Kiến thức

Hoạ tiết

Hoạ tiết "Chim Công, Hoa Đào" - Sự kết hợp hoàn hảo trên gốm sứ

Họa tiết chim công và hoa đào trên gốm sứ không chỉ đẹp mắt mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Với nguồn gốc từ những sự tích xa xưa, công đào đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật cổ kính, được sử dụng rộng rãi trong trang trí, chế tác gốm sứ. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của loại hoạ tiết này, hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1. Ý nghĩa hình ảnh chim công Chim Khổng Tước, hay còn gọi là chim công, từ lâu đã được ví như "linh điểu" sở hữu sinh khí dồi dào và vẻ đẹp rực rỡ, thu hút mọi ánh nhìn. Theo quan niệm dân gian, đây là hiện thân của Khổng Tước Minh Quân Bồ Tát - vị Bồ Tát có khả năng tiêu trừ khổ nạn, tai ách và bảo vệ chúng sinh. Được ví như "Phượng Hoàng trên mặt đất", Khổng Tước từ xa xưa đã là một trong tứ linh, tượng trưng cho đức hạnh, sự duyên dáng và hòa hợp âm dương. Bộ lông lộng lẫy của chim công khi xòe rộng tựa như bức tranh thiên nhiên ban tặng,rực rỡ và kiêu sa. Từ thời phong kiến, chỉ những quan chức từ Ngũ phẩm trở lên mới được vinh dự cài lông công lên mũ, thể hiện địa vị cao quý và quyền lực. Bên cạnh sự sang trọng và uy quyền, Khổng Tước còn là biểu tượng của lòng chung thủy, son sắt. Cả đời chim chỉ ghép đôi một lần, thể hiện tình yêu đôi lứa bền chặt và mặn nồng. Do vậy, hình ảnh chim công thường được gia đình chọn lựa để cầu mong hạnh phúc viên mãn và trường tồn. Điều đặc biệt khiến Khổng Tước thu hút sự chú ý chính là bộ lông độc đáo với những hoa văn tinh tế tựa như đồng tiền xếp chồng. Khi được ánh sáng mặt trời hay ánh sáng chiếu vào, bộ lông càng trở nên lấp lánh, rực rỡ hơn. Nhờ nét đặc trưng này, chim công được xem như biểu tượng của tài lộc, thu hút năng lượng tích cực, mang lại nhiều may mắn cho chủ nhân. 2. Ý nghĩa hình ảnh hoa đào Theo truyền thuyết xa xưa, hoa đào xuất hiện lần đầu tiên tại phía Đông Bắc núi Sóc Sơn, nơi trú ngụ của hai vị thần quyền năng Trà và Uất Lũy. Hai vị thần anh dũng này được giao trọng trách trấn giữ vùng đất, bảo vệ dân làng khỏi những thế lực tà ác, ma quỷ quấy nhiễu. Nổi tiếng với khả năng chế ngự yêu tinh, ma quái, hình ảnh hoa đào rực rỡ trở thành biểu tượng cho uy quyền của hai vị thần, khiến lũ yêu ma khiếp sợ, không dám bén mảng đến gần. Vào những ngày Tết, khi các vị thần Trà và Uất Lũy về chầu Ngọc Hoàng, lũ yêu ma lại có cơ hội hoành hành, gieo rắc rối cho dân làng. Để ngăn chúng, nhân dân đã bẻ cành đào cắm trước nhà để xua đuổi. Từ đó giữ được cuộc sống bình yên. Sở hữu sức sống mãnh liệt, hoa đào dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện môi trường, vươn lên mạnh mẽ và khoe sắc rực rỡ. Đặc điểm này tượng trưng cho tinh thần lạc quan, kiên cường của dân tộc ta trước mọi khó khăn, thử thách. Hơn thế nữa, hoa đào còn mang ý nghĩa về sự may mắn, tài lộc và đủ đầy, gieo vào lòng mỗi người niềm tin hy vọng về một tương lai tươi sáng, an khang thịnh vượng. 3. Ý nghĩa phong thuỷ của các sản phẩm gốm sứ hoạ tiết Công Đào Công Đào - bức tranh tuyệt tác hội tụ vẻ đẹp kiêu sa của đôi chim công với bộ lông đuôi dài rực rỡ đậu trên cành đào nở rộ tươi tắn - là một trong những biểu tượng phong thủy được đông đảo gia chủ yêu thích. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, thể hiện sự thanh tao, sang trọng, hình ảnh này còn ẩn chứa những ý nghĩa phong thủy sâu sắc, mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ. Về mặt phong thủy, Công Đào có tác dụng tuyệt vời trong việc thanh lọc, cân bằng năng lượng trong nhà. Hình ảnh chim công xua đuổi tà khí, bảo vệ gia chủ khỏi những điều thị phi, tai ương. Sức sống mãnh liệt của hoa đào mang đến nguồn năng lượng tích cực, thúc đẩy tài vận, giúp gia chủ gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp. 4. Một số mẫu sản phẩm gốm sứ hoạ tiết Công Đào đẹp mắt tại Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh Bình tài lộc gốm sứ men rạn đắp nổi Công Đào Bình hoa Công Đào đắp nổi vàng kim 24k Đĩa men rạn Công Đào Bình tỳ bà Bát Tràng Công Đào trắng Từ những thông tin mà Gốm sứ Phúc Lộc Viên Minh vừa cung cấp trên chắc hẳn bạn đọc đã nắm được ý nghĩa của hoạ tiết chim...

Vẻ đẹp lộng lẫy của hoạ tiết hoa Phù Dung trên các sản phẩm gốm sứ

Vẻ đẹp lộng lẫy của hoạ tiết hoa Phù Dung trên các sản phẩm gốm sứ

Hoa phù dung hay còn gọi là hoa mẫu đơn, với vẻ đẹp kiêu sa và quý phái, được mệnh danh là "Chúa của muôn hoa" hay "Bà chúa của các loài hoa". Trên gốm sứ, họa tiết hoa mẫu đơn không chỉ mang lại vẻ đẹp nghệ thuật mà còn chứa đựng ý nghĩa phong thủy đầy sâu sắc. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá ý nghĩa của họa tiết hoa mẫu đơn trên các sản phẩm gốm sứ nhé! 1. Chuyện kể về hoa phù dung Ngày xửa ngày xưa, chốn bồng lai tiên cảnh có một vị tiên nữ mang pháp hiệu Phù Dung. Nàng vốn hiền thục, nhân hậu,nhưng trên khuôn mặt luôn đượm nét buồn phiền. Biết vậy, Vương Mẫu thương yêu nàng hết mực, cho phép nàng một ngày hạ phàm dạo chơi non nước, giải khuây tâm hồn. Lạc bước trong cảnh đẹp trần gian, nàng đắm chìm quên lối, vô tình đánh mất lá bùa phi thiên - vật duy nhất giúp nàng trở về thiên đình. Bơ vơ, tuyệt vọng, nàng được Đông Tâm - một chàng tiều phu nghèo hiền lành đang sống cùng mẹ già yếu - cưu mang giúp đỡ. Dần dần, tình cảm giữa hai người nảy nở, họ yêu thương và gắn bó với nhau. Biết chuyện, Vương Mẫu nương nương xuống trần, hết lời khuyên bảo, ngăn cản nhưng không thể lay chuyển được tình yêu của họ. Bất lực, bà đành ra tay trừng phạt, buộc Phù Dung phải hóa thành phàm nam trở lại trần gian để tìm kiếm Đông Tâm. Sau hơn hai mươi năm rong ruổi, cuối cùng nàng cũng gặp lại Đông Tâm. Nhưng trớ trêu thay, lúc này chàng đã có vợ con đề huề. Nàng đau đớn, tan nát cõi lòng, rồi hóa thành một đóa hoa đẹp rực rỡ. Thương xót cho Phù Dung, Đông Tâm đêm đêm ra hoa than thở. Vương Mẫu thương cảm, sợ nàng đau khổ không thể siêu thoát, bèn hóa phép cho hoa chỉ nở vào buổi sớm và tàn khi đêm về. Từ đó, trên nhân gian xuất hiện loài hoa mang tên "Phù Dung", hay còn gọi là "hoa sớm nở tối tàn", như một biểu tượng cho tình yêu dang dở, đầy bi thương của nàng tiên Phù Dung. 2. Ý nghĩa hình ảnh hoa phù dung trong đời sống Từ xa xưa, hoa Phù Dung đã được biết đến như một biểu tượng của vẻ đẹp kiêu sa, đài cát, lộng lẫy, lay động lòng người. Nét đẹp ấy được ví như những nàng tiên đang uyển chuyển, mềm mại trong điệu múa trời. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ đẹp ấy, hoa Phù Dung lại chứa nhiều suy tư, ưu phiền. Theo quan niệm dân gian, hoa Phù Dung tượng trưng cho hình ảnh của những tiểu thư khuê môn, xuất thân từ gia đình quyền quý, được sống trong nhung lụa, sung túc từ thuở ấu thơ nhưng lại ẩn chứa nhiều u buồn, gò bó. Cuộc đời của họ bị gò bó bởi những quy tắc hà khắc, thiếu tự do, không được tự do lựa chọn và theo đuổi ước mơ, hoài bão của riêng mình. Hình ảnh hoa Phù Dung "sớm nở tối tàn" cũng ẩn dụ cho sự ngắn ngủi, mong manh của cuộc đời. Niềm vui, hạnh phúc chỉ như những đóa hoa nở rồi tàn, vội vã và đầy tiếc nuối. Nét đẹp kiêu sa nhưng ẩn chứa nhiều ưu phiền của hoa Phù Dung là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm nghệ thuật như gốm sứ, văn học,... đồng thời là lời nhắc nhở cho mỗi người về sự trân trọng, gìn giữ những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống ngắn ngủi này. 3. Ý nghĩa hình ảnh hoa phù dung trong phong thuỷ Hoa Phù Dung, hay còn gọi là Mộc Liên Hoa, từ lâu đã được xem như biểu tượng của sự trang nhã, sang trọng và lộng lẫy. Sở hữu nó trong nhà sẽ giúp gia chủ thu hút vượng khí, may mắn và tài lộc dồi dào. Điều thú vị là, trong tiếng Hán, "Phù Dung" đồng âm với "Phú Vinh", mang ý nghĩa giàu có và vinh hiển. Do vậy, hoa Phù Dung không chỉ đẹp mà còn ẩn chứa những ý nghĩa tốt đẹp về mặt phong thủy. Sự kết hợp của hoa Phù Dung với các loài hoa, vật phẩm khác cũng mang đến những ý nghĩa đặc biệt: Hoa Phù Dung và hoa Mẫu Đơn: tượng trưng cho "Vinh Hoa Phú Quý", mang đến may mắn, tài lộc và cuộc sống viên mãn. Hoa Phù Dung và chim Trĩ: biểu thị cho sự thịnh vượng, vương giả và giàu sang. Sự kết hợp này không chỉ gia tăng sinh khí cho con đường công danh sự nghiệp mà còn mang đến tình yêu lứa đôi viên mãn. Tóm lại, hoa Phù Dung không chỉ là một loài hoa đẹp mà còn là vật phẩm phong thủy mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. 4. Ý nghĩa hoạ tiết hoa phù dung trên các sản phẩm gốm sứ Nhờ những ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, hoa Phù Dung ngày càng được yêu thích và ứng dụng rộng rãi trong nghệ thuật trang trí tranh ảnh và chế tác gốm sứ. Các sản phẩm mang...

Bí ẩn phong thuỷ trong cảnh vẽ Lý Ngư Vọng Nguyệt trên gốm sứ

Bí ẩn phong thuỷ trong cảnh vẽ Lý Ngư Vọng Nguyệt trên gốm sứ

Lý ngư vọng nguyệt là áng hoa văn cổ được sử dụng nhiều trong chế tác đồ gốm sứ. Lấy cá chép là nguồn cảm hứng kết hợp với ánh trăng và hoa, tạo nên một cảnh tượng tráng lệ, mang nhiều tầng nghĩa. Đặc biệt là trong các vật phẩm phong thủy, cảnh lý ngư vọng nguyệt càng được đề cao giá trị. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa của đồ án hoa văn Lý ngư vọng nguyệt thông qua bài viết dưới đây nhé! 1. Giới thiệu về cảnh vẽ Cá Chép Trông Trăng - Lý Ngư Vọng Nguyệt 1.1. Nguồn gốc Lý ngư vọng nguyệt là tên gọi bằng tiếng Hán, có nghĩa là Cá chép ngắm trăng (Cá chép trông trăng). Tuy nhiều bức tranh chữ được thể hiện bằng Hán tự, nguồn gốc cảnh vẽ lại hoàn toàn xuất phát từ mảnh đất Việt Nam. Bức tranh "Lý Ngư Vọng Nguyệt" là một trong những tuyệt tác nghệ thuật độc đáo được vẽ trên giấy gió, thuộc dòng tranh dân gian Hàng Trống. Nơi đây vốn nức tiếng là làng nghề thủ công mỹ nghệ trứ danh, tọa lạc tại khu vực phố Hàng Nón, Hàng Trống, thủ đô Hà Nội. Tranh Hàng Trống đạt đến đỉnh cao phát triển vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hầu hết nội dung tranh xoay quanh các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, thể hiện đời sống tâm linh phong phú của người dân Việt Nam. Với những tầng nghĩa sâu sắc và giá trị to lớn trong tín ngưỡng phong thủy, Lý Ngư Vọng Nguyệt không chỉ giới hạn trong khuôn khổ tranh vẽ truyền thống. Hình ảnh cá chép ngắm trăng được tái hiện tinh tế trên nhiều vật phẩm khác nhau, từ tranh điêu khắc gỗ treo tường, tranh gốm sứ đến lục bình phong thủy bằng gốm sứ, góp phần tô điểm cho không gian sống thêm sang trọng và mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. 1.2. Ý nghĩa hình tượng cá chép Ý chí vượt khó, vươn lên Cá chép, loài cá nước ngọt quen thuộc, từ lâu đã được con người Việt Nam chọn làm biểu tượng cho ý thức vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống. Theo truyền thuyết, cá chép là loài vật duy nhất có thể vượt qua cửa ải Vũ Môn, hóa mình thành Rồng oai hùng, thể hiện ý chí kiên cường, nghị lực phi thường và khát vọng chinh phục thử thách. Vật linh giao hoà đất trời Trong tâm thức dân gian, hình ảnh cá chép còn gắn liền với vai trò là vật linh giúp con người kết nối với trời đất. Niềm tin về Táo Quân cưỡi cá chép về trời báo cáo Ngọc Hoàng ngày 23 tháng Chạp chính là minh chứng cho sự kết nối diệu kỳ này. Cá chép như cầu nối giữa thế giới trần gian và cõi thiêng liêng, mang theo những lời cầu mong về một năm mới an khang, thịnh vượng. Biểu tượng của sự sung túc, dư dả Trong tiếng Hán, cá chép đọc là “Lý Ngư” có phát âm giống giống với từ Hữu Dư. Mang ý nghĩa giàu có, có của ăn của để, là biểu tượng cho sự sung túc, đủ đầy, đại diện cho cuộc sống an nhàn, không lo thiếu thốn. Sự xuất hiện của cá chép trong nhà mang đến niềm tin về tài lộc dồi dào, may mắn liên tục, cuộc sống sung túc thịnh vượng. 1.3. Ý nghĩa hình tượng ánh trăng Bên cạnh hình ảnh cá chép, mặt trăng cũng là biểu tượng mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt trong bức tranh Lý Ngư Vọng Nguyệt. Ánh trăng - thi ca của đất trời, ẩn hiện sau màn sương đêm, mang đến vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình cho bức tranh. Hình ảnh cá chép ngắm trăng trong tranh Lý Ngư Vọng Nguyệt từ lâu đã trở thành đề tài tranh luận sôi nổi với nhiều cách lý giải khác nhau. Sự hoàn hảo Một số quan niệm cho rằng, ánh trăng dưới đáy hồ tượng trưng cho sự hoàn hảo, viên mãn mà con người không bao giờ đạt được. Giống như ánh trăng lung linh huyền ảo, chỉ có thể ngắm nhìn mà không thể chạm đến, sự hoàn hảo ấy luôn ẩn hiện, thôi thúc con người khao khát chinh phục nhưng cũng đầy chông gai thử thách. Hành trình hướng đến hoàn thiện Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng ánh trăng tượng trưng cho chính sự hoàn thiện, viên mãn mà con người luôn hướng tới và nỗ lực để đạt được. Cá chép ngắm trăng như lời khẳng định cho ý thức vươn lên, vượt qua giới hạn bản thân để chạm đến những giá trị cao đẹp nhất. 1.4. Ý nghĩa hình tượng hoa sen Trong tên Lý Ngư Vọng Nguyệt không nhắc tới hoa sen, thế nhưng hoa sen lại là hình ảnh không thể thiếu khi nhắc tới biểu tượng phong thủy này. Sen là “liên”, chỉ sự liên...

Khám phá ý nghĩa phong thủy của Lộc bình sứ Bát Tràng

Khám phá ý nghĩa phong thủy của Lộc bình sứ Bát Tràng

Lộc bình sứ Bát Tràng từ lâu đã trở thành vật phẩm trang trí quen thuộc trong mỗi gia đình Việt. Vừa là món đồ trang trí cho không gian ngôi nhà thêm trang trọng, tinh tế, vừa là vật phẩm phong thủy thu hút tài lộc. Bởi ông cha ta đã quan niệm rằng nhà có đôi lộc bình sứ Bát Tràng thì tài lộc theo đó sẽ ào ào mà đi vào, mang đến may mắn và bình an cho gia chủ. Vì vậy, đừng bỏ qua bài viết này của Phúc Lộc Viên Minh nếu bạn đang có ý định chọn một sản phẩm lộc bình sứ Bát Tràng phù hợp cho ngôi nhà của bạn nhé! 1.  Ý nghĩa của lọ lộc bình sứ Bát Tràng  Xưa kia, chỉ những gia đình quan viên quý tộc, các gia đình quyền quý mới có cặp lộc bình trang trí trong nhà. Lộc bình từ lâu đã được xem là một vật phẩm phong thủy chứa đựng nguồn "linh lực" cực mạnh, mang đến phú quý, tài lộc và may mắn. Tuy nhiên, ngày nay lộc bình đã trở thành "bảo vật" của nhiều gia đình, không còn lại một sản phẩm quá xa xỉ, hiếm hoi của tầng lớp giàu có, quý tộc. Mỗi gia đình khá giả đều có thể lựa chọn cặp lộc bình sứ phù hợp với ngôi nhà của mình.  Lộc bình sứ Bát Tràng mặc dù đã trở nên quen thuộc hơn với cuộc sống ngày nay, nhưng ý nghĩa phong thủy của nó không phải ai cũng hiểu đúng và hiểu rõ.  Trước tiên, lộc bình sứ Bát Tràng hay còn gọi là lục bình Bát Tràng là loại bình có dáng thân phình, cổ nhỏ, miệng bình loe rộng. Hiểu theo tâm linh phong thủy, phần thân phình to ở phần bụng thể hiện sự sung túc, no đủ và tài lộc dồi dào. Phần thân thon gọn ở phần cổ mang ý nghĩa gìn giữ, bảo quản tài sản, không bị thất thoát. Miệng bình loe rộng tượng trưng cho sự thu hút tài lộc và may mắn.Lộc bình sứ Bát Tràng có chiều cao đa dạng, lọ cao tượng trưng cho sự thăng tiến, phát triển, lọ thấp tượng trưng cho sự vững vàng, ổn định. Bên cạnh đó, lộc bình được họa lên các hoa văn và họa tiết đặc trưng của văn hóa Á Đông mang ý nghĩa thăng tiến, may mắn, bình an như Rồng, Phượng, Cá Chép, Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Phúc - Đức, Phú quý trường xuân, Lý ngư vọng nguyệt ...Cặp lộc bình họa Rồng, Phượng thường được các gia đình lựa chọn vì nó đại diện cho uy quyền, giàu sang, phú quý và mang đến sự sung túc, tiền bạc cho gia chủ. Ngoài ra còn có cặp lộc bình cá chép vượt vũ môn, tượng trưng cho sự thăng tiến, nhảy vọt về địa vị, tiền bạc. Các hoa văn, họa tiết được họa ở lộc bình không chỉ làm tăng thêm tính thẩm mỹ mà còn hội tụ trường năng lượng để người sở hữu nhận được nhiều vượng khí Ngoài ra, lộc bình còn biết đến là vật phẩm giúp cho mối quan hệ, tình cảm gia đình thêm đầm ấm, hạnh phúc, hòa thuận.  2. Bài trí lộc bình sứ Bát Tràng ở đâu cho hợp phong thủy? 2.1. Bài trí lộc bình ở phòng khách  Phòng khách là một không gian lý tưởng để đặt lộc bình sứ Bát Tràng. Hiện diện ở nơi thoáng, có nhiều ánh sáng và vị trí đẹp vừa tặng thêm sự sang trọng cho ngôi nhà vừa đem lại nhiều may mắn, cát tường cho gia chủ.  Bàn uống nước, hai bên kệ ti vi, khu vực trang trí của phòng,...là những vị trí phù hợp để bài trí lộc bình. Một lưu ý để vật phẩm phong thủy này đem lại nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ nhất là nên quay mặt chính diện của lộc bình ra ngoài. 2.2. Bài trí lộc bình ở phòng thờ  Phòng thờ là một không gian đòi hỏi sự uy nghiêm, tôn kính và trang trọng. Lộc bình ở phòng thờ càng làm tăng thêm sự uy nghi cho "nơi ngự" của gia tiên và mang đến nhiều ý nghĩa tâm linh tốt đẹp. Để kích hoạt vận may, thu hút tài lộc và công danh cho gia chủ, việc bài trí lộc bình cần được thực hiện đúng cách. Vị trí lý tưởng để đặt cặp lộc bình là hai bên bàn thờ, hướng mặt chính ra phía trước. Cách sắp xếp này không chỉ tôn lên vẻ đẹp của vật phẩm mà còn giúp phát huy tối đa linh lực phong thủy và ý nghĩa may mắn mà lộc bình...

Gốm sứ vẽ vàng: Nét đẹp hoàng gia cho không gian sống

Gốm sứ vẽ vàng: Nét đẹp hoàng gia cho không gian sống

Từ xa xưa, gốm sứ đã gắn liền với nền văn hóa Việt Nam. Gốm sứ vẽ vàng là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai chất liệu: gốm sứ và vàng. Gốm sứ mang đến sự thanh tao, tinh tế, trong khi vàng biểu hiện cho sự sang trọng, quý phái. Đây là một loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời, được tạo nên bởi bàn tay của những nghệ nhân điêu luyện và tài hoa. Hãy cùng Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu về loại sản phẩm gốm sứ cao cấp này nhé! 1. Gốm sứ vẽ vàng là gì? Gốm sứ vẽ vàng là một nét đẹp văn nghệ thuật đã xuất hiện từ thời Lý - Trần ở Việt Nam. Nghề gốm sứ Bát Tràng là một trong những làng nghề nổi tiếng nhất với kỹ thuật vẽ vàng tinh xảo. Thay vì sử dụng các loại màu bình thường, gốm sứ vẽ vàng được vẽ vàng lỏng lên bề mặt gốm sứ. Các nét vẽ vàng được những nghệ nhân lựa chọn có dụng ý, nhằm làm nổi bật nét đẹp của hoa văn, tạo thành điểm nhấn cho sản phẩm gốm sứ. Vàng được sử dụng là vàng 18k hoặc vàng 24k. Đặc biệt, các phôi gốm sứ vẽ vàng đều là những sản phẩm đẹp, chất lượng sản phẩm vượt trội nên càng nâng thêm giá trị của gốm sứ vẽ vàng so với các sản phẩm gốm sứ thông thường. 2. Gốm sứ vẽ vàng có gì đặc biệt? 2.1. Hoa văn họa tiết được trang trí Các sản phẩm gốm sứ vẽ vàng sở hữu hoa văn, họa tiết rất phong phú với hàng nghìn mẫu khác nhau. Các hoa văn truyền thống như rồng phượng, tứ linh, hoa sen, văn tự cổ,...trên các sản phẩm gốm sứ vẽ vàng đều được các nghệ nhân tỉ mỉ và điêu luyện vẽ bằng tay. Những nét vẽ chấm phá, tinh tế tạo nên sự sang trọng, quý phái mà không mất đi sự thanh tao vốn có của sản phẩm gốm sứ. Chính vì các chi tiết được thực hiện thủ công, nên mỗi sản phẩm đều sẽ là một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt, độc đáo.  2.2. Quy trình tạo nên sản phẩm gốm sứ cao cấp Không giống như quy trình sản xuất các sản phẩm gốm thông thường là trộn nguyên liệu, tạo dáng và nung gốm, gốm sứ vẽ vàng được sản xuất theo một quy trình đặc biệt khác là dung hóa ngưng kim vàng. Nhờ đó, gốm sứ được tạo ra không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật quý giá, bắt mắt mà còn an toàn cho người dùng khi sử dụng do hoàn toàn không chứa chì cũng như Cadmisium. Mọi loại độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người đã được loại bỏ qua quá trình tạo nên sản phẩm.  Một điều đặc biệt mà những nghệ nhân Bát Tràng chia sẻ, rằng muốn tạo nên sản sản phẩm gốm sứ vẽ vàng cuối cùng hoàn hảo thì sau công đoạn nung đốt người làm gốm phải tiến hành chọn lựa ra những sản phẩm chất lượng nhất và thực hiện thêm công đoạn vẽ vàng kim rồi thực hiện nung đốt ở nhiệt độc 1000 độ C trong 10 giờ. 3. Giá trị mà gốm sứ vẽ vàng đem lại Chế tác vàng giúp cho bề mặt gốm sứ thêm sáng bóng, sang trọng và tăng thêm yếu tố phong thủy, may mắn, thu hút tài lộc. Vẽ vàng có thể thực hiện với mọi họa tiết to nhỏ khác nhau. Đây cũng chính là điểm đặc biệt mà ít phương pháp chế tác nào làm được. Gốm sứ vẽ vàng mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho không gian sử dụng. Những đường nét hoa văn tinh xảo được vẽ bằng vàng tạo nên sự khác biệt, khiến sản phẩm gốm sứ sang trọng một cách nhẹ nhàng, không phô trương. Chính vì vậy, gốm sứ vẽ vàng thường được sử dụng để trang trí phòng khách, phòng ngủ, phòng thờ. Ngoài ra, đây cũng có thể là một món quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp trong các dịp lễ Tết, sinh nhật, tân gia... Với những ưu điểm vượt trội về chất lượng, thẩm mỹ và giá trị văn hóa, gốm sứ vẽ vàng luôn là lựa chọn hàng đầu cho những ai yêu thích sự tinh tế và sang trọng. Gốm sứ vẽ vàng mà đặc biệt là gốm sứ Bát Tràng sẽ là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo để tô điểm cho không gian sống của bạn thêm lung linh và đẳng cấp. Hy vọng những thông tin mà Phúc Lộc Viên Minh chia sẻ sẽ giúp bạn có...

Bí mật gốm sứ cổ - Làm sao để nhận biết chúng?

Bí mật gốm sứ cổ - Làm sao để nhận biết chúng?

Gốm sứ cổ là những món đồ vật có tuổi đời hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Với giá trị lịch sử và nghệ thuật đặc biệt, gốm sứ cổ không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà còn là chứng nhân của một thời kỳ lịch sử. Bài viết dưới đây của Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về gốm sứ cổ và cách nhận biết chúng. 1. Gốm sứ cổ là gì? Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những món đồ gốm sứ cổ vẫn lưu giữ nguyên vẹn giá trị nghệ thuật và văn hóa, mang đến cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về quá khứ và khơi gợi niềm tự hào về truyền thống nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Từng chiếc bình, chiếc đĩa, chiếc chén cổ đều mang trong mình dấu ấn thời gian, là minh chứng cho sự sáng tạo tinh xảo của những nghệ nhân gốm sứ tài hoa. Hoa văn độc đáo, hình dạng tinh tế cùng chất men rạn nứt, sần sùi tạo nên vẻ đẹp cổ kính, bí ẩn, khiến người ta say mê và trân trọng. Số lượng đồ gốm sứ cổ vô cùng hạn chế, thậm chí nhiều hiện vật chỉ có một không hai. Do vậy, giá trị của chúng không chỉ được đo bằng tiền bạc mà còn bởi niên đại xuất hiện, chất liệu làm nên và ý nghĩa lịch sử, văn hóa mà chúng mang lại. Chẳng hạn như, gốm sứ Lam Bát Tràng cổ là một trong những dòng gốm sứ được yêu thích nhất bởi màu men lam huyền bí, hoa văn tinh tế và chất lượng vượt trội. Sở hữu một món đồ gốm sứ Lam Bát Tràng cổ không chỉ là niềm tự hào mà còn góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy giá thành cao, nhưng giá trị tinh thần mà đồ gốm sứ cổ mang lại là vô giá. Nó là món quà ý nghĩa dành cho những người yêu thích nghệ thuật, trân trọng lịch sử và muốn sở hữu những vật phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian. 2. Giá trị của gốm sứ cổ trên thị trường hiện nay Giá trị của đồ gốm sứ cổ đến từ màu sắc, hoa văn, chạm khắc, lớp men. Những cổ vật còn nguyên vẹn, càng “cổ” thì càng có giá trị cao hơn và được nhiều người chú ý. Mỗi hiện vật gốm sứ cổ đều là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang trong mình nhiều giá trị quý giá: Giá trị văn hóa: Gốm cổ là minh chứng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Hoa văn, họa tiết trên gốm cổ phản ánh phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của người Việt Nam xưa. Giá trị lịch sử: Gốm cổ là những di vật quý giá giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc. Mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có những đặc điểm riêng biệt thể hiện qua gốm sứ. Giá trị thẩm mỹ: Gốm cổ sở hữu vẻ đẹp tinh tế, sang trọng với những đường nét hoa văn tinh xảo, màu men độc đáo. Giá trị sưu tầm: Gốm cổ là món đồ được nhiều người yêu thích sưu tầm bởi sự độc đáo, quý hiếm và giá trị lịch sử, văn hóa cao. Giá trị kinh tế: Gốm cổ là mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được nhiều người săn lùng và mua bán trên thị trường. Hiện nay, đồ cổ được bán trên thị trường với mức giá từ vài triệu đến hàng chục tỷ đồng. Thực tế, kinh doanh mặt hàng này đã giúp nhiều người thu được khoản lợi nhuận rất lớn.  Tùy thuộc vào góc độ tiếp cận của từng người, gốm sứ cổ sẽ có những giá trị khác nhau. Với những nhà nghiên cứu lịch sử, gốm cổ là nguồn tư liệu quý giá để nghiên cứu về quá khứ. Với những người yêu thích nghệ thuật, gốm cổ là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo để chiêm ngưỡng và thưởng thức. Với những nhà sưu tầm, gốm cổ là niềm đam mê và là tài sản quý giá. 3. Gốm sứ cổ qua các thời kỳ Gốm sứ thời nhà Minh Nổi tiếng trong lịch sử nghệ thuật gốm sứ Trung Hoa, gốm sứ thời Minh (1368 - 1644) đã ghi dấu ấn bởi những sản phẩm tinh xảo, mang đậm giá trị văn hóa và thẩm mỹ.  Đặc trưng nổi bật của gốm sứ thời Minh là xương gốm mỏng nhẹ, mịn màng, độ dày đồng đều, tạo nên cảm giác thanh tao, quý phái. Họa tiết trang trí phong phú, đa dạng, lấy cảm hứng từ thiên nhiên, cuộc sống và văn hóa Trung Hoa như nhân vật, lông vũ (phượng, thiên nga, công, hạc…), thực vật (hoa cúc, mẫu đơn, tùng, trúc, mai…), động vật (sư tử, rồng, kỳ lân, nai…). Điểm nhấn độc đáo của gốm sứ thời Minh còn là những nốt gỉ sắt trên lớp men trắng xanh. Gốm sứ thời nhà Nguyên Giai đoạn nhà Nguyên (1271 -...

Bộ sưu tập ấm chén Bát Tràng đẹp mắt được ưa chuộng nhất hiện nay

Bộ sưu tập ấm chén Bát Tràng đẹp mắt được ưa chuộng nhất hiện nay

Uống trà là một nét đẹp văn hóa của người Việt, được gìn giữ qua bao thế hệ. Bộ ấm chén gốm Bát Tràng không chỉ phục vụ trong gia đình mà còn là món quà tặng ý nghĩa trong các dịp lễ, Tết. Những sản phẩm này thể hiện tinh hoa nghệ thuật gốm sứ tại làng Bát Tràng, từ quá trình chọn nguyên liệu, tạo hình, trang trí cho đến việc nung gốm. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá về ấm chén Bát Tràng và các loại được ưa chuộng nhất hiện nay. 1. Sự ra đời của ấm chén Bát Tràng Văn hóa trà từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Hơn cả thức uống, chén trà là đầu câu chuyện, trà là cầu nối cho những tâm hồn đồng điệu, là nơi khởi nguồn cho những câu chuyện, là sợi dây gắn kết yêu thương giữa con người. Với người già, chén trà là thú vui tao nhã, là khoảng lặng bình yên để ngẫm nhìn cuộc sống, để hoài niệm về những tháng ngày đã qua. Nhấp một ngụm trà nóng, họ cảm nhận được dư vị của thời gian, của những thăng trầm cuộc sống. Với người trẻ, chén trà là chốn thanh tịnh để tâm hồn được an yên trước những xô bồ của cuộc sống. Nhấp một ngụm trà, họ cảm nhận được sự thanh tao, nhẹ nhàng, giúp họ xua tan đi những muộn phiền, lo âu. Nước trà ngon không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu pha trà mà còn cần ấm chén pha trà chất lượng. Và ấm chén Bát Tràng chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích thưởng thức trà. Ấm chén Bát Tràng được ra đời từ bàn tay tài hoa của những người nghệ nhân làng gốm truyền thống. Từng đường nét, họa tiết trên ấm chén đều được tỉ mỉ, trau chuốt, thể hiện sự tinh xảo và tâm huyết của người thợ. 2. Vài nét về ấm chén gốm sứ Bát Tràng Ấm chén Bát Tràng luôn chiếm vị trí đặc biệt trong lòng người yêu trà đạo và những ai trân trọng giá trị văn hóa Việt Nam. Nó không chỉ là vật dụng pha trà thông thường mà còn là biểu tượng cho nét đẹp tinh hoa nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Từng đường nét, họa tiết trên ấm chén đều được tạo tác thủ công bởi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân, thể hiện sự tỉ mỉ, trau chuốt và tâm huyết của họ. Quy trình sản xuất ấm chén Bát Tràng vô cùng cầu kỳ và phức tạp, trải qua nhiều công đoạn từ chọn lọc nguyên liệu, nhào nặn, tạo hình, trang trí cho đến nung gốm. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự kỹ lưỡng và cẩn thận, góp phần tạo nên chất lượng và giá trị cho sản phẩm. Ấm chén Bát Tràng có nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, từ phong cách truyền thống với những họa tiết hoa văn rồng phượng, hoa sen, cảnh quan thiên nhiên,... đến thiết kế hiện đại, phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay. Chất liệu gốm sứ cao cấp giúp ấm chén có độ bền cao, chịu nhiệt tốt, giữ nhiệt tốt và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Màu men sáng bóng, đều màu, cộng hưởng với hoa văn tinh xảo tạo nên vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho ấm chén Bát Tràng. 3. Tại sao ấm chén gốm sứ Bát Tràng được ưa chuộng Ngày nay, bộ ấm chén gốm sứ Bát Tràng không chỉ là vật dụng thông thường trong gia đình mà còn trở thành món quà tặng ý nghĩa trong các dịp lễ, Tết, hay những dịp đặc biệt. Sự kết hợp giữa tinh tế trong thiết kế và độ bền của gốm sứ Bát Tràng đã thu hút được sự quan tâm và yêu thích của nhiều người, cả trong nước và ngoài nước. 4. Các loại ấm chén Bát Tràng được ưa chuộng nhất hiện nay 4.1. Bộ ấm chén tử sa Bộ ấm chén tử sa Bát Tràng cao cấp là sản phẩm rất được khách hàng “săn đón”. Mỗi bộ gồm ấm pha trà, 6 hoặc 8 chén trà, một số bộ còn có thêm lọc trà và tống tử sa. Nung ở nhiệt độ cao, không tráng men, ấm chén sở hữu màu đất đỏ tao nhã, thích hợp cho bàn ngoài trời và pha trà mạn, trà lá,... 4.2. Bộ ấm chén bọc đồng Sản phẩm được bọc lớp đồng bên ngoài tạo nên sự sang trọng cho bộ ấm trà. Những nghệ nhân tài hoa của làng gốm Bát Tràng đã vận dụng kỹ thuật bọc đồng bên ngoài lên các bộ ấm chén men rạn, men lam sáng, men nâu, xanh lá, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và đa dạng. Đồng dùng để bọc có 2 loại là đồng vàng và đồng trắng. 4.3. Bộ ấm chén hoả biến Bộ ấm chén hoả biến Bát Tràng là những tác phẩm gốm sứ độc đáo, được tạo nên từ nghệ thuật điều chỉnh nhiệt độ nung, tạo màu...

Bỏ túi những mẹo sau khi chọn mua sản phẩm đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng chuẩn phong thuỷ

Bỏ túi những mẹo sau khi chọn mua sản phẩm đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng chuẩn phong thuỷ

Việc lựa chọn bộ đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng không chỉ đòi hỏi sự tinh tế mà còn cần có kiến thức và kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ. Đồ thờ cúng không chỉ là vật phẩm trang trí mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá những lưu ý quan trọng khi lựa chọn đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng. 1. Tầm quan trọng của việc chọn đồ thờ cúng Ý nghĩa tâm linh Từ bao đời nay, quan niệm về thế giới tâm linh đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Cha ông ta từ xa xưa luôn tin rằng, người đã khuất vẫn tiếp tục tồn tại ở một thế giới khác, thường được gọi là Âm phủ. Nơi đây tuy vô hình nhưng lại song song tồn tại với thế giới hiện tại, nơi dương thế mà chúng ta đang sinh sống. Chính vì sự tồn tại song song này mà người đã khuất không hoàn toàn tách biệt khỏi thế giới dương thế. Để duy trì mối liên hệ với thế giới bên kia, chúng ta cần thực hiện những nghi lễ thờ cúng, dù chỉ đơn giản nhất là thắp hương hàng tháng. Khi nén hương được thắp lên, nó như một cây cầu vô hình nối liền hai thế giới, tạo nên sự kết nối giữa cõi âm và cõi dương. Qua đó, linh hồn của tổ tiên có thể trở về nhà, sum vầy cùng con cháu, hưởng những lễ vật mà con cháu dâng cúng bằng cả tấm lòng chân thành, đồng thời cũng qua đó mà biết về cuộc sống của con cháu, phù hộ cho con cháu có được may mắn và hạnh phúc. Giá trị thẩm mỹ Bên cạnh ý nghĩa tâm linh thiêng liêng, đồ thờ cúng còn mang giá trị thẩm mỹ cao, góp phần làm đẹp cho không gian thờ cúng trong mỗi gia đình. Giữa muôn vàn lựa chọn, đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng luôn chiếm vị trí ưu tiên bởi sự tinh tế và sang trọng mà nó mang lại. Nổi tiếng với kỹ nghệ sản xuất lâu đời cùng bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề, gốm sứ Bát Tràng đã thổi hồn vào từng sản phẩm đồ thờ cúng, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Họa tiết tinh xảo, được thể hiện qua các hoa văn rồng phượng, sen cò, triện tháp,... kết hợp với màu men lộng lẫy, từ men rạn cổ điển đến men ngọc sang trọng, tạo nên vẻ đẹp truyền thống và đẳng cấp cho không gian thờ cúng. Đảm bảo phong thuỷ Phong thủy từ lâu đã được xem là yếu tố quan trọng chi phối vận mệnh, tài lộc của mỗi gia đình. Việc bài trí đồ thờ cúng hợp phong thủy không chỉ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên mà còn góp phần mang lại bình an, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Mỗi sản phẩm đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng đều ẩn chứa nguồn năng lượng tích cực, giúp cân bằng và hài hòa các yếu tố phong thủy trong nhà. Bình hoa, lọ hoa với thiết kế độc đáo, đầy đặn thu hút sự sung túc, thịnh vượng. Lư hương tỏa khói nghi ngút tượng trưng cho sự thanh tịnh, bình an, giúp hóa giải tà khí, mang lại may mắn cho gia chủ. Bộ chén dùng để dâng nước thể hiện lòng hiếu thảo, đồng thời mang ý nghĩa phong thủy về sự sum vầy, gắn kết trong gia đình. Sự truyền thống và tính kế thừa Đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng không chỉ là những sản phẩm mang tính chất sử dụng mà còn là những tác phẩm nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống và tính kế thừa. Việc chọn mua đồ thờ cúng từ làng gốm Bát Tràng cũng là cách giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.  Dù cho có cần đến sự phù hộ của tổ tiên hay không, thì mỗi con người sinh ra trên cõi đời này đều không thể chối bỏ nguồn cội của mình. Cha mẹ, ông bà và tổ tiên chính là những bậc giác ngộ, là những người đã khai sinh ra chúng ta, ban cho ta hình hài và cuộc sống.. Uống nước nhớ nguồn từ bao đời nay đã luôn là một truyền thống mà người Việt ta trân quý và tự hào. Vì vậy, tưởng nhớ tổ tiên không chỉ để mong cầu được phù hộ, mà đó còn là sự thành kính và biết ơn, là nét văn hóa đẹp cần giữ gìn. Hơn thế nữa, thờ cúng còn là một sinh hoạt văn hóa đậm tính nhân văn trong mỗi gia đình Việt Nam. Những dịp cúng bái, giỗ chạp là lúc con cháu quây quần bên nhau, ôn lại những kỷ niệm, chia sẻ những câu chuyện và cùng...

4 Cách đơn giản nhận biết đồ gốm sứ nhiễm chì tại nhà

4 Cách đơn giản nhận biết đồ gốm sứ nhiễm chì tại nhà

Chì là một kim loại nặng thường được sử dụng trong sản xuất công nghiệp. Với nhiều đặc tính ưu việt, ngày nay không hiếm các cơ sở sản xuất gốm sứ dùng chì như một thành phần màu trong tráng men đặc biệt là tạo màu đỏ vàng hoặc thêm chì vào thành phần làm gốm sứ để giảm nhiệt độ nung. Tuy nhiên, chì ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Việc lạm dụng chì trong sản xuất gốm sứ sẽ khiến sản phẩm có tồn dư hàm lượng chì cao, gây tác hại tới hệ thần kinh và nhiều hệ lụy khác khi người dùng sử dụng một thời gian dài, đặc biệt là trẻ em. Vậy làm thế nào để nhận biết sản phẩm gốm sứ nhà bạn có bị nhiễm chì hay không? Hãy cùng Phúc Lộc Viên Minh áp dụng 4 mẹo đơn giản sau để kiểm tra đồ dùng gốm sứ trong gia đình bạn nhé! 1. Cách kiểm tra gốm sứ tại nhà 1.1. Sử dụng giấm ăn  Cách thực hiện:  Ngâm sản phẩm gốm sứ vào dung dịch dấm ăn trong khoảng 15 - 30 phút  Do dấm ăn có tính axit cao, bạn hãy quan sát sựt hay đổi màu sắc của dung dịch và sản phẩm Ưu điểm và nhược điểm:  Ưu điểm: Nếu sản phẩm trắng ra, dung dịch đổi màu có thể xác định đó là gốm sứ nhiễm chì  Nhược điểm: Cách này có thể không phản ánh đầy đủ tình trạng nhiễm chì và không thích hợp cho mọi loại gốm sứ. Có thể làm hỏng lớp tráng men của sản phẩm gốm sứ. 1.2. Kiểm tra bằng nước  Cách thực hiện:  Nhỏ một vài giọt nước vào phần không tráng men của sản phẩm, ví dụ nếu là chén uống trà có thể là phần lòng chén hoặc trôn chén Quan sát tốc độ hút nước và thấm vào sản phẩm  Ưu điểm và nhược điểm:  Ưu điểm: Thấy rõ được tốc độ hút nước, thể hiện chất lượng và độ chân thực của sản phẩm. Nhược điểm: Không phản ảnh trực tiếp về việc nhiễm chì và phụ thuộc vào từng loại gốm cụ thể 1.3. Gõ vào sản phẩm để kiểm tra tiếng vang  Cách thực hiện:  Gõ vào sản phẩm và nghe tiếng vang. Sản phẩm gốm sứ chất lượng sẽ kêu coong coong, sản phẩm pha chì chất lượng thấp sẽ có tiếng đục và nhỏ hơn. Ưu điểm và nhược điểm:  Ưu điểm: Đơn giản và nhanh chóng, có thể dễ dàng nhận biết độ chất lượng của gốm sứ. Hạn chế: Chỉ xác định được một khía cạnh của chất lượng gốm sứ, không liên quan trực tiếp đến nhiễm chì 1.4. Sử dụng Test Kit kiểm tra chì  Cách thực hiện:  Chuẩn bị một bộ Test Kit kiểm tra chì dành cho gốm sứ  Thực hiện theo hướng dẫn của Test Kit để kiểm tra lượng chì trong gốm sứ  Kết quả từ Test Kit sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức độ chì trong sản phẩm  Ưu điểm và nhược điểm:  Ưu điểm: Kết quả chính xác, trực quan hơn các phương pháp chỉ dựa vào quan sát thông thường  Nhược điểm: Tốn nhiều chi phí hơn, cần thực hiện quá trình kiểm tra cẩn thận để kết quả chính xác nhất 2. Những lưu để sử dụng đồ gốm sứ thẩm mỹ, an toàn 2.1. Chú ý đến lớp men bên ngoài  Men sứ có màu sắn đồng đều và tự nhiên thể hiện một sản phẩm có chất lượng tốt. Nếu sản phẩm bị biến đổi màu, lớp men bị bong tróc hoặc có vết nứt lớn sản phẩm có thể bị pha trộn nhiều tạp chất độc hại trong quá trình sản xuất, làm chất lượng sản phẩm kém. Các sản phẩm giá rẻ, thường được nhập từ Trung Quốc thường được pha thêm chì để tiết kiệm chi phí nung. Do đó, sản phẩm sản xuất ra mẫu mã tuy bắt mắt nhưng chất lượng sản phẩm kém, nhiễm hàm lượng chì cao. 2.2. Chú ý khi sử dụng đồ gốm sứ trong nấu nướng Một số sản phẩm gốm sứ được tráng men để tránh thấm nước và tạo độ bóng. Những món ăn có độ axit cao như cà chua, dưa muối... cần phải hạn chế nấu nướng, ngâm trong các nồi, hũ gốm sứ có tráng men. Các chất độc hại trong lớp men có thể hòa tan vào thức ăn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Bên cạnh đó, không nên sử dụng đồ gốm sứ trong lò vi sóng. Khi sử dụng trong lò vi sóng, nhiệt độ cao có thể khiến chì nhiễm vào thức ăn, gây ngộ độc chì. Ngoài ra, một số sản phẩm gốm sứ có thể chứa kim loại hoặc các thành phần khác có phản ứng với...

Gốm sứ nung lò củi - Nét đẹp hoang sơ thời hiện đại

Gốm sứ nung lò củi - Nét đẹp hoang sơ thời hiện đại

Hiện nay, gốm sứ chủ yếu được nung bằng lò ga hoặc lò điện vì tính kinh tế, chỉ còn rất ít lò gốm còn duy trì nung lò củi và nhất là nung lò củi với những sản phẩm cao cấp vì tỉ lệ thành phẩm rất thấp và chất lượng sản phẩm không đồng đều. Tuy nhiên, trong khi gốm sứ nung ga phổ biến và tiện lợi, thì gốm sứ nung lò củi với vẻ đẹp hoang sơ và độc đáo lại mang đến những nét đẹp riêng biệt, đầy sức hút và chứa đựng giá trị nghệ thuật cao. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh khám phá sự khác biệt và lý do tại sao gốm sứ nung lò củi vẫn được đánh giá cao đến vậy. 1. Gốm sứ nung lò củi là gì? Gốm sứ nung củi - phương pháp nung gốm lâu đời nhất, nơi những tác phẩm nghệ thuật được thai nghén từ lửa và tro tàn. Nung củi hay còn gọi là nung hoàn nguyên, là một nghệ thuật tinh tế đòi hỏi sự sáng tạo, kiểm soát và tâm huyết của người nghệ nhân. Quá trình nung được diễn ra trong môi trường thiếu oxy, củi được đốt cháy tạo ra nhiệt độ cao, nung chảy gốm sứ và tạo nên những biến đổi hóa học kỳ diệu, mang đến cho gốm vẻ đẹp độc đáo không thể sao chép. Đấy là lý do vì sao lại có nhiều người yêu thích đồ gốm sứ nung củi đến như vậy. Màu thời gian chính là chất màu mà lò củi tạo nên cho gốm, một vẻ đẹp trầm mặc, sâu lắng, như chính bản chất của gốm vốn dĩ vậy.  2. Gốm sứ nung ga hoặc điện là gì? Phương pháp nung bằng ga hoặc điện này còn được gọi là nung oxy hoá. Nói đơn giản rằng, nếu trong quá trình nung mà không khí trong lò ở dạng no Oxy thì quá trình nung này được gọi là Nung Oxy hóa , còn ngược lại thông qua kỹ thuật kiểm soát, để không khí trong lò đói Oxy dẫn tới sự biến đổi hóa học trên gốm sứ, gọi là nung hoàn nguyên như đã đề cập ở phần trước. Lò gas là bước tiến của ngành gốm sứ ra đời năm 2006. Đây là kiểu lò nung mới ít gây ô nhiễm, không tạo ra tro và khói, rất ít bụi. thời gian nung sản phẩm bằng gas được rút ngắn hơn so với việc sử dụng công nghệ thủ công như nung bằng than hay bằng củi… vì vậy đã giúp tiết kiệm được thời gian nung. Cho đến hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất gốm sứ đều sử dụng lò nung bằng điện. Đây là một phương pháp thay vì sử dụng củi, nó sẽ sử dụng các trục đốt điện hoặc hố nhiệt điện để tạo ra nhiệt độ cần thiết để nung gốm sứ. Nhiệt độ sẽ được kiểm soát dễ dàng và chính xác bằng hệ thống điện tử để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng. Do đó, phương pháp này thường được ưa chuộng trong sản xuất hàng loạt sản phẩm gốm sứ. 3. Đặc trưng của gốm sứ nung lò củi Những sản phẩm độc bản Nung hoàn nguyên, trái ngược với nung oxy hóa, diễn ra trong môi trường "đói" oxy. Lửa thiêu đốt, ép lấy oxy từ men và sương thai của gốm, vì vậy lớp men trên bề mặt gốm hoặc chính trên bề mặt gốm không phủ men sẽ xảy ra quá trình biến đổi hóa học, hoàn nguyên ra những kết cấu phân tử mới, nguyên khoáng qua quá trình nung luyện ở nhiệt độ cao mới có thể hình thành cảm giác bề mặt gốm có độ sâu, ấm và biến hóa ngẫu nhiên còn với sứ thì có độ trong, sâu, dịu như ngọc. Phương pháp nung lò củi giúp tạo ra các sản phẩm gốm sứ độc bản, không bản nào giống bản nào và có giá trị sưu tầm cao. Có lẽ, ít ai biết rằng, vẻ đẹp đặc trưng của những sản phẩm gốm sứ nung củi này còn được tạo nên nhờ lớp men tro. Bởi chỉ cần với nhiệt độ đủ cao cần thiết, tro có thể trở thành lớp men cho đồ gốm sứ. Trong quá trình nung, tro sẽ bám lên bề mặt tác phẩm, sau khi được nung liên tục dưới nhiệt độ 1300-1500 độ, nó sẽ chảy thành men và tạo ra các lớp kết tinh vô cùng độc đáo và thú vị. Hoàn hảo trong sự gồ ghề, thô giáp trong sự chỉn chu. Ở đây vừa có sự chỉn chu mà không đánh mất sự mộc mạc tự nhiên, vừa có sự cầu toàn, mà lại không cứng...

Chú ý ngay những điều sau để đồ gốm được lâu bền

Chú ý ngay những điều sau để đồ gốm được lâu bền

Từ xa xưa, gốm sứ đã trở thành vật dụng quen thuộc trong đời sống con người, đặc biệt là trong gian bếp với những chiếc bát đĩa, cốc chén, nồi niêu,... Dù ngày nay có vô vàn vật liệu mới được phát minh, gốm sứ vẫn giữ vị trí ưu tiên trong lòng nhiều người bởi vẻ đẹp mộc mạc, tinh tế và sự an toàn cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để sử dụng gốm sứ một cách an toàn, sạch sẽ và bền lâu? Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh sẽ chia sẻ ngay những bí quyết hữu ích dành cho bạn. 1. Giai đoạn lựa chọn và mua các sản phẩm từ gốm Khi chọn mua gốm sứ, điều cốt lõi là bạn cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Gốm sứ Bát Tràng, nổi tiếng với truyền thống lâu đời và chất lượng vượt trội, luôn là lựa chọn sáng suốt và đáng tin cậy. Tiếp theo, hãy dành thời gian kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt sản phẩm. Gốm sứ chất lượng cao thường sở hữu bề mặt mịn màng, không có vết nứt, vết mẻ hay các khuyết điểm khác. Bên cạnh yếu tố chất lượng, tính thẩm mỹ cũng đóng vai trò quan trọng. Hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp với phong cách nội thất của bạn, tạo nên sự hài hòa, tinh tế và sang trọng cho không gian sống. 2. Giai đoạn trước khi sử dụng đồ gốm Đồ gốm được làm từ đất sét và nung ở nhiệt độ vừa phải, nên có tính thấm hút cao. Để tránh lưu mùi, lưu vết bẩn và thấm nước trong quá trình sử dụng, bạn cần xử lý đồ gốm mới trước khi dùng. Cách thực hiện: Đổ nước vo gạo vào nồi. Có thể thay thế bằng dung dịch pha nước với bột mì hoặc bột khoai tây (nồng độ tương tự nước vo gạo). Cho đồ gốm vào nồi và đun sôi bùng trong 3-5 phút. Tắt bếp và để nguội. Vớt đồ gốm ra, rửa sạch và phơi khô. Riêng đối với nồi đất, nồi gốm: Đổ 8 phần nước vào nồi và cho thêm 1 muỗng cơm. Hoặc thay bằng bột khoai tây (khoảng 1 muỗng canh). Đun sôi lăn tăn (đối với cơm) hoặc sôi bùng (đối với bột khoai tây). Tắt bếp và để nguội. Rửa sạch nồi và phơi khô. Ngoài ra, bạn có thể luộc hoặc ngâm đồ gốm trong nước sôi hoặc nước thường trước khi sử dụng để làm sạch. Việc này giúp loại bỏ bụi bẩn và tạp chất còn sót lại sau quá trình sản xuất, lưu kho và vận chuyển. Lưu ý: Không nên sử dụng đồ gốm mới ngay khi mua về vì bề mặt có thể còn tồn dư chất bẩn và độc hại cho sức khỏe. Với những bí quyết đơn giản trên, bạn có thể dễ dàng xử lý đồ gốm mới và sử dụng an toàn, hiệu quả. 3. Giai đoạn trong quá trình sử dụng đồ gốm Đồ gốm có thể bị biến màu theo thời gian do tính chất thấm hút. Để hạn chế biến màu và giữ cho đồ gốm luôn đẹp như mới, bạn hãy: Rửa sạch và lau khô đồ gốm trước mỗi lần sử dụng để giảm thiểu khả năng bám dính và thấm hút. Tránh sử dụng đồ gốm có lớp men chứa kim loại như vàng, bạc, platinum. Dấu hiệu dễ nhận biết là những đồ trang trí có màu sắc sặc sỡ, viền vàng,... Hạn chế đựng thức ăn nặng mùi hoặc chất lỏng đậm màu trong đồ gốm lâu ngày vì mùi hoặc màu có thể thẩm thấu sang đồ gốm. Tránh sử dụng đồ gốm sứ tiếp xúc với môi trường có tính kiềm, axit vì các chất này có thể làm phân hủy nhiều nguyên tử trên bề mặt đồ gốm, các chất này sẽ nhanh chóng bị hòa cùng với thức ăn, nước uống và đi vào cơ thể người rất có hại cho sức khỏe. 4. Giai đoạn sau khi sử dụng Sau khi sử dụng, hãy rửa sạch đồ gốm bằng nước rửa chén thông thường. Tránh dùng đồ cứng, sắc như cọ sắt để chà xát vì dễ làm xước, hỏng bề mặt gốm. Để đánh bay những vết bẩn cứng đầu, bạn có thể sử dụng: Baking soda, Miếng bọt xốp Melamine Sponge, Muối, Chanh, Giấm hoặc đồ tẩy rửa chuyên dụng cho bát đĩa. Không ngâm bát đĩa, cốc chén bẩn lâu trong bồn, chậu vì dễ thấm hút chất bẩn, mất vệ sinh, dễ sinh nấm mốc và làm ố vàng đồ gốm. 5. Cách bảo quản Làm khô vật dụng trước khi cất nếu không sử dụng thường xuyên. Độ ẩm cao dễ sinh mùi hôi và nấm mốc. Đặc biệt, với bát không tráng men phần trôn, hãy úp ngược để khô hoàn toàn. Lót giấy hoặc vải mềm giữa các lớp khi xếp chồng bát đĩa để tránh xước bề mặt. Phơi ngoài trời nắng khi cất giữ đồ gốm lâu ngày. 6. Cách xử lý khi gặp vấn đề 6.1. Vết bẩn, vết ố Khi gặp vấn đề này, bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng dành cho bát, đĩa để làm sạch. Ngoài ra, còn có 1 số cách sau: Thường xuyên rửa sạch, phơi dưới ánh nắng mặt trời Với những vết bẩn do trà hay cà phê có thể dùng...

Một số kỹ thuật trang trí trên đồ gốm sứ độc đáo

Một số kỹ thuật trang trí trên đồ gốm sứ độc đáo

Mỗi triều đại, mỗi giai đoạn lịch sử lại ẩn chứa những dấu ấn riêng biệt trên từng tác phẩm gốm sứ. Kỹ thuật trang trí trên gốm sứ không chỉ đơn thuần là điểm tô, mà còn là lời kể về văn hóa, xã hội và đời sống tinh thần của người dân trong từng thời kỳ. Hãy cùng Gốm Sứ Phúc Lộc Viên Minh tìm hiểu kĩ hơn về từng loại kỹ thuật trang trí gốm sứ trong bài viết dưới đây nhé. 1. Kỹ thuật trang trí gốm sứ là gì?  Kỹ thuật trang trí gốm sứ là nghệ thuật sử dụng hoa văn, họa tiết trang trí để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Và những người thợ trang trí gốm sứ chính là những nghệ nhân. Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi dòng sản phẩm đều sở hữu những kỹ thuật trang trí đặc trưng riêng biệt tạo nên dấu ấn riêng cho từng chủng loại, từng mẫu mã. 2. Một số kỹ thuật trang trí gốm sứ cơ bản Để có những sản phẩm gốm sứ chất lượng và có tính mỹ quan cao, sau công đoạn chế tác ban đầu, người nghệ nhân làng gốm cần phải tiến hành trang trí cho sản phẩm.  Các họa tiết được trang trí trên gốm sứ Bát Tràng thể hiện những chủ đề rất thân thuộc với người dân. Đó chính là hình ảnh của thiên nhiên, con người và các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, nên khi vẽ lên mặt gốm họ không hề sao chép vụng về mà dựa vào trí nhớ, bắt lấy cái thần của sự vật bằng nét điển hình, chọn lọc. Có đa dạng các phương pháp khác nhau để vẽ trên gốm sứ từ truyền thống đến hiện đại. Phong cách truyền thống thường sử dụng các kỹ thuật vẽ tay hoặc vẽ bằng cọ để tạo ra những hình ảnh tinh tế và chi tiết trên bề mặt sứ. Trái ngược với đó, phong cách hiện đại thường kết hợp sự sáng tạo với công nghệ, từ việc sử dụng máy in đến kỹ thuật sơn phủ để tạo ra những mẫu thiết kế độc đáo và đầy ấn tượng. Dưới đây là một số kỹ thuật trang trí cơ bản trên những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng: 2.1. Chạm và khắc cẩn Kỹ thuật chạm và khắc cẩn là những bước khởi nguồn quan trọng trong lịch sử gốm sứ. Từ thời đại thạch khí, người Trung Quốc đã sáng tạo ra loại gốm đen, với men có ứng dụng kỹ thuật này. Những đường chạm sâu và ăn khuyết vào lớp trong của bình, tạo nên các đường lằn khắc độc nhất. Để tạo ra những tuyệt tiết này, người thợ đã sử dụng đục bằng tre vót bén vì thưở ấy chưa có dao thép để đục sắt. Kỹ thuật chạm và khắc cẩn không chỉ đơn thuần là trang trí mà còn là biểu hiện cho tâm hồn và truyền thống văn hóa của người làm gốm. Mỗi đường nét chạm khắc đều mang theo câu chuyện, lịch sử và thậm chí là triết lý của một thời đại. Vì vậy, kỹ thuật chạm và khắc cẩn được xem là nền tảng cho nghệ thuật gốm sứ và trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.  2.2. Ám hoạ Ám hoạ, một tuyệt kỹ trang trí gốm sứ xuất xứ từ kinh kỳ Trung Hoa, là minh chứng cho sự tinh tế và điêu luyện của những nghệ nhân tài ba. Bí mật nằm ở những hoa văn ẩn giấu dưới lớp men. Chỉ khi rót nước trà đậm hoặc rượu vào, hoa văn mới hiện ra một cách tinh tế và độc đáo. Bởi phong cách này chủ yếu thể hiện sự chênh lệch sâu và nông của các chi tiết, tùy thuộc vào ý đồ của người tạo nghệ thuật.  Quá trình thực hiện phương pháp ám hoa vô cùng phức tạp và đòi hỏi sự tinh thông và tay nghề cao. Sau khi chế tác, phơi và làm khô, nghệ nhân sẽ sử dụng các công cụ nhọn để khắc hoạ hoa văn và họa tiết lên gốm, sau đó phủ lớp men bên ngoài lấp đi mọi vết nứt và kẽ chạm trên bề mặt, do đó, nếu không quan sát kỹ, người ta sẽ không nhận ra sự tồn tại của bất kỳ hoa văn nào trên sản phẩm. Ám họa trở nên đặc biệt thông dụng vào thời Minh và tiếp tục được ưa chuộng ở thời Thanh. 2.3. Đồ Pháp Lam Pháp lam Huế, một biểu tượng văn hóa không thể tách rời với di sản thế giới của Cố đô Huế. Kỹ thuật tráng men độc đáo này được thực hiện trên nền kim loại, thường là đồng, tạo nên những sản phẩm vừa đẹp mắt vừa bền bỉ. Người nghệ nhân sẽ vẽ những họa tiết tinh xảo lên bề mặt sành, sau đó viền xung quanh bằng kim loại quý như vàng, đồng hoặc bạc. Tiếp theo, họ sẽ tráng men đều đặn và dày lên bề...

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ