu giữ vị trí làm màu cho các đườngkẻ chỉ, di băng, tô lên hoa sen hoặc các hình rồng đối với lư hương chữ nhật men nâu tô lên phần chân đế. Các đồ gốm Bát Tràng cổ vào thế kỉ 18 tiếp tục sử dụng men nâu nhiều hơn theo cách truyền thống, ngoài ra còn có một số các nghệ nhân tìm tòi sáng tạo thêm nhiều loại men màu đặc trưng như men nâu dưới lớp men rạn Đến thế kỉ 19 là thời kì đánh mốc men nâu chuyển sáng loại men bóng hay còn gọi là men da lươn cho đến ngày nay. 3. Men Nâu trong phong thuỷ Màu nâu phù hợp với gia chủ mệnh Hỏa và Thổ giúp mang đến nhiều vận khí tốt lành. Ngược lại đây lại là gam màu kỵ với gia chủ có mệnh Mộc, bởi mệnh Mộc khắc Thổ. Gia chủ có thể sử dụng các sản phẩm gốm sứ Men Nâu cho không gian nội thất để mang đến năng lượng tích cực cho gia chủ, đồng thời mang đến nhiều tài lộc, sự...
18/05/2024
Đọc thêm »Gốm Sứ Bát Tràng Men Lam - Viên ngọc quý của làng nghề truyền thống lâu đời, mang đến những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, tinh xảo với giá trị trường tồn cùng thời gian. Men lam là dòng cổ xưa nhất và cũng là dòng phổ biến nhất. Chúng được lòng nhiều người tiêu dùng, không chỉ bởi vẻ đẹp mà giá thành cũng dễ chịu.Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá hành trình huyền bí của Men Lam từ lịch sử, đặc điểm đến ứng dụng trong đời sống hiện đại trong bài viết dưới đây nhé. 1. Men Lam là gì? Men Lam là men gốm được cộng thêm với gốc màu là ôxít côban, xuất hiện từ thế kỷ XIV, được sử dụng sớm nhất tại làng nghề Bát Tràng. Chất men lam được coi là sự kết hợp tinh hoa giữa “linh hồn” của Đất và nét đẹp thanh cao của Gốm Bát Tràng, vừa sáng bóng vừa đều màu. Gốm sứ Men Lam bất kể là dùng chất liệu gì, hoa văn đường nét, thời gian nung hay công nghệ chế tác đều cực kỳ tinh tế. Thông qua nặn bùn, làm phôi, in phôi, vuốt phôi (làm cho đường nét phôi sắc sảo), tráng men bên trong, vẽ phôi, xoa men bên ngoài, khoét đáy cho vừa đủ, vẽ kiểu dáng đáy, tráng men đáy, bọc men vừa đủ, hoàn thành tác phẩm sứ thô, nung sứ, mở lò, … hơn mười mấy công đoạn làm việc. Hồn cốt men Lam được tạo nên từ nguyên liệu chính là cao lanh, trường trách, hạ triệu và đá màu được nghiền mịn và được tôi luyện ở nhiệt độ 1200 – 1300 độ C trong lò nung. Khác biệt với men nâu, men Lam sở hữu lớp áo men trắng bóng bên ngoài, đạt độ thủy tinh hóa cao sau khi nung. Sắc xanh của men Lam trải dài từ xanh chì đến xanh sẫm, xanh đen, mang đến sự đa dạng và tinh tế cho từng sản phẩm. Dấu ấn Bát Tràng được thể hiện rõ nét qua những nét vẽ phóng khoáng, tự do trên các bình, âu, lọ, chân đèn gốm hoa lam. Dù là phong cảnh hữu tình, hoa lá mượt mà hay hình ảnh rồng uy nghi, tất cả đều được thể hiện một cách sống động dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng. Men Lam không chỉ đẹp mà còn mang đến nhiều công dụng hữu ích. Chất men này giúp bảo quản thực phẩm, đặc biệt là rau củ quả và thịt cá, giữ trọn vẹn dinh dưỡng và hương vị. Hơn nữa, men Lam còn an toàn cho sức khỏe người sử dụng, là lựa chọn hoàn hảo cho gia đình. Với những ưu điểm này, men lam được dùng nhiều cho đồ gia dụng như chén, bát, thìa, hũ để làm dưa muối, kim chi, nước mắm, nước tương, rượu, bánh mì, sữa chua, phô mai và nhiều sản phẩm khác. Ngoài ra, men lam là món quà tặng, thờ cúng rất độc đáo và mang nhiều tầng ý nghĩa tâm linh sâu sắc. 2. Hành trình phát triển của Men Lam Men Lam là loại gốm xuất hiện vào thế kỷ 14 và được mệnh danh chính là loại men cổ xưa nhất tại lịch sử men gốm của làng nghề Bát Tràng. Tuy nhiên đến thế kỷ 17 trên thị trường đã xuất hiện loại men mới với tên là Men Rạn. Loại men này khiến cho Men Lam điêu đứng và trở nên kém phát triển hơn. Mãi tới thế ký thứ 18 thì các nghệ nhân đã khéo léo kết hợp Men Lam và Men Rạn tạo nên những sản phẩm gốm sứ độc đáo, mới mẻ. Sự kết hợp này đã thổi bùng sức sống cho Men Lam, nó dần được khôi phục, trở lại vị trí đỉnh cao và được yêu thích hơn bao giờ hết. 3. Gốm Sứ Men Lam vì sao mà được ưa chuộng nhiều đến thế? Men Lam Bát Tràng, viên ngọc xanh lấp lánh giữa dòng chảy lịch sử, không chỉ là một sản phẩm gốm sứ thông thường mà còn là biểu tượng cho tinh hoa văn hóa và nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm, Men Lam vẫn giữ được sức hút mãnh liệt, khẳng định vị trí độc tôn trong lòng những người yêu gốm, yêu sứ bởi nó sở hữu những ưu điểm sau: Gốm Sứ Men Lam mang vẻ trang trọng, hoài cổ, trường tồn với thời gian Họa tiết hoa văn vẽ lam trên bề mặt của những bộ sản phẩm gốm sứ Men Lam được làm theo công thức bí truyền bởi các nghệ nhân tài hoa. Công thức ấy được tiếp thu, lưu giữ, biến đổi và phát triển hơn qua hàng trăm năm. Nhờ đó, các chi tiết vẽ lam trên sản phẩm gốm sứ bền màu và trường tồn với thời gian. Đối với các...
18/05/2024
Đọc thêm »Men ngọc, sắc xanh ngọc bích tinh tế, ẩn chứa vẻ đẹp thanh tao và sang trọng, từ lâu đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Tại Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh, men ngọc được gìn giữ và phát huy, thổi hồn vào từng sản phẩm, mang đến cho bạn những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đậm dấu ấn văn hóa Việt. Vậy men ngọc là gì, hãy cùng Phúc Lộc Viên Minh khám phá ngay nhé. 1. Men ngọc là gì? Cùng với men Rạn, men Ngọc cũng được coi là một trong những dòng men cổ lâu đời của làng nghề Bát Tràng. Men Ngọc, hay còn được gọi với các tên khác như men dong (ý nói men xanh như lá dong gói bánh trưng), men xanh ngọc hay men celadon. Men ngọc là từ dùng để chỉ một loại men gốm trong suốt, thường xuất hiện các vết rạn nhỏ, là sự kết hợp giữa FeO và Fe2+ tạo ra một màu xanh đặc trưng từ xám đến lục ngả vàng. Ban đầu, men ngọc được sử dụng trên các loại đồ gốm có màu xanh lục tuy nhiên sau này được sử dụng trên cả những loại đồ gốm sứ khác. 2. Men ngọc có từ khi nào? Gốm men ngọc ra đời khá sớm khoảng thế kỷ thứ 15 – 16. Du nhập vào nước ta vào thời Lý. Những vật dụng trong triều đình điều được tráng men ngọc tinh tế và đẹp mắt. Trải qua bao năm tháng, dòng men ngọc từ thời Lý tưởng như đã thất truyền, nhưng bằng lòng say mê với nghề, men ngọc đã được làm sống lại qua bàn tay của các nghệ nhân Việt và Nguyễn Việt là nghệ nhân đầu tiên phục hồi và đã phục hồi thành công dòng men ngọc này. Cho đến thời điểm hiện tại, rất nhiều người có thú sử dụng các vật dụng nội thất trong nhà bằng men ngọc như bình hoa, chén đĩa,… để tạo ra bầu không khí ấm cúng và cổ xưa cho căn nhà của mình. 3. Đặc tính của men ngọc Men ngọc vốn là thứ men công phu nhất trong nghề gốm và luôn là đích đến của bất kỳ ai nặng duyên với nghề. Dòng men kỹ tính này đòi hỏi cách đưa sản phẩm vào lò, cách đốt lò hay kỹ thuật đưa gió vào để tạo men có độ chính xác tuyệt đối. Bởi vậy mà những người trong nghề mới ví men ngọc như cô gái đến tuổi trăng tròn, sớm hay muộn đều không thể cho ra được dòng men quý ấy. Men ngọc celadon với sắc xanh kỳ ảo có sức hấp dẫn khó cưỡng với những người yêu gốm. Sắc độ trong suốt, cảm giác mềm mại, độ “chảy” màu tinh tế, vẻ đẹp có phần mong manh ấy cũng là thách thức rất lớn với nghệ nhân làm gốm. Hành trình tạo nên men ngọc được ví như một bản giao hưởng đầy nghệ thuật. Để có được một tác phẩm men ngọc hoàn hảo, người thợ gốm phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ từ nhào đất, tạo hình, nung đến tráng men. Đất sét để làm men ngọc phải được tuyển chọn kỹ lưỡng, không chứa nhiều sắt, mịn, dày và được nung tới nhiệt độ cao trên 1250°C. Men ngọc ban tặng cho gốm sứ những ưu điểm tuyệt vời. Những loại đồ gốm men ngọc đều có âm thanh trong vắt được nhiều người tưởng như tiếng đàn vĩ cầm kêu. Men ngọc còn có độ bền vĩnh cửu, không mờ, không sần sùi, không chịu sự ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài. Đặc tính chung của những sản phẩm tráng men đều có lớp ngoài vô cùng căng bóng, phản chiếu ánh sáng, tạo nên vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho không gian sống. Các sắc màu phổ biến và được yêu thích nhất hiện nay dao động từ màu xanh lục nhạt đến màu xanh lục đậm, thường mô phỏng sắc xanh của ngọc bích. Hiệu ứng màu sắc được tạo bởi sắt oxide trong men hoặc trong xương đất sét. Nung men ngọc đòi hỏi kỹ thuật cao, thường được thực hiện trong lò khử để tạo ra màu sắc mong muốn. 4. Men ngọc trong phong thuỷ Ngoài về thẩm mỹ thì theo phong thủy thì gốm sứ tráng men ngọc cũng được dùng như một sản phẩm phong thủy để trong nhà, phòng làm việc. Men có màu xanh nhạt (gần giống với xanh da trời) trong ngũ hành tượng trưng cho tính THỦY, theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì màu men của sản phẩm sẽ dưỡng gia chủ mang mệnh MỘC và khắc gia chủ mang mệnh HỎA, với gia chủ mệnh THỦY, KIM, THỔ là trung tính. 5. Một số sản phẩm gốm sứ men...
18/05/2024
Đọc thêm »Hầu hết chúng ta đều gọi những sản phẩm, vật dụng được làm từ đất nung là với danh từ chung chung là “đồ gốm sứ”. Nhưng thực chất, đồ gốm và đồ sứ là hai loại sản phẩm khác nhau cả về hình thức và chất lượng. Trong bài viết dưới đây, Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn phân biệt được gốm và sứ khác nhau như thế nào. 1. Đôi nét về gốm Gốm là một trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ thân thiết với đời sống tinh thần vật chất của con người Việt Nam. Gốm là một nguyên liệu tự nhiên quý báu được tạo ra từ đất sét thông qua quá trình nung chảy ở nhiệt độ tương đối thấp (dao động khoảng 800 độ C) với khả năng biến đổi từ trạng thái dẻo và hình thành dưới dạng vật thể rắn, sau khi trải qua quá trình nung chảy. Gốm được làm bằng cách lấy hỗn hợp đất sét, các nguyên tố đất, bột và nước nhào trộn với nhau thành hỗn hợp kết dính dẻo mịn và sau đó được các nghệ nhân định hình thành các dạng mong muốn. Đối với gốm, đặc tính nổi bật nhất chính là thân đất, có màu, xốp, rỗng và có độ hút ẩm khá cao. Ngoài khả năng chịu nhiệt tốt, độ bền cao cùng tính thẩm mỹ đa dạng và phong phú, gốm còn là một sản phẩm an toàn, lành tính do được làm từ các thành phần tự nhiên không gây hại đến sức khoẻ con người cũng như không ảnh hưởng đến môi trường. Gốm đã tồn tại và được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người suốt hàng ngàn năm, và nó vẫn giữ vững vị trí quan trọng trong đời sống hiện đại. Nó được thể hiện qua: Trong cuộc sống thường ngày: Gốm là lựa chọn lý tưởng cho việc sản xuất nhiều sản phẩm đồ dùng nhà bếp, bao gồm bát đĩa, nồi chảo, chén đĩa, ấm đun nước, và hơn thế nữa. Với đặc tính không gây độc hại và khả năng chịu nhiệt của gốm giúp việc nấu nướng an toàn và hiệu quả hơn bao giờ hết. Trong ẩm thực Việt Nam: Không khó để bắt gặp hình ảnh nồi đất, niêu cơm đất trong các lễ hội văn hóa, hay trên bàn ăn của người Việt. Cơm niêu, cá kho làng Vũ Đại, thịt kho tộ đều được nấu bằng nồi đất nung. Trà sen, trà nhài để giữ hương lâu sẽ được đặt trong những vò, lọ gốm miệng nhỏ và đậy lại bằng lá chuối một nắng… Nhờ có gốm, các món ăn, thức trà mới trở nên đậm vị và tạo ra được hương vị riêng, mùi thơm phân biệt, độc đáo. Trong nghệ thuật trang trí: Nghệ nhân gốm tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo từ gốm, bao gồm các bức tranh, tượng thần, và các tác phẩm trừu tượng được trưng bày trang trọng, mang lại sự tự tin và phong thủy cho gia chủ. Trong công cụ sản xuất: Gốm được sử dụng trong ngành xây dựng như ngói gốm, gạch lát và gạch mosaic gốm thường được sử dụng để lát sàn và tường. Ngoài sự bền bỉ thì vật liệu này còn mang đến cho căn nhà giao diện vô cùng cuốn hút. Ngoài ra, lợp mái bằng ngói gốm là biện pháp để ngôi nhà được tránh nóng và giữ ấm. Bên cạnh đó, cùng đặc tính chắc khỏe nên hay được ứng dụng làm chậu hoa, lu chứa, hũ, khạp. 2. Đôi nét về sứ Sứ là một dạng vật chất được tạo thành bằng cách thực hiện nung nóng nguyên liệu ở nhiệt độ cực cao từ khoảng 1200 độ C đến 1300 độ C, cao hơn so với nhiệt độ nung của gốm. Bên cạnh đó, nguyên liệu sứ được sử dụng làm sứ thường là loại đất sét ở dạng cao lanh. Đối với sứ, đặc tính nổi bật và quan trọng nhất đó chính là mức độ thẩm thấu thấp, cứng, bền và có độ đàn hồi cao. Bên cạnh đó, sứ còn có độ vang nhất định và tính đề kháng cao với các loại chất hóa học hoặc khi sốc nhiệt…. Hơn nữa, tính chống nước có thể giúp người mua phân biệt gốm và sứ một cách trực tiếp, phòng trường hợp vẻ ngoài của hai loại giống nhau. Nhờ những đặc tính nổi trội của minh, sứ được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua: Trong đời sống thường ngày: Sứ được dùng làm dụng cụ, đồ chứa trong nhà bếp, phụ kiện nhà tắm. Sứ có vẻ...
17/05/2024
Đọc thêm »Men rạn là gì? Đặc điểm và các ứng dụng men rạn Bát Tràng Men rạn là loại men đặc trưng của làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội được sản xuất hoàn toàn bằng tay bởi thợ gốm giàu kinh nghiệm. Cho tới nay, sản phẩm vẫn luôn mang đến những ý nghĩa độc đáo. Ngoài việc sử dụng trong gia đình, chúng còn là món vật dụng bày trí sang trọng hợp với mọi phong cách thiết kế. Để tạo ra chất men tuyệt đẹp, men rạn sẽ trải qua quá trình gia công dài và cầu kỳ. Để hiểu hơn về kiểu men này, hãy cùng Gốm sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá ngay sau nhé. 1.Men rạn là gì? Men rạn là một trong những loại men gốm sứ hiện nay. Được xuất hiện muộn nhưng chắc chắn không thể phủ nhận sức hút lớn của nó bởi những vẻ đẹp tuyệt tác, giá trị tâm linh, tinh thần của người Việt. Nó có vẻ đẹp độc đáo tạo thành bởi những điểm rạn nhỏ hình lục giác, tứ giác, mạng nhện… hoàn toàn không trùng lặp nhau. Nó xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 16 cho tới nay. Men rạn được hiểu là loại men được phủ lên đồ gốm sứ bởi những vết rạn đẹp mắt. Bản chất của việc tạo thành các điểm rạn, chúng co ngót không đồng đều giữa bề mặt men và cốt gốm sứ khi có sự chênh lệch về độ co giãn của xương gốm và men. Men rạn có các màu sắc chủ yếu là trắng xám hoặc ghi. Sau một thời gian rất dài bị thất truyền thì trong những năm đổi mới thì được sự động viên, truyền dạy của các bậc tiền nhân, những lớp nghệ nhân sau đã làm ra và phục chế dòng men rạn độc đáo này. Phần rạn sẽ tách nhau ra bằng cách đánh rạn bằng mực tàu hoặc bằng thuốc tím. Với gốm sứ đánh rạn bằng mực tàu sẽ có màu đen. Còn nếu gốm sứ được đánh bằng thuốc tím thì bề mặt có màu tím. Men rạn có nhưng vét nứt tự nhiên nhưng không bao giờ thấy được các vết đồng đều nhau. Tùy từng sản phẩm, yêu cầu khác nhau mà người nghệ nhân chọn cách đánh rạn bằng cách nào cho phù hợp nhất. Hiện nay, men rạn có ở nhiều nơi nhưng không phải ai cũng biết mua ở nơi đâu sản phẩm gốm sứ chính gốc từ Bát Tràng. 2.Đặc điểm men rạn Bát Tràng? Men rạn được sinh ra một cách tự nhiên, có tráng lớp men rất đẹp bên ngoài. Tuy nhiên, men rạn còn có những đặc điểm độc đáo ở cốt gốm và lớp men này. 2.1.Vẻ đẹp cổ điển, trang nhã, cực kỳ tinh xảo thu hút Đồ gốm sứ Bát Tràng độc đáo ở chỗ là như được tạo hóa kỳ diệu vẽ ra. Người ta sẽ khó tưởng tượng được bởi tựa như những vết nứt đã tồn tại hằng nghìn năm in hằn dấu vết thời gian. Vượt qua thời gian rất lâu và những sự kiện để lại. Trên thân lọ còn có những hình vẽ rất tinh tế như chim muông, rồng, phượng, hạc, núi non, hoa lá, cây cối… sang trọng. Họa tiết hoa sen thường xuất hiện trong các sản phẩm gốm sứ Bát Trang với ý nghĩa tốt đẹp của loài hoa này. Thiết kế sang trọng, màu sắc trang nhã, tinh xảo, giữ được nét cổ điển chính là điểm cộng lớn mà mọi người lựa chọn. 2.2.Màu sắc cổ kính, mộc mạc nhưng sang trọng Màu men rạn tự nhiên sẽ vàng ngả nâu, xám tro nhẹ gọi cảm giác cổ kính và gần gũi. Phần rạn tách nhau bằng đánh rạn bằng củ nâu theo cách truyền thống. Còn hiện nay thì thợ thường dùng mực tàu hoặc thuốc tím. Công đoạn này thực hiện sau khi nung xong để nguội để men có vân rõ hơn, nổi bật hơn, đẹp mắt hơn. Màu men được phủ lên nền đắp nổi và hoàn toàn thủ công. Màu sắc đậm nhạt khác nhau nhưng đảm bảo men bóng, bền và không phai màu dù bạn có dùng rất lâu, hay bỏ vào lò vi sóng. 2.3.Cấu tạo gốm men dày dặn, bền chắc Cấu tạo gốm men bao gồm phần xương từ đất sét xanh, bã lọc men. Tiếp theo đó là phần xương gốm được phủ một lớp men dày từ 0,2-0,4mm. Những người nghệ nhân đã vận dụng sự chênh lệch giữa xương gốm và bề mặt men để tạo ra độ rạn của lớp men qua nhiệt độ nung 1300 độ C. Nhờ đó mà chất lượng gốm sứ không hề bị...
14/05/2024
Đọc thêm »Phúc Lộc Viên Minh: Khát vọng của mọi Gia Tộc Việt Trong nền văn hóa phong phú của Việt Nam, từng chữ, từng câu nói không chỉ gói gọn trong ý nghĩa đơn thuần của nó, mà còn ẩn chứa sâu xa lời nguyện cầu và khát vọng về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Phúc Lộc - May mắn và Giàu có "Phúc Lộc" - hai từ này không chỉ là những mong ước về sự may mắn (Phúc) và giàu có (Lộc), mà còn là lời khẳng định về sự thịnh vượng và bình an đến với mỗi nhà. Đây còn là lời cầu nguyện cho một cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe, là những giá trị truyền thống luôn được trân trọng và gìn giữ từ đời này sang đời khác. Viên Minh - Sự hoàn hảo và Hài hòa "Viên Minh" trong tiếng Hán Việt cổ là một "cổ mỹ từ" trang nhã,mang ý nghĩa chỉ sự trọn vẹn, viên mãn, hoàn hảo, hài hòa. "Viên" có nghĩa là toàn vẹn, hoàn chỉnh, không thiếu sót gì, còn "Minh" mang ý nghĩa sáng tỏ, rõ ràng. Khi kết hợp lại, "Viên Minh" bày tỏ mong muốn về một cuộc sống hoặc tình trạng đạt được sự hoàn hảo và hài hòa, không có điều gì kém cỏi hay thiếu sót. Trong văn hóa và triết lý phương Đông, đây là một khái niệm rất cao quý, thường được dùng để chỉ sự thăng hoa, viên mãn trong mọi mặt của cuộc sống. Phúc Lộc Viên Minh - Ý nghĩa triết lý sâu sắc Khi kết hợp lại, "Phúc Lộc Viên Minh" mang ý nghĩa là sự mong ước về một cuộc sống không chỉ đầy đủ về mặt vật chất (Phúc và Lộc) mà còn hoàn hảo và viên mãn về mặt tinh thần (Viên Minh). Đây là lời chúc phúc to lớn, thể hiện khát vọng về một cuộc sống lý tưởng, đầy đủ và trọn vẹn, một sự kết hợp giữa hạnh phúc, thịnh vượng và sự hoàn hảo. Tại xứ sở của Gốm Sứ - Làng Cổ Bát Tràng, mỗi nghệ nhân là một kẻ săn tìm cái đẹp. Với đôi bàn tay tài hoa và lòng yêu nghề chân chính, họ đã tạo ra những sản phẩm gốm sứ "Phúc Lộc Viên Minh" không chỉ để sử dụng, mà còn để truyền cảm hứng. Mỗi tác phẩm là một lời chúc phúc tinh tế, gửi gắm tới mỗi gia đình, mong rằng mọi người sẽ có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, một không gian sống tràn ngập yêu thương và thịnh vượng. Đây cũng chính là ý nghĩa cao quý, triết lý sâu sắc của thương hiệu Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé. Copyright © 2024 Bởi Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh. Mọi quyền được bảo lưu.
14/05/2024
Đọc thêm »Các Loại Men Gốm Sứ Bát Tràng - Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh Gốm Sứ Bát Tràng nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà con trên cả thế giới. Các dòng men đặc trưng của Bát Tràng là một trong những chủ đề được nhiều người yêu gốm quan tâm. Gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng với 5 loại men đặc trưng là: men lam, men nâu, men trắng, men ngọc và men rạn. Men Lam Loại men này được sử dụng sớm nhất tại làng Bát Tràng. Loại men này được làm từ men gốm và màu oxit coban. Màu đặc trưng của men lam là xanh. Đủ các sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm. Người thợ làm gốm Bát Tràng sẽ sử dụng men để vẽ các họa tiết lên trên đồ gốm. Tuy nhiên men lam không được để trần như các loại men khác. Luôn phải phủ một lớp men màu trắng bóng có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung. Men Nâu Sắc và màu của men phụ thuộc vào xương gốm , men nâu được dùng xen lẫn với xanh rêu , men ngà tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu được giữ vị trí các đường chỉ băng, tô lên hoa sen hoặc hình rồng. Men nâu có độ sắc đỏ nâu hay gọi là màu bã trầu, men này không bóng, trên bề mặt men thường có vết sần , dùng để tô trên những thân cây tùng, cây liễu , điểm thêm các dải mây, tà áo của Bát Tiên. Thể kỷ 19 là thời điểm đánh dấu mốc men nâu chuyển sắc thành một loại men bóng hay gọi là men da lươn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay Men Ngọc (Xanh Rêu) Thế kỷ 14-19 men xanh rêu được sử dụng nổi trội với men trắng ngà và nâu, 3 loại men rêu-ngà-nâu cùng kết hợp tạo ra Tam thái riêng của gốm. Ở thế kỷ 16-17 men xanh rêu dùng vẽ mây, tô lên nhiều mảng diềm, đế, cột dọc long đình, men rêu sắc sẫm dùng ở mảng diềm lư hương, sắc nhạt trên chân đèn, đế nghê. Thể kỷ 14-19 dùng nổi trội với men trắng và nâu tạo ra Tam thái riêng của gốm.Men xanh rêu luôn ở sắc độ khác nhau nhưng sự xuất hiện của nó mang ý nghĩa rất lớn vì chỉ thấy trên đồ gốm sứ Bát Tràng ở thế kỷ 16-17 có thể thấy đây là dấu mốc chắc chắn của gốm sứ Bát Tràng trên nhiều loại hình khác nhau. Men Trắng (Ngà) Đây loại men trắng nhiều trường hợp ngả màu vàng, nung ở nhiệt độ cao có thể đổi sang màu trắng xám, trắng sữa , trắng đục. Cùng kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà luôn tạo nên nét riêng biệt của gốm sứ. Men trắng ngà mỏng, xương gốm được lọc luyện kỹ và độ nung cao nên có chất lượng tốt, còn được sử dụng trên một số loại hình khác nhau cùng trang trí nổi để mộc, men ngà còn thấy sử dụng trong các loại bình, lọ, lư hương, tượng tròn, tượng rồng trang trí kiến trúc... đều thấy sử dụng men ngà. Men Rạn Đây là loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men, cho đến ngày nay các tài liệu lịch sử để lại men cổ xác nhận men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng khoảng cuối TK 16 kéo dài đến TK 20 của làng nghề gốm cổ Việt Nam. Men rạn có sắc ngà xám các vết rạn chạy dọc và ngang thành nhiều hình tam giác,tứ giác nhỏ, sử dụng trên các sản phẩm cặp tượng nghê, ấm có nắp, chân nến... các đồ gốm men rạn càng phát triển bên cạnh sự kết hợp men rạn trang trí vẽ hoa lam, men nâu. Trên các đồ gốm thợ Bát Tràng còn đắp nổi, khắc chìm. Trên đây là những chia sẻ của Phúc Lộc Viên Minh về các dòng men chính của Gốm Sứ Bát Tràng, mong rằng sẽ là kênh thông tin bổ ích đến với các khách hàng khi tìm hiểu về Gốm Sứ Bát Tràng. Nếu quý khách cần mua các sản phẩm Gốm Sứ Bát Tràng chính gốc, men chuẩn cao cấp, hãy liên hệ ngay với Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh để được tư vấn nhé. Copyright © 2024 Bởi Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh. Mọi quyền được bảo lưu.
14/05/2024
Đọc thêm »